Phóng viên RFA tại Ba Lan bị mời ra ngoài khi đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


2007.09.16

Vân Anh, thông tín viên RFA

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng có mặt tại Ba Lan trong hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy. Đây là chuyến công du tới Đông Âu đầu tiên của vị Thủ tướng Việt Nam. Thủ tướng của Ba Lan là Jaroslaw Kaczynski và TTG Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, ngoài các cuộc thảo luận về mối quan hệ ‘truyền thống” còn đề cập tới hợp tác quân sự cũng như phối hợp trong chính sách đồi vối cộng đồng người Việt tại Ba Lan.

NguyenTanDungPoland150.jpg
Thủ tướng Ba Lan Jaroslaw Kaczynski (ngoài cùng bên phải) đón thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng có nói chuyện kinh tế và nhân quyền. Photo RFA/ Van Anh >> Xem hình lớn hơn

Ngày 14 tháng 9, sau nghi lễ đón tiếp chính thức trong phủ Thủ tướng là tòa Belweder ở thủ đô Warszawa, hai vị Thủ tướng đã họp hội nghị riêng về những đề tài quan tâm. Trong cuộc họp báo, vị Chủ Nhà nói với báo chí rằng hai bên có bàn bạc về mối quan hệ kinh tế hai nước đang phát triển nhịp nhàng, rằng mọi vấn đề đều được đề cập tới kể cả nhân quyền.

Công bố của Thủ tướng Ba Lan Jaroslaw Kaczynski trong cuộc họp báo: “Chúng tôi có bàn bạc về những cộng tác chính trị tốt đẹp và đang ngày càng đạt hiệu quả mà thí dụ là việc hai nước hỗ trợ cho nhau tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Chúng tôi có bàn thảo về hợp tác kinh tế vốn đang phát triển nhịp nhàng, chúng tôi muốn làm sao tới đây nâng hiệu quả cao hơn nữa để trong tương lai đạt nửa tỉ đô-la trao đổi kinh tế trong đó có cả các thỏa thuận cho vay mà liên ngành sẽ phải có các toan tính cụ thể.

Chúng tôi còn trao đổi với nhau trong các ngạch hợp tác quân đội, giáo dục và văn hóa, rồi về vấn đề chú ý là cộng đồng người Việt mà như nhiều người biết, đang sinh sống tại Ba Lan đồng thời là một cộng đồng rõ rệt, được người Ba Lan biết tới và thiện cảm.

Dĩ nhiên chúng tôi cũng có trao đổi về nhân quyền, giải đáp cho nhau về những vấn đề liên quan tới Liên Minh Châu Âu. Tóm lại các đề tài mà chúng tôi trao đổi là rất rộng và tôi tin rằng chúng sẽ tiếp tục được đề cập tới trong các trao đổicụ thể ở cấp bộ.”

Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố hai bên sẽ tiếp tục trao đổi cấp cao để ngày càng hiểu nhau hơn. , Việt Nam ủng hộ Ba Lan ứng cử làm ủy viên không thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2010 – 2011, Ba Lan ủng hộ Việt Nam ứng cử làm ủy viên không thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhiệm kì 2008 – 2009.

Là thành viên quan trọng của Liên Minh Châu Âu, Ba Lan giúp Việt Nam tăng cường quan hệ vớicộng đồng Châu Âu. Việt Namlà thành viên tích cực của khối ASEM sẽ giúpBa Lan trong việc xây dựng quan hệ với các quốc gia Á Châu.

Ngoài ra, Thủ tướng Việt Nam còn tiết lộ hai bên có nguyện vọng mở đường bay trực tiếp, có những giải pháp về cộng đồng người Việt tại Ba Lan thể theo pháp luật Ba Lan và Việt Nam.

Kết quả cuộc gặp hai vị Thủ tướng mang tới cho Việt Nam 280 triệu đôla tiền vay đầu tư vào hợp tác kinh tế với Ba Lan. Hợp đồng cho vay chưa được kí vì các thủ tục chưa hoàn tất nhưng hai bên đã cộp dấu hợp đồng, khép lại một chặng đường thỏa hiệp song phương.

Ngày hôm sau, 15 tháng 9, Thủ tướng Việt Nam đến thăm trung tâm thương mại ASG Việt Nam, nơi có khoảng 400 quầy hàng của người Việt. Trước đó, Thủ tướng cũng tới nói chuyện với doanh nhân Ba Lan tại khách sạn Hyatt. Trong suốt chuyến đi, phái đoàn Thủ tướng Việt Nam luôn có đội ngũ truyền hình VTV4 đi cùng.

Biểu tình đòi nhân quyền cho Việt Nam

NguyenTanDungPolandProtest200.jpg
Bên ngoài người Việt giăng biểu ngữ theo mẫu chữ của Công Đoàn Đoàn Kết, có nhiều người Ba Lan đáng kính trước kia tranh đấu dân chủ cho Ba Lan và đã thành công giờ lại tới đòi dân chủ cho Việt Nam. Photo RFA/ Van Anh >> Xem hình lớn hơn

Trong ngày Thủ tướng Kaczynski tiếp đón Thủ tướng Dũng trong tòa Belweder thì một chiến dịch nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam cùng lúc được phát động.

Bắt đầu là thư ngỏ gửi Thủ tướng và Tổng thống Ba Lan do Hội Tự Do Ngôn Luận, Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam và Hội Dân Chủ vì Việt Nam đồng kí tên.

Bức thư liệt kê con số tù nhân chính trị tại Việt Nam lên tới gần 400. Thư còn trình bày mức độ dã man của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam, dùng các thủ đọan tra tấn, tiêm thuốc tâm thần nhốt người dài hạn để tiêu diệt các đòi hỏi độc lập tại Việt Nam.

Tâm sự với đài chúng tôi, ông Trần Ngọc Thành, một trong những người tổ chức cuộc vận động nhân dịp Thủ tướng tới Ba Lan tâm sự.

Phóng viên RFA bị mời ra ngoài

Một sự việc không ai lường trước và cũng đưa tới hậu quả khôn lường cho cả hai phía là việc phóng viên của đài Á Châu Tự Do bị bảo vệ mời ra khỏi dinh Thủ tướng trong khi các nghi lễ tiếp đón đang diễn ra.

Chúng tôi nhận được lời giải thích, rằng đó là quyết định do phía đoàn Việt Nam đề xuất và tôi phải ngay lập tức rời khu vực phủ Thủ tướng.

Không chấp nhận ngay lời đề nghị, tôi yêu cầu giải thích rõ hơn nhưng không được đáp ứng. Một đồng nghiệp của tôi là anh Jedrzej Karpinski có mặt khi đó, bởi đứng bên cạnh theo dõi sự việc rốt cuộc cũng bị mời ra ngoài.

Việc 2 nhà báo bị mời ra khỏi phủ Thủ tướng do tác động của an ninh Việt Nam gây một chấn động dư luận chưa từng có trong lịch sử truyền thông Việt Nam - Ba Lan.

Ngay lập tức đoạn tin ‘mời phóng viên ra ngoài’ đồng loạt xuất hiện trên các làn sóng phát thanh, truyền hình lớn nhất tại Ba Lan như TVP, TVN24, Polskie Radio, Tok FM, Rzeczpospolita, Gazeta Wyborcza, Dziennik, Zycie Warszawy và các blog chính trị vốn đang nóng hổi trong kỳ vận động bầu cử.

Truyền thông Ba Lan lên tiếng

Sự kiện được các đồng nghiệp truyền thông đánh giá là chưa từng có trong lịch sử dân chủ Ba Lan. Rốt cuộc, các bài báo của Ba Lan mô tả chuyến thăm bằng các bài viết tỉ mỉ về sự việc khiếm nhã từ phía Việt Nam và chỉ dành 1, 2 câu mô tả sơ lược về hợp đồng Ba Lan cho Việt Nam vay tiền.

Có vẻ như sự việc sẽ không kết thúc bằng các bài viết. Ngay trong cuộc họp báo trong khuôn khổ cuộc viếng thăm của Thủ tướng Việt Nam, với sự có mặt của các phóng viên, ngài Kaczynski vô cùng khó xử trước lời chất vấn xung quanh đề tài duy nhất được báo chí đưa ra, liên quan tới việc phóng viên Việt Nam không được tham gia họp báo.

Thủ tướng Dũng vừa cười vừa nói, rằng ‘chắc điều đó hợp với pháp luật Ba Lan’, càng làm cho Thủ tướng Ba Lan thêm lúng túng. Ngài Kaczynski đành hứa với báo chí sẽ xem xét sự việc. Ngày hôm nay, Amnesty International Ba Lan đưa ra công bố đòi Thủ tướng Ba Lan làm sáng tỏ sự việc bằng một công bố chính thức của ông.

Nhờ thiện chí giúp đỡ của nữ phóng viên Agnieszka Lichnerowicz mà chúng tôi được sử dụng tư liệu của đài TOK FM từ cuộc họp báo tại phủ Thủ tướng Ba Lan, xin chân thành cảm ơn!

Vân Anh, thông tín viên RFA tại Ba Lan

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.