Du học sinh Việt Nam nghĩ gì về tiến trình dân chủ hóa đất nước? (phần 2)
2006.10.11
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Trà Mi hân hạnh tái ngộ cùng quý vị và các bạn trong chuyên mục “Diễn đàn bạn trẻ”, nhịp cầu thảo luận-trao đổi ý kiến của thanh niên Việt Nam, phát thanh sáng thứ tư hàng tuần.
Giới trẻ Việt Nam khi có cơ hội ra nước ngoài học tập và mở mang tầm nhìn nghĩ gì về tình hình dân chủ trong nước? Với chủ đề này, ba vị khách mời của “Diễn đàn bạn trẻ” tuần trước là Tuấn, Dương, và Mai đã chia sẻ với chúng ta những trăn trở của các bạn trước sự khác biệt khá xa của hai từ ‘dân chủ’ ở Việt Nam so với các nước trên thế giới.
“Hai từ dân chủ ở Việt Nam và nước ngoài khác nhau rất xa. Vì ở Việt Nam trước đây cuộc sống khó khăn, ngăn sông cấm chợ đủ thứ. Bây giờ họ cho tự do kinh tế chút xíu thì họ gọi là dân chủ.
Điều này hoàn toàn chưa đủ. Dân chủ ở nước ngoài được định nghĩa là bất cứ điều gì nhà nước ban ra, người dân phải được quyền quyết định chứ không phải một đảng nào đại diện quyết định.”
Đó là ý kiến của Tuấn hiện đang du học tại Mỹ đưa ra trong buổi thảo luận. Trong khi đó, hai bạn du sinh ở Pháp là Mai và Dương thì đồng quan điểm cho rằng:
“Ở Việt Nam có thể nói là hầu như không có dân chủ. Người dân ở nước ngoài được tiếp cận mọi thông tin, nên có cái nhìn tổng quát chứ không bị phiến diện một chiều như lối tuyên truyền một chiều ở Việt Nam. Mình đã không có quyền nói lên những gì mình muốn thì làm sao gọi là dân chủ? ”
Em thấy quyền tự do thật sự cần thiết nhất là quyền tự do lá phiếu. Người dân phải thật sự có quyền bầu ra người lãnh đạo đất nước, được lựa chọn giai cấp lãnh đạo của mình. Đó mới gọi là nhà nước của nhân dân. Ở Việt Nam, giai cấp lãnh đạo đó lại không gồm những người do nhân dân bầu ra.
Ngoài quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, những quyền cơ bản nào trong khái niệm dân chủ mà người dân ở nước ngoài được thực thi trong khi người dân trong nước không được phép áp dụng? Trong ánh mắt những trí thức trẻ yêu chuộng dân chủ, nguyên nhân nào khiến cho tình hình dân chủ ở Việt Nam vẫn còn nhiều mặt hạn chế?
Quyền tự do lá phiếu
Mời quý vị theo dõi phần hội luận tiếp theo giữa ba bạn Mai, Tuấn, Dương từ Pháp và Mỹ tham gia vào chương trình hôm nay:
Dương: Em thấy quyền tự do thật sự cần thiết nhất là quyền tự do lá phiếu. Người dân phải thật sự có quyền bầu ra người lãnh đạo đất nước, được lựa chọn giai cấp lãnh đạo của mình. Đó mới gọi là nhà nước của nhân dân. Ở Việt Nam, giai cấp lãnh đạo đó lại không gồm những người do nhân dân bầu ra.
Trà Mi: So sánh giữa quyền tự do lá phiếu ở Việt Nam với các nước khác mà cụ thể là quốc gia bạn đang theo học thì khác nhau ở điểm nào?
Dương: Khác biệt rõ nhất chẳng hạn như ở Pháp tới kỳ bầu cử tổng thống thì mỗi người dân sẽ được trực tiếp bỏ phiếu bầu cho người ra ứng cử chức đó.
Trong khi ở Việt Nam, một người dân bình thường chỉ được quyền bầu theo danh sách đã có sẵn và người dân cũng không được quyền bầu cho các vị trí lãnh đạo cao cấp như trong quốc hội hay chủ tịch nước, mà quyền bầu cử của người dân bị giới hạn, dừng lại ở cấp địa phương hoặc cấp thành phố mà thôi.
Trà Mi: Theo các bạn những nguyên nhân sâu xa dẫn đến các hạn chế về dân chủ ở Việt Nam là gì?
Dương: Em nghĩ nguyên nhân sâu xa là do nền giáo dục. Trong suốt những năm học ở trường, học sinh và sinh viên Việt Nam đều phải chịu một nền giáo dục của đảng và nhà nước rất nặng về chính trị và lý tưởng. Khi rời khỏi trường cấp 3 thấy thật sự là đã có một con người cộng sản đã được ra lò rồi.
Như ở Việt Nam là chế độ độc đảng, cái gì cũng phải làm cho đảng, cái gì cũng phải phục vụ đảng. Bây giờ không còn là vì dân, do dân mà hoàn toàn là vì đảng. Đội viên để trở thành đoàn viên, rồi đoàn viên để trở thành đảng viên, vào đảng rồi thì cũng để phục vụ cho đảng mà thôi.
Mai: Mai nghĩ nguyên nhân sâu xa hơn nữa là do chế độ độc đảng. Tất cả mọi vấn đề đều phát sinh từ chế độ độc đảng.
Trà Mi: Vì sao bạn nghĩ chế độ độc đảng, một đảng duy nhất lãnh đạo dẫn đến những mặt hạn chế về dân chủ ở Việt Nam?
Mai: Cũng giống như trong kinh tế hay bất cứ lĩnh vực nào khác, nếu mình là duy nhất thì dĩ nhiên lúc nào cũng muốn thao túng tất cả không để ai thoát khỏi quyền lực của mình hết.
Như ở Việt Nam là chế độ độc đảng, cái gì cũng phải làm cho đảng, cái gì cũng phải phục vụ đảng. Bây giờ không còn là vì dân, do dân mà hoàn toàn là vì đảng. Đội viên để trở thành đoàn viên, rồi đoàn viên để trở thành đảng viên, vào đảng rồi thì cũng để phục vụ cho đảng mà thôi.
Trà Mi: Các bạn không nghĩ những điều đảng làm là phục vụ cho lợi ích người dân hay sao?
Tuấn: Theo mình, hoàn toàn không phục vụ cho lợi ích người dân đâu. Ai cũng đặt quyền lợi cá nhân của mình lên trước rồi mới tới quyền lợi của chung. Mà trong chính quyền chỉ toàn đảng viên thôi.
Cho nên khi họ đưa ra những quyết định chỉ có lợi cho đảng viên mà không có lợi cho đa số người dân. Nếu một chính quyền của nhân dân thì ngoài đảng viên của đảng cộng sản còn có đại diện của những đảng khác đại diện cho đa phần đa số hơn, thay vì bây giờ những lá phiếu của đảng chỉ đại diện cho thiểu số mà thôi.
Chế độ đa đảng
Trà Mi: Nói vậy nghĩa là các bạn ủng hộ chế độ đa đảng hơn là độc đảng cai trị như hiện nay?
Đồng ý là có chuyện đó, nhưng đó chỉ là mặt trái của chế độ đa đảng. Họ cứ thổi phồng mặt trái mà không dám nói đến mặt phải, mặt có lợi của chế độ đa đảng. Bất cứ sự việc gì cũng có 2 mặt cả. Đồng ý là mặt trái của vấn đề là như thế nhưng trong xã hội có luật pháp để giới hạn mặt trái đó. Và mặt phải của vấn đề tốt hơn nhiều so với chế độ 1 đảng hiện nay.
Mai: Mai đồng ý.
Trà Mi: Nếu Việt Nam đi theo chế độ đa đảng đa nguyên thì các bạn tửơng tượng viễn ảnh đó sẽ như thế nào? Hiện nay đảng cộng sản luôn nói rằng hãy nhìn gương các nước đa đảng trên thế giới để xem tình trạng xâu xé, tranh dành quyền lực, gây xáo trộn cho quốc gia như thế nào. Các bạn nghĩ sao?
Tuấn: Đồng ý là có chuyện đó, nhưng đó chỉ là mặt trái của chế độ đa đảng. Họ cứ thổi phồng mặt trái mà không dám nói đến mặt phải, mặt có lợi của chế độ đa đảng. Bất cứ sự việc gì cũng có 2 mặt cả.
Đồng ý là mặt trái của vấn đề là như thế nhưng trong xã hội có luật pháp để giới hạn mặt trái đó. Và mặt phải của vấn đề tốt hơn nhiều so với chế độ 1 đảng hiện nay.
Trà Mi: Tốt hơn nhiều như thế nào xin bạn cho biết rõ hơn?
Tuấn: Trong chế độ đa đảng, phe cầm quyền sẽ đại diện cho đa số. Họ là những người được bầu lên từ những lá phiếu chiếm đa số, thì quýêt định của họ cũng sẽ có lợi cho đa số người dân trong nước.
Trà Mi: Ý kiến của các bạn khác như thế nào? Một đất nước nhỏ bé như Việt Nam mà đi theo chế độ đa đảng thì liệu có dẫn đến những tranh chấp, xáo trộn chính trị hay không?
Dương: Dưới chế độ đa đảng, việc tranh dành quyền lực là chuyện đương nhiên, nhưng chính sự cạnh tranh công bằng đó sẽ làm cho bộ máy chính quyền hoạt động tốt hơn và phục vụ người dân tốt hơn. Đó mới là mục đích chính của đa nguyên đa đảng. Hoạt động của nguồn máy đa nguyên đa đảng sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn so với độc đảng.
Như kinh tế, một nền kinh tế thị trường sẽ phát triển mạnh mẽ và toàn diện hơn một nền kinh tế độc quyền. Kinh tế Việt Nam trong tình trạng độc quyền bao nhiêu năm cuối cùng cũng phải mở cửa để đón nhận kinh tế thị trường, chấp nhận sự cạnh tranh công bằng. Điều này đã xảy ra trong kinh tế tại sao lại không thể xảy ra trong chính trị?
Tuấn: Sự cạnh tranh đó sẽ được luật pháp giới hạn trong môi trường lành mạnh.
Quý thính giả muốn tham gia thảo luận các đề tài trên "Diễn đàn bạn trẻ", vui lòng email cho chúng tôi qua địa chỉ vietweb@rfa.org hoặc để lại lời nhắn qua hộp thư thoại (202) 530 7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc và mời quý vị góp tiếng khi chương trình có những chủ đề mà quý vị quan tâm. Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trước dãy số (202) 530-7775.
Trà Mi: Các bạn có thể dẫn chứng 1 ví dụ cụ thể từ gương đi trước của nước ngoài hay không?
Dương: Một ví dụ rõ ràng nhất là ở các nước đông Âu. Khi Liên Xô tan rã thì các nước này đã chuyển từ chế độ cộng sản sang chế độ đa đảng. Tới giờ mình vẫn thấy những nước đó mặc dù không giàu có nổi bật nhưng đời sống người dân đã thoải mái hơn nhiều so với chế độ cộng sản.
Những cuộc điều tra của báo giới nước ngoài cho thấy người dân các nước đông Âu ấy không hề hối tiếc về chế độ cộng sản. Đông Đức chẳng hạn, sau khi đổi từ chế độ cộng sản sang đa đảng như hiện nay thì rõ ràng kinh tế của họ đã phát triển mạnh mẽ hẳn lên và hiện nay đã trở thành một nước khá mạnh trong Châu Âu. Đó là một ví dụ rất rõ ràng.
Trà Mi: Những người chủ tương lai của đất nước, nhất là những người có cơ hội ra nước ngoài mở mang tầm nhìn, họ đã hoặc sẽ có những hành động cụ thể như thế nào để góp phần xây dựng cho nền dân chủ thực thụ ở Việt Nam? Mời quý vị đón theo dõi trong chương trình ‘Diễn đàn bạn trẻ’ sáng thứ tư tuần sau.
Quý thính giả muốn tham gia thảo luận các đề tài trên "Diễn đàn bạn trẻ", vui lòng email cho chúng tôi qua địa chỉ vietweb@rfa.org hoặc để lại lời nhắn qua hộp thư thoại (202) 530 7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc và mời quý vị góp tiếng khi chương trình có những chủ đề mà quý vị quan tâm.
Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trước dãy số (202) 530-7775. Trà Mi kính chào.
Theo dòng câu chuyện:
- Du học sinh Việt Nam nghĩ gì về tiến trình dân chủ hóa đất nước? (phần 1)
Các tin, bài liên quan
- Việt Nam truy tố 4 thành viên Khối dân chủ 8406
- Internet, phương tiện trợ lực cho các nhà dân chủ Việt Nam
- Ðại diện Khối 8406 phản bác các cáo buộc của Hà Nội
- Hà Nội lần đầu tiên công nhận sự hiện diện của Khối 8406
- Du học sinh Việt Nam nghĩ gì về tiến trình dân chủ hóa đất nước? (phần 1)
- Hiện tình Việt Nam theo nhận định của Đại sứ Hoa Kỳ
- Đại sứ Michael Marine gặp gỡ đại diện Cộng đồng người Việt ở Maryland
- Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa gặp khó khăn với công an Hà Nội
- Cô Nguyễn Thu Trâm bị áp lực phải bỏ ý định đi thăm bà con khiếu kiện đất đai ở Kiên Giang