Trao đổi với giáo sư Nguyễn Chính Kết về tình hình nhân quyền tại Việt Nam
2005.12.10
Ðằng Phong, phóng viên đài RFA
Nhân dịp ngày Quốc Tế Nhân Quyền ngày 12 tháng 10 sắp tới này, Đằng Phong đã trao đổi với nhà dân chủ Nguyễn Chính Kết về những suy nghĩ của ông về khái nhiệm nhân quyền, cũng như hỏi thăm về nhận xét của ông về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Giáo sư Nguyễn Chính Kết đã chia sẻ như sau.
GS Nguyễn Chính Kết: Nhân quyền là những cái quyền căn bản và tự nhiên của con người mà nhờ đó con người có thể sống hạnh phúc, sống trong tự do, và có thể phát triển con người của mình.
Những cái gì thuộc về nhân quyền đã được thế giới công nhận, và chúng ta phải đi theo cái định nghĩa của cả thế giới, chứ không phải chúng ta được phép định nghĩa nhân quyền theo cái nghĩa riêng tư của mình hay là của một cái đảng phái nào. Theo tôi thì tôi quan niệm như vậy. Chúng ta cứ lấy cái định nghĩa nhân quyền của Liên Hiệp Quốc là trung thực nhất và chúng ta phải tôn trọng cái nhân quyền theo cái nghĩa đó.
Đằng Phong: Như vậy thì theo nhận xét của giáo sư thì hiện nay Việt Nam có nhân quyền chưa?
GS Nguyễn Chính Kết: Tại Việt Nam hiện nay, cái việc tôn trọng nhân quyền nó bị giới hạn rất nhiều. Thậm chí là nhiều người có thể nghĩ là nó không có nhân quyền. Nhưng nói là không có nhân quyền thì có lẽ cũng oan cho họ một phần nào, vì dầu sao một số cái quyền đó cũng được tôn trọng ở một mức độ giới hạn mà có lẽ đối với chúng ta thì nó không có thoả đáng.
Chứ không phải là họ không tôn trọng nhân quyền một chút nào cả. Vì thế chúng ta, những người trong nước cũng như ngoài nước, chúng ta cần phải tranh đấu để cái giới hạn đó càng ngày càng bớt đi, và cái tự do, cái nhân quyền đó được tôn trọng một cách rộng hơn. Để cái nội hàm của nó càng ngày càng phong phú hơn.
Người ta có thể được tự do nói chuyện ở trong gia đình, nhưng mà khi người ta phát ngôn lên một cách công khai thì rất có thể là sẽ bị khó dễ đó. Cái cụ thể nhất về tự do ngôn luận là tự do báo chí hoàn toàn không có. Hiện nay thì không có một cái tờ báo nào mà không phải là tờ báo của nhà nước cả. Ngay cả các tôn giáo cũng không có một tờ báo nào hết.
Đằng Phong: Xin hỏi giáo sư là cụ thể Việt Nam đang bị giới hạn nhân quyền về mặt nào ạ?
GS Nguyễn Chính Kết: Chẳng hạn như tự do ngôn luận là dường như không có. Người ta có thể được tự do nói chuyện ở trong gia đình, nhưng mà khi người ta phát ngôn lên một cách công khai thì rất có thể là sẽ bị khó dễ đó. Cái cụ thể nhất về tự do ngôn luận là tự do báo chí hoàn toàn không có. Hiện nay thì không có một cái tờ báo nào mà không phải là tờ báo của nhà nước cả. Ngay cả các tôn giáo cũng không có một tờ báo nào hết.
Đằng Phong: Dạ vâng. Vậy thì hôm nay tại Việt Nam những nhân quyền nào được tôn trọng?
GS Nguyễn Chính Kết: Được tôn trọng mà hiểu theo cái nghĩa cho nó thoả đáng thì chẳng có cái mặt nào được tôn trọng cả. Mỗi một cái nhân quyền bị giới hạn ở một cái mức độ rất là thấp. Thí dụ vấn đề tự do đi lại chẳng hạn.
Cho tới bây giờ tôi vẫn có thể đi lại trong ở trong phường trong nước, nhưng có điều là trong trường hợp của tôi thì nếu muốn đi lại qua đêm thì họ đòi tôi phải xin phép. Họ bắt tôi phải báo cáo cho công an khu vực. Thí dụ như vậy.
Thì cái đấy cũng là một cách hạn chế cái sự tự do. Nhưng mà nói rằng tôi hoàn toàn không có tự do thì không đúng, tại vì chỉ có khi ở trong tù thì mới hoàn toàn không có tự do thôi. Nhưng mà phải nói là cái tự do khi bị giới hạn như vậy thì làm cho chúng tôi được thoả đáng, và đời sống của chúng tôi có thể vì thế mà không thể phát triển.
Hay là tự do nghề nghiệp chẳng hạn. Như anh Phương Nam, làm việc ở một ngân hàng và bị nhà nước can thiệp vô để không cho ảnh làm việc ở đó nữa. Trong khi những người dân khác thì cũng có tự do nghề nghiệp một phần nào. Họ cũng cho những người khác được tự do. Nhưng có một điều này là nhà nước vẫn luôn luôn nói rằng ở Việt Nam có tự do gấp triệu lần các nước khác.
Tôi nghĩ rằng cái này không đúng với nhân dân, nhưng nó rất đúng đối với các cán bộ nhà nước, tại vì tôi chưa thấy cái nước này mà cán bộ nhà nước lại được tự do hoàn toàn giống như là ở Việt Nam cả. Ngay như tổng thống của Mỹ nếu phạm một cái điều luật nào đó thì bị đưa ra toà án xử liền.
Còn ở Việt Nam thì các ông cán bộ nhà nước của mình thì nhiều khi làm nhiều cái chuyện rất là vi phạm luật pháp mà chẳng sao cả. Thì tôi nghĩ là quả thật là họ cũng nói đúng là ở Việt Nam được tự do gấp triệu lần các nước khác, nhưng cái đó chỉ đúng cho cán bộ nhà nước mà thôi.
Đằng Phong: Thành thật cảm ơn giáo sư đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này ngày hôm nay.
Những bài liên quan
- Hàng chục ngàn người Campuchia tập hợp vận động cho nhân quyền
- Hội luận về những vấn đề liên quan đến dân chủ (I)
- Phản ứng của các nhà đấu tranh cho dân chủ trước tin ông Đỗ Nam Hải bị bắt
- Các nhà tranh đấu Việt Nam ra mắt website Tiếng nói Dân chủ
- Giáo sư Nguyễn Chính Kết kể lại câu chuyện sau khi gặp Phương Nam - Ðỗ Nam Hải
- Quá trình quan tâm của thế giới về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam trong 30 năm qua
- Phỏng vấn Giáo sư Nguyên Chính Kết trước tin nhà dân chủ Phương Nam bị bắt
- Nhà dân chủ Phương Nam - Ðỗ Nam Hải bị công an bắt giữ
- Thế giới kỷ niệm 50 năm ngày Nhân quyền Toàn cầu
- Phỏng vấn ông bà Hoàng Minh Chính ngay sau khi lại bị quấy nhiễu
- Việt Nam phải ngưng ngay các cuộc tấn công theo kiểu “cách mạng văn hoá”
- Phong Trào Dân Chủ Việt Nam sẽ khai trương website vào Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2005
- Mối liên hệ giữa việc gia nhập WTO và nhân quyền tại Việt Nam
- Dân biểu Chris Smith: phải nối kết chuyện Việt Nam gia nhập WTO với vấn đề nhân quyền
- Vụ ông Hoàng Minh Chính bị hành hung qua sự trình bày của nhân chứng và công an
- Phỏng vấn Dân biểu Graham Watson về Quyết nghị vừa mới được Quốc Hội Châu Âu thông qua
- Quốc Hội Châu Âu thông qua quyết nghị về tình trạng nhân quyền tại Cambodia, Lào và Việt Nam
- Tìm hiểu thêm về tin gia đình ông Hoàng Minh Chính bị sách nhiễu khi vừa về đến Hà Nội
- Quốc hội Châu Âu lên án tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, Lào, Campuchia
- Ông Hoàng Minh Chính và gia đình bị xách nhiễu, hành hung ngay khi vừa đặt chân đến Hà Nội