Phản ứng của người dân về việc nhà nước tăng cường quản lý thẻ sim điện thoại


2007.01.04

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Sau internet, điện thoại di động tại Việt Nam sắp tới cũng sẽ bị nhà nước quản lý chặt chẽ. Chính phủ có thể sẽ áp dụng việc quản lý thuê bao di động trả trước theo đề xuất của bộ Bưu chính Viễn thông. Theo đó, mỗi khách hàng phải đăng ký thông tin cá nhân khi mua thẻ sim cho điện thoại cầm tay.

PhoneGirl200.jpg
Mỗi khách hàng phải đăng ký thông tin cá nhân khi mua thẻ sim cho điện thoại cầm tay. AFP PHOTO

Báo chí trong nước thời gian gần đây khi loan tin này thường kèm trích dẫn phản ứng ủng hộ của các cơ quan chức năng và giới cung cấp dịch vụ, tuy nhiên không thấy nhắc tới sự phản hồi từ phía người dân, những khách hàng trực tiếp phải trả tiền để được sử dụng dịch vụ di động trong nước. Dân chúng đón nhận tin này ra sao? Họ đồng tình hay phản đối? Mời quý vị cùng Trà Mi tìm hiểu.

Vi phạm quyền tự do

Các lý do được đưa ra để giải thích cho việc siết chặt quản lý thuê bao di động trả trước chủ yếu nhắm vào lợi ích của người sử dụng.

Ngoài việc đảm bảo an ninh quốc gia, ngăn ngừa thông tin xấu gây hại cho trật tự xã hội, yếu tố được báo giới đề cập nhiều nhất là hầu bảo vệ quyền lợi của khách hàng điện thoại di động, ngăn chặn tin nhắn và các cuộc gọi quấy rối; cũng như giúp doanh nghiệp nắm được thông tin cá nhân để chăm sóc và giải quyết khiếu nại của khách hàng tốt hơn.

Với mục tiêu đặt trọng tâm vào người sử dụng như vậy, chính đối tượng được “phục vụ” là khách hàng, họ phản hồi như thế nào? Chúng tôi ghi nhận một vài khách hàng lâu năm của các dịch vụ di động trả trước trong nước.

Một thương gia tại quận Tân Bình là khách hàng thường xuyên của dịch vụ di động trả trước, phát biểu ý kiến của mình:

Nhà nước không thể lợi dụng vào thiểu số phá rối đó mà áp dụng việc quản lý này, nó sẽ hạn chế đến lợi ích của công dân, quyền tự do của công dân khi mà hiện nay việc gì nhà nước cũng can thiệp chẳng hạn như sử dụng internet công cộng phải khai báo chứng minh thư hoặc nhân thân. Tôi nghĩ hành động này là một dạng vi phạm đến đời tư của công dân.

“Số lượng dùng điện thoại cầm tay quấy rối cũng có nhưng không nhiều, cho nên việc nhà nước quản lý như vậy cũng phần nào hạn chế được các thành phần có ý đồ gây rối. Tuy nhiên, số phá rối như thế không có nhiều.

Nhà nước không thể lợi dụng vào thiểu số phá rối đó mà áp dụng việc quản lý này, nó sẽ hạn chế đến lợi ích của công dân, quyền tự do của công dân khi mà hiện nay việc gì nhà nước cũng can thiệp chẳng hạn như sử dụng internet công cộng phải khai báo chứng minh thư hoặc nhân thân. Tôi nghĩ hành động này là một dạng vi phạm đến đời tư của công dân. ”

Đúng ra người có lợi nhất trong chủ trương này vẫn là nhà nước vì quản lý được thông tin của mỗi công dân, thực sự, nhà nước chỉ lợi dụng một thiểu số quấy rối để làm cớ đưa ra biện pháp áp đặt quản lý mà thôi. Doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng thiệt hại vì sẽ mất đi khách hàng.

Bất bình

Một khách hàng ở phía Bắc, làm việc trong ngành dịch vụ du lịch, không thể thiếu điện thoại di động trong công việc và giao tiếp xã hội hàng ngày, không dấu được nỗi bất bình của mình:

“Chính phủ đề ra các biện pháp quản lý người sử dụng di động ở Việt Nam, tôi cảm thấy hết sức buồn phiền, vì nó vi phạm vào quyền tự do cá nhân của mỗi người. Trong khi ở các nước khác đang khuyến khích người dân sử dụng điện thoại di động thì ở đây người ta lại giống như là hạn chế quyền sử dụng dịch vụ của người dân.

Tôi thấy việc này hết sức vô lý, quyền cơ bản của con người bị xâm phạm, cảm thấy giống như khi mình làm bất cứ điều gì cũng có người theo dõi hoặc quản lý mình.”

Trà Mi: Trong số các nguyên nhân được đưa ra để giải thích cho việc siết chặt quản lý này có lý do đầu tiên là nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng.Về phía người tiêu dùng, anh nhận xét như thế nào? Nguyên nhân đó có thoả đáng hay không?

Một khách hàng ở phía Bắc: Đó là sự biện hộ, nguỵ biện. Rõ ràng chúng ta thấy rằng số người sử dụng điện thoại di động ở Việt Nam rất nhiều, trên 10 triệu thuê bao, nhưng những người bị quấy rối rất ít có thể đếm trên đầu ngón tay so với tổng số thuê bao sử dụng.

Đó là sự biện hộ, nguỵ biện. Rõ ràng chúng ta thấy rằng số người sử dụng điện thoại di động ở Việt Nam rất nhiều, trên 10 triệu thuê bao, nhưng những người bị quấy rối rất ít có thể đếm trên đầu ngón tay so với tổng số thuê bao sử dụng.

Như vậy, rõ ràng lý do đưa ra không hợp lý chút nào mà chỉ thấy quyền tự do thông tin, quyền tự do cá nhân của người dân bị xâm phạm. Khi muốn làm điều gì buộc phải đăng ký, xin phép, chịu sự quản lý của các cơ quan công quyền. Lý do đưa ra, theo tôi, hoàn toàn không thuyết phục.

Hãy để cho những người sử dụng, khi người ta cảm thấy muốn được quản lý, muốn được quan tâm thì họ sẽ lên tiếng yêu cầu quản lý. Còn đây người sử dụng cảm thấy không có vấn đề gì thì cứ để cho người ta sử dụng, việc gì nhà nước can thiệp vào quyền lợi của người ta. Đâu có ai yêu cầu đâu?!

Trà Mi: Còn đối với lý do nhằm góp phần ngăn ngừa các phần tử xấu lợi dụng mạng lưới di động để gây rối trật tự an ninh quốc gia, thì anh thấy như thế nào?

Một khách hàng ở phía Bắc: Những người sử dụng di động ở Việt Nam đều thấy rằng mục đích chính của việc này là nhà nước muốn quản lý việc trao đổi thông tin của mỗi người dân, và các lý do được đưa ra như vậy chẳng qua là nguỵ biện mà thôi. Họ muốn siết chặt việc trao đổi thông tin vì họ cảm thấy điều này là mối nguy hiểm đối với việc bưng bít thông tin của nhà nước.

Người dân không được hưởng lợi ích gì cả. Tôi nghĩ bản thân các nhà cung cấp dịch vụ di động cũng ưu phiền về chuyện này nhưng vì người ta hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nên buộc lòng phải “cuốn theo chiều gió” mà thôi.

Hậu quả

Trà Mi: Theo anh, nếu bắt đầu thực thi thì biện pháp này sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

Một khách hàng ở phía Bắc: Nếu bắt đầu thực thi thì hậu quả có thể là số lượng sử dụng thuê bao sẽ giảm đáng kể, tuy nhiên, người dân không có quyền lựa chọn. Tôi đọc báo Thanh niên cách đây mấy ngày chỉ thấy trích dẫn ý kiến của các nhân vật cao cấp trong Bộ Bưu Chính Viễn Thông.

Họ toàn đăng những ý kiến ủng hộ mà hoàn toàn không đưa ra những quan điểm trái ngược hay phản đối, mà tôi nghĩ ý kiến phản đối rất nhiều vì nó ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, đến quyền tự do thông tin của mỗi cá nhân. Người dân cảm thấy rất phiền phức và bực tức về chuyện này.

Tôi nghĩ việc này hầu kiểm soát những người dân chủ và gây khó khăn cho người dân chúng tôi. Tôi hoàn toàn phản đối vì nó xâm phạm vào quyền tự do của công dân được quốc tế công nhận. Việt Nam đã gia nhập vào sân chơi quốc tế rồi, không nên làm những việc đó.

Từ miền Trung, một trí thức trẻ công tác trong ngành xây dựng cũng thẳng thắn bày tỏ sự phản đối của mình trước biện pháp quản lý di động thuê bao trả trước của nhà nước:

“Tôi hoàn toàn không ủng hộ. Sự quản lý đó nó sẽ vô cùng khập khiểng. Nếu cứ bám vào các kiểu quản lý không phù như thế này mãi thì thay vì người ta phát triển công nghệ thông tin, điện thoại, internet để đưa thế giới đi lên, thì Việt Nam mình cứ bị trì hoãn sự phát triển, làm sao đi lên được?

Sẽ không có lợi. Nếu có lợi đi chăng nữa thì dĩ nhiên trong một đất nước chỉ có 1 đảng cộng sản cai trị như ở đây, người ta hoàn toàn dễ dàng khống chế được các tiếng nói khác biệt, thực thi được những ý đồ của Đảng, họ muốn sao người dân phải theo vậy. Đó là cái lợi của đảng chứ của ai đây bây giờ?!”

Chúng tôi cũng có dịp hỏi thăm một nông gia ở miền đồng bằng Nam Bộ, và được ông cho biết:

“Tôi nghĩ việc này hầu kiểm soát những người dân chủ và gây khó khăn cho người dân chúng tôi. Tôi hoàn toàn phản đối vì nó xâm phạm vào quyền tự do của công dân được quốc tế công nhận. Việt Nam đã gia nhập vào sân chơi quốc tế rồi, không nên làm những việc đó.”

Trà Mi: Lý do đưa ra là hầu bảo đảm quyền lợi khách hàng xài di động, anh thấy sao?

Một nông gia: Tôi cho rằng đây chỉ là cái cớ nghe cho cho đúng pháp luật để dễ thực hiện vậy chứ không thể nào tin tưởng nổi. Tôi là một người dân dốt nát nhưng tôi nghĩ việc này chẳng để phục vụ gì cho người dân đâu, chỉ để theo dõi, xâm phạm người ta thôi chứ không thể nào bảo vệ được.

Rõ ràng ai cũng biết việc này chỉ tạo cản trở thôi. Chúng tôi cực lực phản đối, đa số dân chúng đều phản đối chứ không phải chỉ một mình tôi. Hậu quả của việc này là người dân mất quyền tự do, làm gì cũng bị ràng buộc cho nên không thể nào chấp nhận được.

Vừa rồi là ý kiến của một số khách hàng thường xuyên sử dụng thuê bao di động trả trước ở Hà Nội, Nha Trang, Sài Gòn, và đồng bằng Sông Cửu Long phản đối trước việc nhà nước sắp ban hành biện pháp quản lý thông tin từng cá nhân sử dụng dịch vụ này.

Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn tuỳ thuộc vào quy định của nhà nước ban hành. Tại Việt Nam, hiện có khoảng 16 triệu thuê bao di động, 80% trong số này sử dụng dịch vụ trả trước.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.