Người dân tỉnh Bình Thuận không có điều kiện hưởng Tết Nguyên Đán
2006.01.27
Trường Văn, phóng viên đài RFA
Cuối tháng 12 vừa qua, sóng lớn đã cuốn trôi mất nhà cửa của hàng trăm gia đình ngư dân sống dọc theo bờ biển thuộc thành phố Phan Thiết cũng như thuộc huyện Tuy Phong Tỉnh Bình Thuận. Đối với những gia đình này Tết nhất không còn ý nghĩa gì cả.

Tại khu phố 3 phường Đức Long, thành phố Phan Thiết, hơn 100 gia đình phải di dời đi nơi khác vì nhà cửa đã trôi hết ra biển. Hầu hết những hộ gia đình này là bà con đánh cá nghèo khổ vì hiện nay nghề đánh cá không đủ sống nhất là những gia đình chỉ có thuyền nhỏ: “Biển năm nay đói lắm, những người làm biển ghe nhỏ, không có gì đâu.”
Không có nơi ở
Đứng trước tình cảnh nghiệt ngả này, người dân hoặc ở nhờ vào bà con thân thuộc hoặc ở chung đụng với người chết hay nới rõ hơn là cất chòi trên các khu nghĩa địa trong thành phố nhất là nghĩa địa gần phi trường: “Bây giờ người dân lên khu mã ở đỡ, che chòi che trại, nhiều hộ phải phá mã mà ở.”
Tại các khu vực dân cư ven biển này chính quyền địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng liên hệ để làm đê kè che chắn nhưng công việc tiến hành chậm chạp và quá muộn màng: “Kè mới đóng trụ chưa xây bờ đê thành ra sóng biển lớn quá, vùa mưa vừa gió nên nhà người ta sụp lỡ nhiều lắm.”
Sau vụ việc xảy ra, chính quyền cũng lo cứu đói nhưng không thấm vào đâu cả: “Chính quyền cứu đói sơ thôi chớ làm sao có nhà của trở lại.”
Tại xã Chí công huyện Tuy Phong sóng biển vượt qua hàng rào, vào sát tận tường nhà làm việc. Hàng chục mét đất ven biển cũng bị cuốn mất trôi.
Hệ thống đê kè
Tại thị trấn Liên Hương hàng trăm nhân khẩu cũng trở thành không nhà vì sóng biển. Địa phương một phần lo cứu đói, phần khác lo đóng cọc, đắp bao cát để ngăn biển tàn phá.
Một viên chức chính quyền địa phương cho biết: “Tình hình của Liên Hương cũng có biển lỡ nhưng tình hình nhà sập không đến nổi nào vì khu này chỉ là nhà cót nhà tạm. Bà con bồi thì ở, lỡ thì đi.”
Theo thông tin của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn thì việc xây kè, đắp bao cát đòi hỏi phải có bao cát làm bằng loại ni lông đặc biệt sản xuất tại Đài Loan.
Người dân địa phương khắc phục bằng loại bao cát của địa phương: “Nhà nước hỗ trợ bà con bằng lọai bao thường, bà con huy động sức dân đổ cát vào bao, việc này chỉ tạm thời không bền được. Muốn lâu dài an tòan phải làm kè."
Đứng trước những tai ương này, người dân chỉ cắn răn chịu đựng: “Trời làm thiên tai phải chịu chớ sao bây giờ.”
Người dân thì phó mặc số phận mình cho trời. Còn về phần con người thì sao? Câu hỏi này chỉ có chính quyền địa phương mới trả lời được bằng những hành động cụ thể nhất là chuẩn bị sẵn sàng để đề phòng và cứu ứng kịp thời.
Những bài liên quan
- Lời chúc Tết thính giả đầu năm Bính Tuất
- Lời chúc Tết của bà Libby Liu, Tổng giám đốc đài Á Châu Tự Do
- Công nhân viên Sài Gòn chật vật với mức lương trung bình hàng tháng
- Trẻ khiếm thị tại Nhà Bừng Sáng ở Saigon và tất niên Ất Dậu
- Doanh nghiệp FDI Việt Nam ăn Tết
- Thị trường gia cầm và công tác phòng chống tái dịch trong dịp Tết nguyên đán
- Nạn quà cáp biếu xén, tiệc tùng linh đình trong những ngày gần Tết
- Hoạt động của tiệm cầm đồ vào dịp năm hết Tết đến
- Sinh hoạt ca nhạc trong năm Ất Dậu (tiếp theo)
- Sớ táo quân
- Nhìn lại năm cũ và tính chuyện năm mới
- Rượu giả tràn lan thị trường nhân dịp Tết
- An toàn vệ sinh thực phẩm, một nan đề cho Việt Nam đặc biệt trong mùa lễ Tết
- Người dân địa phương phong tỏa một nhà máy sản xuất tấm gỗ nhân tạo tại Nghệ An
- Tổng kết tình hình ca nhạc Việt Nam trong năm con Gà
- Phỏng vấn nhà văn Nhật Tiến về văn học hải ngoại 30 năm qua và báo Xuân Bính Tuất.
- Việt kiều về Việt Nam ăn Tết ngày càng đông
- Hàng giả tràn ra thị trường trong những ngày gần Tết
- Ngư dân Việt Nam gặp nhiều khó khăn vì biển ngày càng ít cá
- Phỏng vấn ông Klaus Rohland, Giám Ðốc Quốc Gia của Ngân Hàng Thế Giới ở Việt Nam