Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Ðúng 4 tuần lễ nữa, Thủ Tướng Phan Văn Khải của Việt Nam sẽ sang thăm Hoa Kỳ, trở thành nhân vật cao cấp nhất trong giới lãnh đạo Hà Nội đến thăm quốc gia từng có thời là thù nghịch.

Trong thời gian có mặt tại Washington, ông Khải sẽ được Tổng Thống George W. Bush tiếp tại Nhà Trắng, làm việc với các vị Dân Biểu, Nghị Sĩ Mỹ và đọc một bài diễn văn quan trọng kêu gọi đầu tư.
Trước biến chuyển chính trị quan trọng sắp xảy ra cho mối quan hệ giữa hai nước, Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là ông Michael Marine đã dành cho Ban Việt Ngữ chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt sau đây. Cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện.
Biến thù thành bạn
Nguyễn Khanh: Biến thù thành bạn. Câu hỏi đầu tiên của chúng tôi là liệu chúng ta đã sẵn sàng để mở một chương mới cho mối quan hệ Mỹ-Việt?
Michael Marine: tôi không tin là sẽ có những biến chuyển thật lớn để khởi đầu cho chương sử mới trong mối quan hệ giữa hai nước. Những gì đã xảy ra trong 10 năm qua là những bước tiến từ từ để mở rộng quan hệ, dù mức tiến có nhanh hơn nhiều người nghĩ là có thể làm được.
Tôi không tin là sẽ có những biến chuyển thật lớn để khởi đầu cho chương sử mới trong mối quan hệ giữa hai nước.
Tôi dự đoán tiến triển đó sẽ được tiếp tục. Nhưng tôi không thấy có thay đổi nào lớn, tôi chỉ nhìn thấy quan hệ giữa hai nước sẽ được mở rộng và bền chặt hơn.
Nguyễn Khanh: hiện giờ, Hoa Kỳ mong đợi gì ở phiá Việt Nam?
Michael Marine: Hoa Kỳ mong đợi gì ở Việt Nam? Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong vùng về kinh tế, về thương mại, cũng như về chiến lược và chính trị, về những vấn đề có tầm mức toàn cầu, kể cả vấn đề chống khủng bố, vấn đề hợp tác bài trừ các tổ chức buôn bán ma túy xuyên quốc gia, các vấn đề liên quan đến y tế. Chúng tôi muốn hợp tác với Việt Nam và mong Việt Nam hợp tác với chúng tôi.
Việt Nam mong đợi gì?
Nguyễn Khanh: trong những lần tiếp xúc với các giới chức Việt Nam, họ có cho ông biết là họ mong đợi gì ở phía Mỹ không? Ông có thể tiết lộ được không?
Michael Marine: tôi nghĩ điều đầu tiên và quan trọng nhất mà phía Việt Nam muốn là có quan hệ gần hơn nữa với Hoa Kỳ. Họ muốn quan hệ hai bên được mở rộng. Nói thẳng ra thì nền tảng của mối quan hệ hiện giờ là quan hệ về thương mại và kinh tế.
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, điều đó quan trọng cho Việt Nam cũng như cho giới lãnh đạo Việt Nam khi họ hoạch định kế hoạch cho quốc gia, để từ đó mối quan hệ phát triển thêm.
Nhưng cũng có những hợp tác rất quan trọng trong những lãnh vực khác nữa như trao đổi giáo dục, trao đổi chuyên môn, chẳng hạn như hợp tác y tế mà tôi đã nói, và ngay cả hợp tác về quân sự.
Hợp tác quân sự
Nguyễn Khanh: nói về hợp tác quân sự giữa hai nước. Ông Ðại sứ cũng rõ là cách đây 48 giờ đồng hồ, Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush và Tổng Thống Hamid Karzai của Afghanistan đã ký kết với nhau Bản Hiệp Ước Ðối Tác Chiến Lược.
Vào tháng tới khi đón Thủ Tướng Phan Văn Khải ở Nhà Trắng, liệu hai nhà lãnh đạo Việt-Mỹ có ký kết một hiệp ước tương tự hay không?
Quan hệ về quân sự cũng đang được mở rộng, đặc biệt là trong 2 năm qua và có triển vọng sẽ tăng hơn nữa, bao gồm cả việc ký kết tham gia chương trình huấn luyện quân sự do Hoa Kỳ thực hiện cho sĩ quan nước ngoài, được gọi là IMET, dưới hình thức huấn luyện Anh Ngữ và huấn luyện cho những sĩ quan trung cấp của Việt Nam tại các căn cứ ở tại Mỹ.
Michael Marine: theo tôi biết thì không có kế hoạch ký kết một hiệp ước như vậy. Ðiều hai bên sẽ làm là đưa ra một bản thông cáo chung, ghi nhận thành quả của mối quan hệ và triển vọng tương lai.
Quan hệ về quân sự cũng đang được mở rộng, đặc biệt là trong 2 năm qua và có triển vọng sẽ tăng hơn nữa, bao gồm cả việc ký kết tham gia chương trình huấn luyện quân sự do Hoa Kỳ thực hiện cho sĩ quan nước ngoài, được gọi là IMET, dưới hình thức huấn luyện Anh Ngữ và huấn luyện cho những sĩ quan trung cấp của Việt Nam tại các căn cứ ở tại Mỹ.
Vấn đề này được thực hiện từ từ, nhưng sẽ được thực hiện.
Hiện đại hóa quân đội
Nguyễn Khanh: ông đại sứ cũng rõ là Trung Quốc đang hiện đại hóa quân sự, nhiều nước khác cũng làm như vậy. Tôi nghĩ là Việt Nam cũng muốn hiện đại hóa quân đội của họ và có thể họ đang làm điều này.
Câu hỏi của tôi là nếu Việt Nam đặt vấn đề này với Hoa Kỳ, ông sẽ trả lời như thế nào?
Michael Marine: chúng tôi chưa đi đến giai đoạn đó, thành ra tôi không biết câu trả lời của phía Hoa Kỳ sẽ như thế nào. Việt Nam có một lực lượng quân sự hùng hậu, tôi nghĩ là họ sẽ cắt giảm quân số, nhưng đồng thời điều hiển nhiên là quân đội nước nào cũng phải hiện đại hóa về võ khí cũng như về huấn luyện.
Trong một tương lai gần, tôi không nghĩ là Hoa Kỳ có cơ hội để cung cấp võ khí cho Việt Nam, nhưng dưới những hình thức khác nhau, chuyện Hoa Kỳ giúp huấn luyện quân sự Việt Nam có thể xảy ra.
Thỏa thuận về nhân quyền và tự do tôn giáo
Nguyễn Khanh: 3 tuần trước đây, Hoa Kỳ và Việt Nam đạt được thỏa thuận về nhân quyền và tự do tôn giáo. Trong 21 ngày qua đã có những thành quả nào chưa?
Michael Marine: ông muốn nói là từ ngày thỏa thuận đó được ký kết?
Nguyễn Khanh: vâng.
tôi không thể đưa ra một sự kiện đặc biệt nào ngay trong lúc này, vì trong suốt 2 tuần vừa rồi tôi không có mặt ở Việt Nam, thành ra khó để tôi trả lời. Những văn kiện được trao đổi ghi lại chính sách, điều lệ, mà Chính Phủ Việt Nam sẽ thực hiện một cách rộng rãi hơn đối với hoạt động tôn giáo.
Michael Marine: tôi không thể đưa ra một sự kiện đặc biệt nào ngay trong lúc này, vì trong suốt 2 tuần vừa rồi tôi không có mặt ở Việt Nam, thành ra khó để tôi trả lời. Những văn kiện được trao đổi ghi lại chính sách, điều lệ, mà Chính Phủ Việt Nam sẽ thực hiện một cách rộng rãi hơn đối với hoạt động tôn giáo.
Hiện giờ, việc cho các nhóm cầu nguyện tại nhà riêng, các tổ chức tôn giáo từng bị cấm hoạt động có thể đăng ký hoạt động trở lại đang được thi hành và chúng tôi theo dõi rất sát xem những lời cam kết của phía Việt Nam sẽ được thực hiện ra sao.
Ðiều rõ ràng là chính sách trung ương của Việt Nam cho rộng quyền hoạt động tôn giáo, câu hỏi còn lại là liệu các chính quyền địa phương sẽ thi hành như thế nào. Về vấn đề này, câu hỏi được đặt ra là chính phủ Việt Nam sẽ phải giải quyết như thế nào để ngăn chận, trừng phạt những viên chức ép buộc người khác phải bỏ đạo.
Chúng tôi sẽ theo dõi rất sát. Nhưng tôi cũng không mong đợi là chỉ một sớm một chiều mà Việt Nam có thể làm được tất cả những gì đã hứa. Thời gian 3 tuần là một thời gian rất ngắn, phải chờ đến nhiều tháng rồi lúc đó mới có thể đánh giá là họ đã làm được những gì.
Vẫn tiếp tục thúc đây
Nguyễn Khanh: và trong thời gian chờ đợi, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục thúc đẩy Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, phải không ạ???
Bạn nghĩ gì về nhận định của Ðại sứ Michael Marine? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Michael Marine: đó là điều chúng tôi vẫn tiếp tục làm trong những cuộc thảo luận thường xuyên với Việt Nam.
Tôi không muốn lạc quan quá mức, không muốn dự báo, không muốn tiên đoán là chỉ trong một thời gian nữa nhân quyền ở Việt Nam sẽ được cải thiện.
Nhưng tôi cho rằng dần dần thì người dân Việt Nam sẽ được hưởng quyền tự do hành động, tự do bày tỏ tư tưởng. Chúng ta phải động viên điều đó.
Nguyễn Khanh: xin cám ơn ông Ðại Sứ đã dành cho Ban Việt Ngữ Ðài Á Châu Tự Do chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt ngày hôm nay.