Kêu gọi thành lập “Hội những người tự ứng cử và những người ủng hộ”
2007.04.27
Trà Mi, phóng viên RFA
Một thanh niên thuộc thế hệ 8X kêu gọi thành lập “Hội những người tự ứng cử và những người ủng hộ”, một tổ chức đại diện cho những ai có tâm huyết muốn tham gia vào các sinh hoạt chính trị tại Việt Nam, đồng thời vận động cho những cải tổ trong quá trình bầu cử quốc nội một cách công bằng và bình đẳng hơn.

Trong cuộc trao đổi với Trà Mi, anh Phạm Hùng Vỹ, người có ý định tự ứng cử trong kỳ cầu cử Quốc hội khoá 12 năm nay, nhưng buộc phải rút lui ngay từ giai đoạn đầu vì những áp lực từ chính quyền địa phương, cho biết lý do vì sao tại Việt Nam cần phải có một tổ chức độc lập như vậy.
Môi trường và điều kiện
Phạm Hùng Vỹ: Tôi nhận thấy trong những kỳ tranh cử vừa qua, từ cấp cao nhất như quốc hội đến cấp thấp hơn như hội đồng nhân dân các cấp địa phương, đã xuất hiện những người có khả năng mong muốn tham gia vào công tác xã hội, mặc dù họ không phải là đảng viên của đảng cộng sản, cũng không phải là người được Mặt trận tổ quốc giới thiệu.
Để thực hiện quyền pháp luật đã quy định về bầu cử và ứng cử, họ cần có một môi trường đáp ứng các yêu cầu:
- giao tiếp với cộng đồng để trình bày quan điểm và chương trình hành động rộng rãi trao đổi thông tin lẫn nhau.
- thúc đẩy nhu cầu dân chủ hoá trong xã hội, nhu cầu minh bạc, công khai thông tin
Tôi nhận thấy trong những kỳ tranh cử vừa qua, từ cấp cao nhất như quốc hội đến cấp thấp hơn như hội đồng nhân dân các cấp địa phương, đã xuất hiện những người có khả năng mong muốn tham gia vào công tác xã hội, mặc dù họ không phải là đảng viên của đảng cộng sản, cũng không phải là người được Mặt trận tổ quốc giới thiệu.
Trà Mi: Theo như anh nói, cần có điều kiện để những người tự ra ứng cử có thêm những cơ hội cạnh tranh ngang bằng với những người đựơc giới thiệu. Báo chí Việt Nam trứơc kỳ bầu cử quốc hội sắp tới đây đã đưa rất nhiều thông tin cho biết Mặt trận tổ quốc tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tất cả mọi người ra tự ứng cử.
Như vậy chẳng phải đã có một môi trường thuận lợi và cạnh tranh công bằng cho mọi người hay sao?
Phạm Hùng Vỹ: Rất rõ ràng, sau ba kỳ hiệp thương, trong 238 người tự ứng cử chỉ có 30 người đựơc vào danh sách cuối cùng. Vì sao lại có con số quá ít như vậy? Vì chất lựơng những người tự ứng cử kém hay vì họ đã bị loại do nhiều yếu tố khác nhau?
Một trong những nguyên nhân bị loại là do bị cô lập. Cái chính ở đây, tôi nghĩ rằng, quyền bình đẳng của công dân Việt Nam đang ở mức rất thấp. Có sự phân biệt rất rõ ràng. Đứng đầu là những đảng viên, kế đó là những người đựơc đảng giới thiệu, cuối cùng mới đến dân thường.
Hơn nữa, khi người ta không có cơ hội tiếp cận với các phương tiện truyền thông một cách công khai, minh bạch, dân chủ để truyền đạt quan điểm đến các đối tượng quần chúng thì nhà cầm quyền hoàn toàn có thể bóp méo dễ dàng.
Ví dụ như họ có thể dựng nên những chuyện nghe rất nực cười như chuyện của thầy giáo Đỗ Việt Khoa ở Hà Tây, người đứng lên bảo vệ cho lẽ phải, mà tất cả đồng nghiệp nơi ông công tác lại ủng hộ 0%, không thông qua khi ông có nguyện vọng ra tranh cử.
Quyền bình đẳng thông tin ở Việt Nam rất thấp, bị hạn chế rất mạnh. Làm thế nào để người ta có thể tiếp xúc với số đông? Qua các phương tiện truyền thông thì hoàn toàn bị nhà nứơc quản lý và việc anh có quyền tiếp xúc với số đông hay không, hoàn toàn thuộc quyền của nhà nước. Đó là những lý do cần phải có một tập hợp.
Nhiệm vụ và lợi ích
Trà Mi: Một cách cụ thể, anh có thể mô tả theo ý tưởng của anh, chức năng, nhiệm vụ của hội tự ứng cử sẽ ra sao và lợi ích của nó đối với từng thành phần trong xã hội thiết thực như thế nào?
Hội là tiếng nói đại diện cho số đông những người tự ứng cử và những người ủng hộ. Mục đích chính là tạo cầu nối để tất cả những ai có nguyện vọng tham gia vào các sinh hoạt chính trị, dân cử ở Việt Nam có cơ hội trình bày quan điểm của mình, tham gia vào quá trình đối thoại với nhà cầm quyền, tạo sự bình đẳng cho tất cả mọi người, làm các hoạt động chính trị gần gũi hơn với người dân.
Phạm Hùng Vỹ: Hội là tiếng nói đại diện cho số đông những người tự ứng cử và những người ủng hộ. Mục đích chính là tạo cầu nối để tất cả những ai có nguyện vọng tham gia vào các sinh hoạt chính trị, dân cử ở Việt Nam có cơ hội trình bày quan điểm của mình, tham gia vào quá trình đối thoại với nhà cầm quyền, tạo sự bình đẳng cho tất cả mọi người, làm các hoạt động chính trị gần gũi hơn với người dân.
Ngoài ra, qua hội, những người tự ứng cử có thể trao đổi thông tin, tiếp xúc với giới truyền thông, cử tri. Và ngựơc lại, cử tri cũng có đựơc nơi nhận thông tin một cách đa chiều, có cơ hội lựa chọn nhiều ứng viên hơn.
Trà Mi: Nhưng trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, làm thế nào một hội độc lập như ý kiến của anh đề xuất có thể đựơc thành lập, vận hành một cách hợp pháp, công khai?
Phạm Hùng Vỹ: Ở Việt Nam, quyền bầu cử, ứng cử là quyền hợp pháp công khai thì những tổ chức dân sự phục vụ cho các hoạt động đó hoàn toàn là hợp pháp.
Trà Mi: Không có đựơc sự chấp thuận của nhà nứơc, liệu ý tưởng thành lập một hội độc lập có thể thành hiện thực hay không?
Phạm Hùng Vỹ: Tôi nghĩ thành công phụ thuộc vào nỗ lực của người trong cuộc.
Trà Mi: Như vậy, để có đựơc một Hội tự ứng cử và những người ủng hộ, cần sự góp sức của những thành phần nào trong xã hội?
Phạm Hùng Vỹ: Trứơc hết chính là những người có nhu cầu tham gia vào các hoạt động chính trị, muốn đóng góp cho đất nứơc thông qua việc tự ứng cử. Đối tựơng thứ hai là những tri thức có môi trường hoạt động xã hội sâu rộng. Cũng có thể là những người ủng hộ hoặc những người mong muốn có đựơc những vị đại biểu đại diện cho lợi ích, tâm tư, nguyện vọng của những nhóm trong xã hội.
Trà Mi: Trong điều kiện pháp luật Việt Nam chưa cho phép có những hội độc lập như vậy, liệu số người ủng hộ ý tưởng của anh sẽ là bao nhiêu?
Phạm Hùng Vỹ: Tôi sẽ vẫn tiếp tục vận động. Nếu nhà cầm quyền coi việc vận động này là vi phạm pháp luật Việt Nam, tôi sẽ đưa ý tưởng này lên công luận để mọi người phán xét. Và tôi nghĩ rằng việc tôi vận động này sẽ thu hút được sự quan tâm nhất định của mọi người, nếu như chúng tôi có cơ hội thông tin một cách rộng rãi.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn thời gian anh dành cho cuộc trao đổi này.
Các tin, bài liên quan
- Tiến sĩ Hà Sĩ Phu bàn về tình hình chính trị và kinh tế ở trong nước
- Ông Nguyễn Khắc Mai nói về giới trẻ Việt Nam và trách nhiệm đối với đất nước (phần 3)
- Tình hình hội nhập của Việt Nam và giới trí thức trong nước (phần 2)
- Đối lập các nước gặp mặt tại Ba Lan
- Phản hồi của giới trẻ về cách thức chọn lựa ứng cử viên Quốc hội VN
- Ông Nguyễn Khắc Mai: Hiện tượng ứng cử tự do hiện nay chỉ mới là cái ‘mầm’ thôi
- Vì sao nhiều người tự ứng cử rút lui sau vài vòng hiệp thương?
- Cập nhật những thông tin về trường hợp Luật sư Nguyễn Văn Đài
- Những diễn biến mới nhất về trường hợp 2 anh Trương Quốc Huy, Trương Quốc Tuấn
- 29 ứng cử viên Quốc hội bị khiếu nại tố cáo