Du học sinh Việt Nam nghĩ gì về tiến trình dân chủ hóa đất nước? (phần 1)
2006.10.04
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Bất chấp sự gia tăng đàn áp của chính quyền, làn sóng đấu tranh dân chủ trong nước gần đây trổi lên khá mạnh mẽ với những vụ đình công của giới công nhân, những cuộc biểu tình khiếu kiện đất đai của tầng lớp nông dân, những bức thư ngỏ của các thành phần trí thức.
Đặc biệt gần đây là sự ra đời của Khối Dân chủ 8406, tạo điều kiện những tiếng nói đối lập ngày càng xuất hiện nhiều hơn và mạnh mẽ hơn, trong đó có sự góp mặt của nhiều người trẻ.
Đây chính là những dấu hiệu cho thấy sức mạnh và vai trò thiết yếu của hai từ “dân chủ” trên con đường phát triển đất nước để hội nhập với quốc tế trong thời đại toàn cầu hoá.
Thế hệ trẻ ngày nay, nhất là giới du sinh có cơ hội ra nước ngoài học tập, đã bắt đầu quan tâm và khao khát một nền dân chủ thực thụ cho Việt Nam.
Các bạn nhận xét như thế nào về tình hình dân chủ trong nước so với các quốc gia trên thế giới? Đó cũng là nội dung chính trong phần đầu cuộc trao đổi giữa ba bạn trẻ hiện đang du học tại Pháp và Mỹ. Trà Mi xin gửi đến quý vị và các bạn trong chương trình hôm nay.
Mai: Chào chị Trà Mi và quý thính giả. Mình tên Mai hiện đang là du học sinh tại Pháp. Mình qua đây du học đã 5 năm rồi.
Tuấn: Chào các bạn. Mình là Tuấn, đang du học tại San Jose, California. Mình qua Mỹ du học đựơc 2 năm rưỡi.
Dương: Em là Triều Dương, qua Pháp du học đã 5 năm.
Thực tế Dân chủ tại Việt Nam
Trà Mi: Là những người có cơ hội ra nứơc ngoài học tập, mở mang tầm nhìn, kiến thức, các bạn có nhận xét gì về tình hình dân chủ ở Việt Nam so với các nước?
Mai: Mình nghĩ là mình rất may mắn có cơ hội đi du học nước ngoài để có dịp nhìn lại nước mình. Mình nhận ra quyền tự do ngôn luận trong nước Việt Nam bị xâm phạm nhiều quá. Mình trăn trở nhiều nhất là vấn đề đó. Đồng bào mình, giới trẻ trong nứơc mình không có quyền nói mà đó lại là một quyền rất căn bản, rất quan trọng của con ngừơi.
Trà Mi: Mai trăn trở về quyền tự do ngôn luận, tức là một phần trong khái niệm ‘dân chủ’ . Thế còn các bạn khác, các bạn thấy có những điểm khác biệt cơ bản nào giữa dân chủ ở nứơc mình với dân chủ ở các nứơc mà các bạn đang theo học?
Tuấn: Dân chủ ở các nứơc ngoại quốc họ phân biệt rất rõ ràng giữa nhà nứơc với tổ quốc. Người dân trong một đất nứơc họ yêu tổ quốc nhưng không nhất thiết phải yêu chính quyền cai trị. Họ không thích họ có quyền nói rõ ràng không bị ai bắt bớ hay bỏ tù.
Người dân các nước có quyền đòi hỏi dân chủ, tại sao mình không đòi? Cho nên dân chủ ở Việt Nam vẫn còn một sự thiếu hụt, cần một sự thúc đẩy nào đó để quá trình dân chủ trong nước đựơc đi nhanh hơn nữa.
Còn ở Việt Nam, nền giáo dục tìm cách pha trộn giữa hai khái niệm ‘chính quyền’ với ‘tổ quốc’, làm cho mình tưởng như khi ai chống lại chính quyền tức là chống lại tổ quốc, gây nguy hiểm cho đất nứơc. Đó là sự khác biệt mà mình thấy rõ nhất.
Trà Mi: Xin cảm ơn ý kiến của Tuấn từ San Jose. Bây giờ xin mời Dương ?
Dương: Theo em, tình hình dân chủ tại Việt Nam càng ngày càng có nhiều người dân dám lên tiếng. Nhiều ngừơi đi khiếu kiện oan sai. Nhiều báo chí bắt đầu lên tiếng về tình trạng tham nhũng, hối lộ hoặc những việc làm sai trái của những ngừơi trong bộ máy chính quyền.
Đó cũng là mặt tiến bộ của tình hình dân chủ Việt Nam, nhưng cho dù có tiến bộ đi nữa thì vẫn chưa đủ, chưa nhanh, chưa mạnh.
Người dân các nứơc có quyền đòi hỏi dân chủ, tại sao mình không đòi? Cho nên dân chủ ở Việt Nam vẫn còn một sự thiếu hụt, cần một sự thúc đẩy nào đó để quá trình dân chủ trong nứơc đựơc đi nhanh hơn nữa.
Trà Mi: Trong nứơc, với khái niệm rằng hiện giờ đất nứơc bình yên, ‘dân chúng ấm no, tự do, hạnh phúc’, người dân đã đựơc phát huy quyền dân chủ rồi. Nếu như so sánh tính chất của hai từ ‘dân chủ’ ở Việt Nam so với tính chất 2 từ này ở nước ngoài, các bạn sẽ nói gì?
Tuấn: Hai từ dân chủ ở Việt Nam và nước ngoài khác nhau rất xa. Vì ở Việt Nam trứơc đây cuộc sống khó khăn, ngăn sông cấm chợ đủ thứ. Bây giờ họ cho tự do kinh tế chút xíu thì họ gọi là dân chủ. Điều này hoàn toàn chưa đủ.
Dân chủ ở nước ngoài đựơc định nghĩa là bất cứ điều gì nhà nứơc ban ra, ngừơi dân phải đựơc quyền quyết định chứ không phải một đảng nào đại diện quyết định. Tất cả toàn dân đều bỏ phiếu xem điều đó, luật đó có lợi cho ngừơi dân hay không.
Ở Việt Nam có những điều ban ra ngừơi dân cũng không hiểu vì sao có luật đó, nhiều khi nó không có lợi cho mình mình cũng không được quyền lên tiếng nữa.
Trà Mi: Bạn có thể cho 1 ví dụ cụ thể để chứng minh quan điểm này?
Tuấn: Mình thấy có nhiều điều rất bất cập mà không ai có quyền lên tiếng ví dụ như các vấn đề trong giáo dục. Trong trường, chính trị là môn học bắt buộc, không ai có quyền lựa chọn. Ở trong nước nếu có học sinh nào đứng lên nói rằng không thích học môn đó thì sẽ lập tức bị trù dập ngay.
Thế nào là Dân chủ đúng nghĩa?
Trà Mi: Thế ở nước ngoài các bạn có làm đựơc điều đó không?
Tuấn: Ở nước ngoài chính bản thân môn học đó đã là một môn có thể lựa chọn rồi.
Mai: Vả lại ở nước ngoài thì tiếng nói riêng, có cơ quan bênh vực quyền lợi riêng của sinh viên.
Trà Mi: Nhưng ở Việt Nam mình cũng có Đoàn thanh niên và các tổ chức của thanh niên, sinh viên, học sinh đấy chứ?
Tuấn: Nhưng mà các tổ chức đó cũng là cơ quan của đảng thôi.
Mai: Phục vụ cho quyền lợi của đảng.
Tuấn: Cho nên cũng cùng một thứ đó thôi. Mình không thể tự thành lập một tổ chức riêng của mình đựơc.
Trà Mi: Ở các nứơc các bạn học tập, những đoàn thể đại diện cho thanh niên, học sinh, sinh viên hoạt động như thế nào?
Tuấn: Họ có rất nhiều hoạt động khác nhau nhưng điều căn bản là họ đựơc tự do hoạt động, không bị kiềm chế bởi bất cứ ai. Không ai đựơc quyền bắt buộc phải làm như thế nào hoặc ngăn cấm gì cả. Rất là tự do.
Trà Mi: Các bạn khác có ý kiến gì bổ sung không?
Dương: Theo em, ở Việt Nam các tổ chức như Đoàn thanh niên cộng sản hoặc Đội. Đó cũng là những môi trường tốt để học sinh sinh viên rèn luyện, cũng đào tạo thanh niên làm những chuyện có ích cho xã hội nhưng cho xã hội nào và phục vụ chế độ nào thì đó chính là câu hỏi cần đặt ra.
Em đã từng học ở Việt Nam trong thời gian dài nên cũng đã từng vào Đội, vào Đoàn thì em thấy là những con ngừơi được đào tạo từ các môi trường này không có đựơc một cái nhìn toàn diện về những quyền mà mình có đựơc.
Nếu so sánh giữa dân chủ trong nứơc với dân chủ nước ngoài thì thật sự không thể nào so sánh nổi. Ở Pháp nơi em du học chẳng hạn. Họ đã phát triển khá lâu so với Việt Nam mình. Dân trí và ý thức dân chủ của ngừơi dân Pháp cũng có thời gian phát triển lâu hơn nên ngừơi ta nhận thức đựơc đầy đủ.
Còn ở Việt Nam mình, qua thời gian chiến tranh, vì lý do lịch sử nên nhận thức về dân chủ của người dân mình cũng phần nào bị sai lệch.
Mai: Dân chủ ở Việt Nam chỉ là dân chủ trá hình. Mai không hề thấy ở Việt Nam có dân chủ. Ở nứơc mình có thể nói hầu như hoàn toàn không có dân chủ.
Người dân ở nước ngoài được tiếp cận mọi thông tin, nên có cái nhìn tổng quát chứ không bị phiến diện một chiều như lối tuyên truyền một chiều ở Việt Nam. Mình đã không có quyền nói lên những gì mình muốn thì làm sao gọi là dân chủ?
Khác biệt giữa Việt Nam và thế giới
Trà Mi: Các bạn có thể đưa ra vài ví dụ cụ thể nhất để chứng minh cho nhận xét rằng dân chủ ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Những quyền gì mà người dân ở nước ngoài có thể thực thi mà ngừơi dân trong nứơc hiện nay không đựơc quyền áp dụng?
Mai: Quyền tự do báo chí chẳng hạn. Ngừơi dân ở nước ngoài đựơc tiếp cận mọi thông tin, nên có cái nhìn tổng quát chứ không bị phiến diện một chiều như lối tuyên truyền một chiều ở Việt Nam. Mình đã không có quyền nói lên những gì mình muốn thì làm sao gọi là dân chủ?
Tuấn: Ví dụ điển hình là trừơng hợp của bác sĩ Phạm Hồng Sơn bị bắt giam chỉ vì anh đã dịch bài viết nói về dân chủ. Mình nghĩ đây là biểu hiện rõ ràng nhất của một xã hội không công bằng. Anh thực hiện quyền tự do tư tưởng ngay cả trong luật pháp cũng có ghi nhận vậy mà lại bị bắt giam. Đó là một sự vi phạm rõ ràng.
Trà Mi: Nói về quyền tự do báo chí, cách đây không lâu có một bài viết trên thông tấn xã Việt Nam phản bác lại những cáo buộc của Tổ chức phóng viên không biên giới khi tổ chức này lên án Việt Nam thiếu tự do ngôn luận, tự do báo chí. Bài báo của thông tấn xã Việt Nam nói rằng tất cả những báo đài trong nứơc đều phản ánh đầy đủ và chính xác nguyện vọng của ngừơi dân trong nứơc, rằng ngừơi dân không thiếu thông tin. Những giới hạn thông tin mà ngừơi dân không đựơc biết hay không đựơc tiếp xúc chỉ là những thông tin độc hại, phản động, gây hại cho an ninh quốc gia mà thôi. Là những ngừơi trẻ lớn lên trong nứơc và hiện nay được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, quan điểm của các bạn như thế nào?
Tuấn: Báo chí trong nứơc nói rằng những thông tin nhạy cảm cho quốc gia thì họ không thông tin cho ngừơi dân. Điều này cũng đúng nhưng thật ra họ dùng cái gọi là ‘an ninh quốc gia’ để che đậy những sự thật khác mà đáng lẽ phải đựơc công khai.
Ví như những thông tin về tham nhũng khi đựơc công khai thường là quá trễ vì từ đầu báo chí không ai dám lên tiếng cả. Vì những người tham gia tham nhũng đều nằm trong bộ máy chính quyền và họ điều khiển cả báo chí. Những ngừơi làm báo chí đều thuộc đảng cộng sản thì những cái tiêu cực trong đảng làm sao họ nói đựơc?
Báo chí mà muốn tự do phải có báo chí đối lập, báo chí tư nhân.
Trà Mi: Ý kiến của những bạn khác thì sao?
Mai: Bởi vì nền dân chủ và tự do báo chí ở Việt Nam như vậy : ngừơi dân thì bị che mắt, giới trẻ thì bị ru ngủ. Không ai nhận thức đựơc thực trạng xã hội Việt Nam mình bây giờ như thế nào. Không biết các bạn trẻ có biết Việt Nam mình đã bị mất 1 mãnh đất về tay Trung Quốc như thế nào không?
Hoàn toàn không có báo đài trong nứơc nào nói đến vấn đề này hết. Đây là chuyện quốc gia, đất nứơc mình bị mất đất mà tại sao không ai nói đến hết? Không ai thấy đựơc và không ai nói lên để giới trẻ Việt Nam nhận thức đựơc nứơc mình tụt hậu đến như thế nào.
Không so sánh chi xa với các nứơc Mỹ, Pháp, chỉ so với các nứơc bạn bè như Thái Lan, Singapore chẳng hạn cũng đủ thấy nứơc mình tụt hậu ra sao, nhưng báo chí thì rất ngại nói đến.
Tuấn: Mình muốn cho một ví dụ cụ thể là cách đây vài năm khi mình còn ở Việt Nam trên thế giới công bố bảng xếp hạng về sự phát triển của các quốc gia. Trong đó Việt Nam mình đứng ở hạng gần chót. Mà mình để ý tất cả báo đài trong nứơc không hề đưa tin này. Mình nghĩ là họ cố ý che đậy thông tin đó.
Dương: Tự do báo chí ở Việt Nam thật sự là một vấn đề lớn. Trước khi một tờ báo phát hành đều đã đựơc lọc ra tất cả những thông tin có vẻ nhạy cảm. Báo chí Việt Nam có bàn tay kiểm soát chặt chẽ mọi thông tin. Nhưng mình cũng phải nhìn từ 2 phía. Một phía là ngừơi cho thông tin là nhà nứơc và đảng và một phía là nhận thông tin chính là ngừơi dân. Cũng tuỳ thuộc ngừơi dân có muốn đào sâu thông tin và tìm hiểu thêm hay không.
Người dân Việt Nam nhiều khi cũng tự thoả mãn với từng đó thông tin mình có rồi, thấy nhiêu đó là đủ rồi, không muốn tìm tòi thêm nữa. Cho nên chuyện tự do báo chí ở Việt Nam bị kẹt không chỉ vì đảng và nhà nứơc đã lọc hết rồi mà ngay cả phía ngừơi dân, dân trí và ý thức dân chủ của họ cũng chưa đủ cao để đòi hỏi những thông tin thật sự muốn biết. Để có đựơc quyền tự do báo chí, ngừơi dân phải tạo áp lực mạnh mẽ.
Mai: Mình không hiểu vì sao quyền mở mang trí thức là quyền của mỗi người mà lại có một người đi trứơc để chọn lọc lại những thông tin và nói ra cái nào là lợi là hại và buộc ngừơi khác chỉ được đọc điều này, điều kia mà không đựơc quyền biết mặt trái của vấn đề đó ra sao? Đó là quyền của con người.
Dân chủ và Ổn định
Trà Mi: Các bạn nghĩ sao khi nhà nứơc cho rằng những thông tin không có lợi dễ gây xáo trộn chính trị và làm bất ổn quốc gia?
Mai: Đó chỉ là một cách nói văn hoa bóng bẩy thôi chứ thật sự là họ sợ quyền lợi của họ bị xâm phạm tới.
Dương: Chuyện này cũng bình thường thôi. Người ta gọi là ‘tốt khoe xấu che’. Đương nhiên chuyện xấu của họ thì họ che lại chứ đâu thể nào để ra cho mọi ngừơi cùng thấy đựơc ?
Trà Mi: Như các bạn vừa trình bày, nền dân chủ ở Việt Nam hiện vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế ấy là gì? “Diễn đàn bạn trẻ” sẽ trở lại cùng quý vị và các bạn với phần hội luận tiếp theo trên làn sóng này, sáng thứ tư tuần sau. Mời quý vị đón theo dõi.
Quý thính giả muốn tham gia thảo luận các đề tài trên "Diễn đàn bạn trẻ", vui lòng email cho chúng tôi qua địa chỉ vietweb@rfa.org hoặc để lại lời nhắn qua hộp thư thoại (202) 530 7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc và mời quý vị góp tiếng khi chương trình có những chủ đề mà quý vị quan tâm.
Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trứơc dãy số (202) 530-7775. Trà Mi kính chào.
Theo dòng câu chuyện:
- Du học sinh Việt Nam nghĩ gì về tiến trình dân chủ hóa đất nước? (phần 2)
Các tin, bài liên quan
- Hiện tình Việt Nam theo nhận định của Đại sứ Hoa Kỳ
- Đại sứ Michael Marine gặp gỡ đại diện Cộng đồng người Việt ở Maryland
- Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa gặp khó khăn với công an Hà Nội
- Cô Nguyễn Thu Trâm bị áp lực phải bỏ ý định đi thăm bà con khiếu kiện đất đai ở Kiên Giang
- Các nhà tranh đấu tại VN phản đối công an cưỡng đoạt tài sản và phương tiện làm việc
- Các nhà tranh đấu dân chủ tại Việt Nam sẽ chùn bước?
- Quyền bầu cử và tự ứng cử trong xã hội dân chủ
- Phỏng vấn nữ luật sư Lê thị Công Nhân, phát ngôn nhân của Đảng Thăng Tiến
- Kỳ vọng của giới trẻ với tân Bộ trưởng giáo dục Nguyễn Thiện Nhân (phần 2)