Quy định mới về việc ấp trứng và chăn nuôi thuỷ cầm

0:00 / 0:00

Nam Nguyên, phóng viên đài RFA

Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn vừa công bố các qui định mới, liên quan đến lĩnh vực ấp trứng và chăn nuôi thuỷ cầm như vịt ngan ngỗng, áp dụng từ 15/3 sắp tới. Nam Nguyên trình bày thông tin này.

BirdFluDuck200.jpg
Nông dân tìm cách gầy dựng lại đàn vịt để ngăn chận nạn rầy nâu phá hoại ruộng đồng. AFP PHOTO.

Đàn vịt hàng ngàn con chạy trắng đồng, vào mùa đẻ hột người chăn vịt chỉ việc đi sau lượm trứng bỏ vào sọt. Tập quán nuôi vịt chăn thả tự do là một phần của nền văn minh miệt vườn, hình thành không biết tự bao giờ.

Nông dân nuôi vịt chạy đồng, không phải tốn chi phí thức ăn, vịt ăn những hạt lúa rơi vãi trên đồng ruộng và rỉa luôn cả sâu rầy, làm vệ sinh đồng ruộng một cách đắc lực. Những năm yên bình không có dịch bệnh thì thu nhập từ bán vịt và trứng là nguồn lợi đáng kể của nông dân.

Truyền thống nuôi vịt thả đồng

Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, phó viện trưởng viện lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long nhận định về truyền thống nuôi vịt thả đồng của người dân địa phương:

“Người nông dân cần và thích nuôi gia cầm. Thông thường nông dân khi có đợt rầy xúông thì người ta bơm nước vào ruộng, nước ngập tới trảng ba trên, thì rầy nâu đun lên đậu trên lá , lúc đó vịt nó vô và ăn rất tốt.

Thông thường rầy chỉ bu dưới gốc thôi, nhưng mà người ta bơm nước vô rầy phải đậu trên lá thì vịt sẽ xử lý được phần này. Con vịt còn làm vệ sinh môi trường về vấn đề sinh học rất tốt. Tại vì lợi hại đan xen nhau, thành ra chúng tôi rất lo.

Người nông dân cần và thích nuôi gia cầm. Thông thường nông dân khi có đợt rầy xúông thì người ta bơm nước vào ruộng, nước ngập tới trảng ba trên, thì rầy nâu đun lên đậu trên lá , lúc đó vịt nó vô và ăn rất tốt.

Nó diệt được rầy nâu ăn sâu bọ, nhưng lại kèm theo khả năng dịch cúm gia cầm. Thành ra chúng tôi không dám khuyến khích vấn đề này.”

Phải đăng ký

Từ khi dịch cúm H5N1 liên tiếp bùng phát ở Việt Nam, hai năm qua chính phủ ban hành lệnh cấm ấp nở nuôi mới đàn thuỷ cầm, đặc biệt là cấm nuôi vịt chạy đồng. Trong thời gian cấm, lò ấp vẫn hoạt động lén lút, vịt cũng vẫn chạy đồng nhưng phải né cán bộ thú y, và dĩ nhiên không được tiêm phòng.

Những ổ dịch H5N1 bùng phát hồi đầu năm ở 8 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long được qui kết cho những con vịt ấp nở bất hợp pháp. Trên thực tế vùng đồng bằng sông Cửu Long luôn hiện hữu đàn vịt chạy đồng hàng chục triệu con, mà ngành thú y và chính quyền địa phương không có cách gì kiểm soát được.

“Các tỉnh vùng ĐBSCL nuôi vịt chạy đồng là sự kiện thường xuyên diễn ra.”

Rút kinh nghiệm từ thực tế hai năm vừa qua, bộ nông nghiệp phát triển nông thôn quyết định cho ấp nở nuôi mới đàn thuỷ cầm trở lại, kể cả nuôi vịt chạy đồng. Theo lời thứ trưởng Bùi Bá Bổng đã không thể cấm trên thực tế thì nên cho nuôi có kiểm soát .

Theo qui định áp dụng từ 15/3, người nuôi vịt thả đồng phải đăng ký với chính quyền cấp xã, địa phương quản lý để có thể thực hiện tiêm vaccine ngừa cúm H5N1 cho vịt và vịt xiêm còn gọi là ngan. Do quản lý từ chính quyền cấp xã nên sẽ biết được đàn vịt xuất xứ từ đâu và di chuyển đi đâu.

Tuy vậy, ông Hoàng Văn Năm Cục Phó Cục Thú Y trong dịp trả lời đài ACTD đã bày tỏ sự e dè về vấn đề này: "Nếu như chăn nuôi với các điều kiện tương đối chặt chẽ vẫn có thể được. Nhưng từ điều kiện đến chỗ thực hiện các điều kiện ấy đối với người nông dân ở thôn ấp như thế nào, thì đây là một vấn đề. Bởi vì trước đây chủ trương biện pháp cụ thể đều có hết, nhưng khâu thực hiện thì không tốt."

Cho nuôi mới thuỷ cầm kể cả nuôi thả đồng, dĩ nhiên chính quyền phải cho khôi phục hoạt động ấp trứng dù là thủ công hay công nghiệp. Vấn đề này được bộ nông nghiệp phát triển nông thôn chính thức công bố tại Tây Ninh hôm 5/3 vừa qua, nhân hội nghị các tỉnh vùng đông nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

Vấn đề quan trọng nhứt theo tôi là làm sao xử lý được nước thải, chứ không phải vấn đề con giống, thức ăn hay qui trình quản lý. Bởi vì con vịt phải cần nước, dù là hạn chế lượng nước và phải khép kín qui trình nước, xử lý nước thải và dùng lại chứ không xả ra môi trường hay các nguồn nước ao hồ sông rạch

Đối với các cơ sở ấp trứng qui định mới nói rõ, cơ sở ấp trứng công nghiệp phải cách xa khu dân cư, trường học, bệnh viện công sở. Còn cơ sở ấp trứng thủ công phải cách biệt với các khu nhà ở.

Về chăn nuôi thuỷ cầm, đối với vịt chạy đồng người chăn nuôi phải đăng ký với uỷ ban nhân dân xã để được cấp sổ đăng ký, khai báo đầy đủ về đàn vịt, không nuôi chung thuỷ cầm với các loại gia súc gia cầm khác

Xử lý nước thải

Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn khuyến khích nuôi theo qui trình công nghiệp nuôi nhốt, nuôi vịt trên cạn, con giống phải có nguồn gốc rõ ràng. Tuy nhiên nuôi vịt theo phương cách công nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư và kỹ thuật chăn nuôi. Như mô tả của ông Phạm Văn Minh, giám đốc công ty Phú An Sinh TP.HCM, chăn nuôi và giết mổ gia cầm:

“Vấn đề quan trọng nhứt theo tôi là làm sao xử lý được nước thải, chứ không phải vấn đề con giống, thức ăn hay qui trình quản lý. Bởi vì con vịt phải cần nước, dù là hạn chế lượng nước và phải khép kín qui trình nước, xử lý nước thải và dùng lại chứ không xả ra môi trường hay các nguồn nước ao hồ sông rạch”

Thưa quí thính giả thuỷ cầm ở Việt Nam nói chung bao gồm vịt ngan và ngỗng. Trước những năm có dịch, người Việt Nam nuôi khoảng 60 triệu con vịt, theo thống kê không chính thức mặc dù có lệnh cấm 2 năm nhưng tổng đàn thuỷ cầm của Việt Nam vẫn còn khoảng hơn 30 triệu con.

Hiện nay vịt và ngan tiêm ngừa vaccine H5N1 của Trung Quốc, trong khi ngỗng thì chưa có loại vaccine nào tỏ ra thích hợp. Chính vì thế thông báo ngày 5/3 của bộ nông nghiệp phát triển nông thôn cho biết, từ 15/3 người dân được nuôi vịt chạy đồng nhưng ngỗng thì phải nuôi nhốt không được thả rông.