Cơ chế giám sát sẽ có tác hại đến giao thương với Việt Nam

0:00 / 0:00

Lê Dân và Thanh Trúc, đài RFA

Tuần qua tại bộ Thương mại Hoa Kỳ Washington đã diễn ra buổi thu thập ý kiến về quy chế giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam. Một trong những điểm đáng chú ý là doanh giới Mỹ hầu hết đều không ủng hộ đề xuất đó, đặc biệt là từ khu vực phân phối và buôn bán lẻ.

TextileWto200.jpg
AFP PHOTO

Thanh Trúc tìm hiểu thêm qua cuộc trao đổi với tiến sĩ Erik Autor, phó chủ tịch Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia Hoa Kỳ. Mời quý vị theo dõi với phần chuyển ngữ từ tiếng Anh sang Việt do Lê Dân phụ trách.

Buổi thu thập ý kiến doanh nghiệp được bộ Thương mại Hoa Kỳ tổ chức ngày 24 tháng Tư, quy tụ nhiều doanh gia, đại diện tổ chức, hội đoàn Mỹ và dĩ nhiên, là có sự tham dự khá đông từ phía Việt Nam, kể cả một số người Mỹ thân hữu với Hà Nội.

Điểm khiến nhiều nhà quan sát chú ý là ngay tại buổi thu thập ý kiến về cơ chế giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam, đã không có nhiều ý kiến ủng hộ như dự đoán lúc ban đầu.

Phần lớn ý kiến phát biểu hôm đó là bác bỏ, không ủng hộ, hoặc nếu có, thì cần phải giới hạn, thu hẹp các mặt hàng cần phải giám sát thật sự. Điển hình là quan điểm của Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia Hoa Kỳ.

Đây là tổ chức ngành nghề bán lẻ, quy tụ trên 1 triệu 400 ngàn đoàn viên thuộc khu vực nhập khẩu, phân phối, bán lẻ thực phẩm, quần áo và nhiều mặt hàng, dịch vụ khác.

Sau buổi góp ý tại bộ Thương mại, chún tôi đã trao đổi với tiến sĩ Erik Autor, phó chủ tịch Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia Hoa Kỳ. (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)