Đại sứ Michael Marine kêu gọi người Việt hải ngọai đóng góp vào tiến trình bang giao Mỹ-Việt

Việt-Long, tường trình từ Washington DC

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Marine giải thích với cộng đồng người Mỹ gốc Việt rằng chính sách ngọai giao của Hoa Kỳ đối với Việt Nam là chính sách có lợi cho cả hai nước. Nuớc Mỹ thiết lập nền bang giao tốt đẹp với Việt Nam là do quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ.

0:00 / 0:00
MichaelMarineViet150b.jpg
Đại sứ Michael Marine trả lời phỏng vấn của RFA. Photo by Thy Nga/RFA

Mối quan hệ Mỹ - Việt vừa đem lại những lợi ích nhiều mặt cho người Mỹ, vừa giúp đỡ người Việt Nam trong nhiều lãnh vực, từ thương mại, đến y tế, văn hóa và an ninh. Ông kêu gọi người Việt hải ngọai đóng góp tích cực vào tiến trình xây dựng nền bang giao vững chắc cho hai quốc gia.

Chính sách ngoại giao của Mỹ

Trong buổi tiếp xúc với khoảng hơn 200 người trong giới truyền thông Việt ngữ, các nhân sĩ cùng các đại diện cộng đồng người Việt ở Virginia, Washington hôm thứ năm 26 tháng 5, đại sứ Marine nhấn mạnh điều đó. Và ông nói tiếp, rằng nền bang giao còn non trẻ đã giúp ích giới doanh thương cũng như người tiêu thụ ở Mỹ, trong khi xã hội dân sự ở Việt Nam cũng được lợi ích rất nhiều.

Nhà Nước Việt Nam đã nỗ lực cải tổ kinh tế, và việc này giúp đời sống của người Việt trong nước tăng tiến, xã hội Việt Nam gia tăng sinh khí.

Việt Nam là một trong 15 nước đầu tiên được Hoa Kỳ vịên trợ chống HIV/ AIDS. Dịch bệnh này nếu không được ngăn chặn kịp thời, mà bùng nổ, thì sau này Việt Nam không thể nào đài thọ được cho công tác phòng chống.

Ngăn chặn được HIV/ AIDS chẳng những chỉ có lợi cho Việt Nam, mà các quốc gia láng giềng cũng như Hoa Kỳ đều được hưởng lợi ích chung. Công cuộc hợp tác giúp Việt Nam chống dịch cúm gia cầm cũng vậy, dịch bệnh này không bị khống chế thì chẳng những Việt Nam mà cả khu vực hay có thể tòan thế giới không thể yên ổn.

Công tác chống khủng bố quốc tế và tăng cuờng thi hành lụât pháp là hai lãnh vực tế nhị và quan trọng trong công cuộc hợp tác song phuơng, cho sự an ninh và ổn định của cả Hoa Kỳ.

Không phải là Hoa Kỳ muốn chọn Việt Nam làm đồng minh quân sự, mà sự hợp tác chỉ phản ảnh nhận thức chung của hai nước về lợi ích song phuơng trong một tình thế an ninh và ổn định, hơn là tình trạng đối đầu.

Các nhân viên an ninh của Việt Nam được huấn luyện những kinh nghiệm dồi dào của nhân viên Mỹ, đã bắt được thêm nhiều chuyến buôn ma túy. Không còn gì tệ hơn là những số luợng ma túy đó đi thóat sang tới Mỹ.

Hợp tác quân sự

Theo Ðại sứ Michael Marine, hợp tác quân sự song phuơng Mỹ- Việt đang tiến bộ nhanh chóng. Ba chuyến thăm của chíên hạm Mỹ diễn ra trong vòng 18 tháng. Vịêc hợp tác huấn luyện giữa hai quân đội đang được nghiên cứu tiến hành.

Tuy nhiên như thế không phải là Hoa Kỳ muốn chọn Việt Nam làm đồng minh quân sự, mà sự hợp tác chỉ phản ảnh nhận thức chung của hai nước về lợi ích song phuơng trong một tình thế an ninh và ổn định, hơn là tình trạng đối đầu.

Thúc đẩy tự do, dân chủ

Nhưng, đại sứ Marine nói tiếp, trong mối quan hệ song phương nào cũng vậy, giữa những đồng minh lâu năm hay những đối tác mới, luôn luôn có những điều va chạm và bất đồng. Hoa Kỳ hết sức quan tâm đến tình trạng nhân quyền, trong đó có quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam vẫn không khoan dung với những người bất đồng chính kiến, hạn chế khắc nghiệt quyền tự do phát bỉểu, tự do báo chí, hội họp và lập hội. Nhưng dù sao thì ngày nay Việt Nam cũng không còn đàn áp mạnh mẽ như cách đây muơi năm.

Chính phủ Việt Nam vẫn không khoan dung với những người bất đồng chính kiến, hạn chế khắc nghiệt quyền tự do phát bỉểu, tự do báo chí, hội họp và lập hội. Nhưng dù sao thì ngày nay Việt Nam cũng không còn đàn áp mạnh mẽ như cách đây muơi năm.

Người dân hưởng nhiều quyền tự do cá nhân hơn, tự điều hành cuộc sống riêng tư nhiều hơn, đó là những tiến bộ lớn. Người Việt hải ngọai nên về thăm để chứng kiến một số đổi thay. Dù sao thì Việt Nam cũng cần nhiều tiến bộ hơn nữa. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thúc đẩy chính quyền Việt Nam thực hiện thêm những quyền tự do của công dân.

Trong số hằng triệu người Việt theo đuổi những tín ngưỡng khác nhau, thì vẫn còn một số đáng kể những công dân Việt Nam không được tự do thờ phượng như ý họ mong muốn. Đây cũng là điều mà Hoa Kỳ không thể làm ngơ.

Sau khi Việt Nam bị chỉ định vào danh sách những nước cần được quan tâm về vấn đề tự do tôn giáo, hai nước đã mở nhiều cuộc thảo luận ráo riết về vấn đề này và đi đến ký kết thỏa ước về tự do tôn giáo.

Kêu gọi trả tự do cho các nhà bất đồng chính kiến

Việt Nam cam kết thực hiện nhiều biện pháp pháp lý và hành chánh để mở rộng nền tảng cho chính sách bao dung tôn giáo. Đó là điều khuyến khích đối với Hoa Kỳ, nhưng cũng chỉ mới là bước đầu.

Chỉ khi nào Việt Nam áp dụng chính sách mới về tôn giáo một cách nhất quán trên cả nước thì mới có hy vọng vấn đề này được coi là không còn tiêu cực.

Điều quan trọng là chính quyền Việt Nam phải thực sự thi hành những thỏa thuận đã ký kết, buộc mọi cấp chức phải áp dụng những luật lệ quy định mới về tôn giáo. Điều cốt yếu là chính phủ trung uơng phải làm sao để các viên chức địa phương thi hành chính sách quốc gia.

Đại sứ Marine nói tiếp, việc phóng thích một số nhân vật bất đồng chính kiến là điều đáng mừng, nhưng vẫn còn vấn đề là những người này phải được thực sự thóat khỏi những sự sách nhiễu của chính quyền.

Hoa Kỳ ủng hộ những nỗ lực ôn hòa để giải quyết cho họ cuộc sống đói nghèo, vấn đề quyền sử dụng đất, vịêc bị kỳ thị về công việc sinh nhai, không được tự do tín ngưỡng. Tuy nhiên người Mỹ không ủng hộ những hành động riêng rẽ hay hành động bạo lực chống lại chính quyền Việt Nam.

Vẫn còn những người khác còn ngồi tù chỉ vì theo đuổi tín ngưỡng hay niềm tin của mình một cách ôn hòa. Trong số đó có ký giả Nguyễn Vũ Bình, sư huynh Nguyễn Thiện Phong, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, nhà báo Nguyễn Khắc Tòan, tu sĩ Hòa Hỏa Bùi Thanh Hòa.

Tòa đại sứ sẽ thúc giục chính quyền Việt Nam sớm trả tự do cho họ.

Hoa Kỳ cũng quan tâm đến những người Việt ở vùng cao nguyên Trung bộ và cao nguyên Tây Bắc. Hoa Kỳ ủng hộ những nỗ lực ôn hòa để giải quyết cho họ cuộc sống đói nghèo, vấn đề quyền sử dụng đất, vịêc bị kỳ thị về công việc sinh nhai, không được tự do tín ngưỡng.

Tuy nhiên người Mỹ không ủng hộ những hành động riêng rẽ hay hành động bạo lực chống lại chính quyền Việt Nam.

Vai trò người Mỹ gốc Việt:

Ông Marine nói, Cộng đồng người Mỹ gốc Việt giữ một vai trò rất quan trọng trong tiến trình xây dựng và đạt được nền bang giao song phương.

Nhưng phải là những nỗ lực hai chiều. Phía Việt Nam nhận ra vai trò đóng góp quan trọng của khối người Việt hải ngọai và có những cố gắng tiếp cận các Việt kiều, tuy nhiên vẫn cần nỗ lực thêm nữa, như hành sử một cách tôn kính đối với nghĩa trang những người miền Nam tử trận, công khai tán thưởng những công trạng đóng góp của người Việt từ nuớc ngòai.

USSGarry200.jpg

Kết luận, đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho rằng hai quốc gia Mỹ - Việt đang cùng có một tương lai huy hòang. Ông ngỏ ý hy vọng cộng đồng người Mỹ gốc Việt chia sẻ niềm lạc quan đó, và tin rằng mối quan hệ song phương vững chắc sẽ đem lại lợi ích cho nhân dân cả hai nước.

Tổng thống Bush có thể sang thăm VN

Trao đổi với giới truyền thông Việt ngữ, đại sứ Marine tiết lộ rằng Tổng Thống Hoa Kỳ có thể sẽ sang thăm Việt Nam.

Ông nói Washington chưa có kế họach gì rõ rệt, nhưng Việt Nam là nước tổ chức thượng đỉnh APEC vào sang năm, nên có nhiều hy vọng Tổng Thống Bush sẽ thăm chính thức Việt Nam.

Hòa giải giữa người Việt với người Việt

Nói về cuộc hội kiến vào tháng tới của Thủ Tướng Việt Nam và Tổng Thống Mỹ, Đại sứ Marine cho đó là dịp hai nhà lãnh đạo Việt Mỹ gặp gỡ lần đầu tiên sau chiến tranh, để thông hiểu nhau hơn. Tổng Thống Bush có dịp nói rõ Hoa Kỳ mong đợi ở Việt Nam những gì, và vấn đề tự do tôn giáo sẽ được đề cập.

Ngọai trừ truờng hợp cứ khăng khăng không chịu chứng kiến những thay đổi đó, còn thì người ta sẽ phải thực sự nhìn nhận một Việt Nam của ngày hôm nay.

Trả lời câu hỏi rằng người Việt hải ngọai phần đông là thành phần từng bị ngược đãi nên mới phải ra đi, liệu có cơ hội hòa giải giữa chính quyền trong nước với họ không, ông Marine nói rằng đó là một tiến trình lâu dài chứ không thể nhanh chóng, nhưng ông tin chắc rằng hai phía vẫn có những khỏang để tăng tiến sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Ông tin rằng Việt Nam ngày nay không phải là Việt Nam 30 năm trước, hay 15 năm trước.

Ngọai trừ truờng hợp cứ khăng khăng không chịu chứng kiến những thay đổi đó, còn thì người ta sẽ phải thực sự nhìn nhận một Việt Nam của ngày hôm nay, Đại sứ Marine nói.

Tình hình tôn giáo: Tòa đại sứ đã làm gì?

Được hỏi là những tin tức xác thực mới tuần truớc cho hay ở Lào Kay, Thái Bình và Tây nguyên, nhiều tín đồ Tin lành vẫn bị ép bỏ đạo, có truờng hợp bị lấy đất, bị đánh đập chỉ vì giữ lấy đạo, thì làm sao phía Hoa Kỳ có thể đảm bảo rằng chính quyền Việt Nam thực thi những nền tảng pháp lý cho cuộc sống tôn giáo của người dân được tự do hơn, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nói:

Tòa đại sứ vẫn thuờng theo dõi việc áp dụng các pháp lệnh, luật lệ mới ban hành, nhưng đúng là giữa chính quyền trung uơng với địa phuơng ở Việt Nam vẫn có một khỏang cách bịêt về việc thực hiện các quy định mới, và đó là trách nhịêm của chính phủ Việt Nam phải san bẳng khỏang cách đó.

Bạn nghĩ gì về vấn đề này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

Tòa đại sứ thuờng kín đáo tìm cách thăm dò những người họat động tôn giáo để biết tình trạng thực tế của họ, đồng thời ông cũng từng đi tận Lào Kay, Điện Biên và nhiều nơi ở Tây nguyên, trao đổi với các cấp chức địa phương như các chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân và giói chức cao cấp khác. Các viên chức này cũng nhìn nhận có khó khăn trong việc thi hành các chính sách mới của chính phủ ở địa phương.

Ông yêu cầu giới truyền thông hãy cung cấp những tin tức xác thực về tôn giáo ở Việt Nam, với những dữ kiện cụ thể và chính xác, để ông có thể đem ra nói chuyện với chính phủ Việt Nam, nhằm sửa đổi và cải tiến tình hình.

Câu trả lời sau cùng của Đài Á Châu Tự Do về đề tài này, là mời ông đại sứ hãy vào xem trang web RFA.ORG, phần Anh ngữ, thì ông sẽ thấy đầy đủ mọi dữ kiện đúng như ông đòi hỏi.