Tương lai ngành nuôi bò sữa tại Viêt Nam

Trường Văn, phóng viên đài RFA

Tỉnh Tuyên Quang vừa tuyên bố phá sản chương trình nuôi bò sữa sau hơn 4 năm phát động. Tuyên Quang là một trong 12 tỉnh được Bộ Trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho là không thích hợp cho việc nuôi bò sữa và cần phải chấm dứt chương trình này để tránh thiệt hại cho nông dân và lãng phí công quỹ của nhà nước.

CowMilked200.jpg
Một trại chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam. Photo courtesy Vietnam Net

Xin mời quý thính giả theo dõi cuộc trao đổi sau đây giữa Trường Văn và ông Nguyễn Đăng Vang, Cục Trưởng Cục Chăn nuôi về viễn ảnh của ngành nuôi bò sữa tại Việt Nam.

Trường Văn: Thưa ông Cục Trưởng tôi đọc trên báo thì thấy tỉnh Tuyên Quang vừa mới tuyên bố phá sản chương trình nuôi bò sữa và trước đây ông Cục trưởng cũng đã từng tuyên bố trong vòng hai năm nữa chương trình bò sữa sẽ phá sản. Xin ông Cục trưởng cho biết ý kiến về việc này?

Ông Nguyễn Đăng Vang: Nếu để tình trạng như lâu nay tức là giá sữa Việt Nam thấp quá như hiện nay thì không khuyến khích bà con chăn nuôi, hơn nữa có một số tỉnh mới nuôi nên không có kinh nghiệm.

Trong cuộc họp vào ngày 14 và 15 tháng 8 vừa qua tại Long An, các cơ quan chức năng và nhà chăn nuôi đã họp bàn bạc nên kết quả là giá sữa đã tăng lên 400 đồng một lít. Báo chí chỉ phản ảnh chổ gặp khó khăn, chỉ 10% đàn bò chứ không phản ánh tòan cảnh.

Đối với Tuyên Quang giá thành sản xuất 4400 nhưng giá bán tối đa chỉ có 4200 nên lỗ. Sắp tới đây có nhiều nhà doanh nghiệp đến mua nên sở hữu có thể chuyển đổi thành sở hữu tư nhân. Có thể mất một hai tháng nữa mới có thể điều chỉnh lại tòan bộ chăn nuôi để phù hợp các vùng khác nhau.

Trong cuộc họp vào ngày 14 và 15 tháng 8 vừa qua tại Long An, các cơ quan chức năng và nhà chăn nuôi đã họp bàn bạc nên kết quả là giá sữa đã tăng lên 400 đồng một lít. Báo chí chỉ phản ảnh chổ gặp khó khăn, chỉ 10% đàn bò chứ không phản ánh toàn cảnh.

Trường Văn: Thưa ông Cục trưởng báo chí cho biết đàn bò ở Tuyên Quang không đủ tiêu chuẩn vì bò thiếu ăn. Tỉnh ủy Tuyên Quang dự trù chỉ giữ lại khoảng 400 con. Ông Cục Trưởng thấy rằng làm thế nào để giúp đở người chăn nuôi đã hơn 4 năm gắn bó vào bò sữa?

Ông Nguyễn Đăng Vang: Bốn, năm trăm con Tuyên Quang giữ lại là thuộc nhà nước, dùng làm mô hình để nhân dân học tập, tham khảo chứ còn lại một số lượng khác vẫn bán cho dân để họ nuôi.

Hiện nay giá bò sữa chỉ còn 13, 14 triệu đồng một con, giá sữa tăng lên, người dân có kinh nghiệm, chuyển đổi cho tư nhân nên cách quản lý cũng sẽ tốt hơn, nên ít ra phải vài tháng nữa Tuyên Quang mới củng cố lại được.

Trường Văn: Bây giờ tỉnh nào thành công nhất trong chương trình nuôi bò sữa và có thể dùng mô hình của tỉnh đó có thể mang ra truyền bá áp dụng cho các tỉnh khác không?

Ông Nguyễn Đăng Vang: Thành phố Hồ Chí Minh thành công nhất, Long An, Bình Dương, Sơn La cũng thành công. Tuy nhiên phải tùy theo sinh thái của từng địa phương và cách quản lý nữa. Hiện nay chúng tôi đã in 300 bộ tài liệu cung cấp cho 33 tỉnh để họ tham khảo. Hy vọng tình hình bò sữa sẽ ổn định trong một vài tháng tới.

Trường Văn: Xin chân thành cám ơn ông Cục trưởng dã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.