Thành quả của dự án Học Liệu Mở do Hoa Kỳ tài trợ cho Việt Nam

0:00 / 0:00

Mặc Lâm, phóng viên đà i RFA

Chương trình Fulbright của Hoa Kỳ đã giúp hà ng ngà n người theo học các khóa đà o tạo hậu đại học trong nhiều năm qua. Một trong những thà nh tựu của chương trình Fulbright là thực hiện dự án Học Liệu Mở, còn được gọi là OpenCourseWare nhằm chia sẻ kiến thức thông qua internet những tà i liệu giảng dạy hay nghiên cứu để giảng viên cũng như sinh viên có thể truy cập và sử dụng.

MIT200.jpg
Trang web MIT OpenCourseWare http://ocw.mit.edu/index.html

Mặc Lâm phỏng vấn Tiến sĩ Trương Sỹ Ánh phó già m đốc chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright để biết thêm chi tiết.

Nội dung chương trình

Mặc Lâm: Thưa Tiến sĩ, xin cảm ơn thời gian mà ông dà nh cho chúng tôi ngà y hôm nay. Xin tiến sĩ cho biết nội dung chương trình Học Liệu Mở đã được trường Fulbright chuẩn bị như thế nà o?

Tiến sĩ Trương Sỹ Ánh: Ban đầu là do mình học hỏi ở Trường MIT bên Mỹ. Tháng 10-2002 thì Chương Trình Fulbright có cử và i người sang đó để học hỏi kinh nghiệm ở MIT và một số trường đại học, sau đó về áp dụng cái chương trình nà y ở Chương Trình Fulbright Việt Nam. Ý tưởng ban đầu là Trường thấy rằng hà ng năm phải bỏ ra một lượng kinh phí khá lớn để dịch sang tiếng Việt, nhưng mà chỉ có một số lượng nhỏ nguời học Chương Trình Fulbright có thể tiếp nhận được dữ liệu đó, cho nên Trường muốn mở rộng, đưa dữ liệu đó lên mạng để có thể nhiều người có cơ hội được đọc hơn.

Mặc Lâm: Thưa ông, về nội đung các tà i liệu nà y thì Fulbright đã tự biên soạn hay là lấy trực tiếp từ MIT hay là mua lại từ các dữ liệu của các trường và thư viện trên thế giới, thưa ông?

Tiến sĩ Trương Sỹ Lương: Công nghệ và ý tưởng là học hỏi của MIT thôi. Nội dung của các tà i liệu đưa lên là do các giảng viên của Fulbright biên soạn. Một số là Fulbright mua bản quyền trực tiếp của các nhà xuất bản hoặc của các tác giả, và họ đồng ý cho đưa lên internet.

Mặc Lâm: Về vấn đề chuyển dịch các tà i liệu tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng ngoại quốc khác qua Việt ngữ thì được tổ chức như thế nà o ạ?

Tiến sĩ Trương Sỹ Ánh: Phiên dịch thì ở Trường có một đội ngũ phiên dịch và cộng tác viên đấy, rất là giỏi, và người ta dịch sang tiếng Việt.

Mặc Lâm: Thưa ông, hiện nay thì các môn học nà o được Fulbright chú trọng nhứt, thưa ông?

Tiến sĩ Trương Sỹ Ánh: Danh sách các môn học hà ng năm tập trung và o các vấn đề về chính sách công và các lý thuyết kinh tế được ứng dụng trong thực tiỠn như thế nà o.

Công tác tuyển sinh

Mặc Lâm: Ông có thể cho biết vấn đề tuyển sinh được tổ chức như thế nà o ạ?

Tiến sĩ Trương Sỹ Ánh: Hà ng năm thì Trường có công khai đưa các chỉ tiêu để chọn lựa sinh viên trên website của Trường. Nói chung là ai miỠn là tốt nghiệp đại học thì đều có quyền thi tuyển và o, trong đó có ưu tiên phụ nữ và những người ở các tỉnh xa xôi, phải là m một bà i trắc nghiệm, nếu mà vượt qua được thì sẽ được nhận.

Mặc Lâm: Việc thi tuyển để bắt đầu và o chương trình thì Trường Fulbright cho thi tuyển bằng tiếng Anh hay tiếng Việt, và dựa theo tà i liệu của đại học nà o, thưa ông?

Tiến sĩ Trương Sỹ Ánh: Thi tuyển bằng tiếng Việt, nhưng đề bà i thì lấy trong kho dữ liệu của Trường Harvard, tức là bà i test lấy từ kho dữ liệu cuat Trường Kennedy - Harvard.

Mặc Lâm: Chúng tôi được biết rất nhiều người đã được Fulbright đà o tạo và họ đã rất thà nh công. Xin ông cho biết thời gian một khoá học kéo dà i bao lâu và sau khi mãn khoá thì học viên có được Fulbright cấp cho chứng chỉ hay là một loại bằng cấp nà o tương đương với súc học của họ hay không, thưa ông?

Tiến sĩ Trương Sỹ Ánh: Chương trình nà y là 11 tháng ạ. Nói là một năm , nhưng thực ra là 11 tháng. Sau khi học thì học viên được cấp giấy chứng chỉ tốt nghiệp Chương Trình Fulbright. Thực ra trình độ nà y tương đương với trình độ Master nhưng mà do một số lý do cho nên Trường Fulbright không có quyền cấp chứng chỉ Master chính thức mà chỉ có chứng chỉ tốt nghiệp của Trường Fulbright thôi.

Có một số trường đại học Việt Nam xem chứng chỉ nà y là , những người đã học các môn ở Trường Fulbright rồi thì họ sang các trường khác thì họ có thể được miỠn một số môn học mà đã học ở Trường Fulbright.

Những lợi thế và trở ngại

Mặc Lâm: Chúng tôi được biết ông cũng là người giữ vị trí điều hà nh Chương Trình Học Liệu Mở từ lâu năm cho Fulbright, ông có nhận xét thế nà o về mặt lợi thế của chương trình cũng như những trở ngại mà học viên thường gặp không ạ?

Tiến sĩ Trương Sỹ Ánh: Theo tôi, qua những theo dõi và đánh giá các ý kiến mà người đọc gửi về cho Trường, thì tác động của nó rất là tích cực. Trước hết là dân Việt Nam mình ngoại ngữ còn tương đối yếu cho nên đọc các tà i liệu của MIT hoặc là tren Internet mà dùng tiếng Anh hoặc là tiếng nước khác tòi nói chung họ gặp khá nhiều khó khăn. Khi mình dịch sang tiếng Việt như vậy thì họ rất là hoan nghênh và tôi nghĩ là có tác dụng rất là lớn. Chủ yếu cái rà o cản đối với sinh viên của mình khi đọc tà i liệu trên Internet là ngoại ngứ thôi.

Mặc Lâm: Thưa ông, xin ông vui lòng cho biết đối tượng nà o sẽ được nhận học bổng Fulbright để được đà o tạo, thưa ông?

Tiến sĩ Trương Sỹ Ánh: Có hai loại anh ạ. Thứ nhất, về lý thuyết thì cái nà y mở cho tất cả mọi người đều có thể tải về miỠn phí. Nhưng một số những tà i liệu thì nhà xuất bản và tác giả không đồng ý cho mình đưa miỠn phí lên mạng mà họ yêu cầu mình phải bảo vệ tác quyền. Trong những trường hợp đó thì chỉ có sinh viên đăng ký học tại trường mới được tải những tà i liệu đó về. Nói chung là khoảng 80% là miỠn phí, còn khoảng 20% là do yêu cầu của tác giả và nhà xuất bản thì buộc Trường phải bảo vệ cái đó.

Mặc Lâm: Ngoà i Fulbright ra thì tại Việt Nam có những trường đại học nà o đã áp dụng Học Liệu Mở cho sinh viên, thưa ông?

Tiến sĩ Trương Sỹ Ánh: Theo tôi được biết, nhiều trường đại học Việt Nam đã bắt đầu xây dựng các kho học liệu mở nà y, nhưng cái khó khăn lớn nhất của họ là họ không có đội ngũ để soạn thảo nội dung để đưa lên mạng, cho nên các nội dung của họ thì họ lấy được ở đâu là họ đem về họ để và o server của họ trong trường thôi. Vấn đề bản quyền là vấn đề rất là khó khăn đối với các trường. Không có đội ngũ chuyên nghiệp để soạn thảo các chương trình giảng dạy chuyên nghiệp nên họ không có nội dung để đưa lên.

Mặc Lâm: Xin một lần nữa cảm ơn Tiến sĩ Trương Sỹ Ánh đã dà nh cho chúng tôi cuộc phỏng vấn hôm nay.