Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải


2005.05.14
Share on WhatsApp
Share on WhatsApp

Trần Sơn Nam

Cùng lúc với tin Thủ Tướng Phan Văn Khải sẽ viếng thăm Hoa Kỳ vào cuối tháng 6, là tin về một sự thỏa thuận vừa mới được ký kết giữa Mỹ với Việt Nam về tự do tín ngưỡng tại Việt Nam. Ý nghĩa của sự kịên này là gì? Việt-Long của Đài Á Châu Tự Do trao đổi ý kiến với ông Trần Sơn Nam về câu hỏi đó.

Thủ tướng Phan Văn Khải. AFP PHOTO

Hỏi: Thưa ông Trần Sơn Nam, theo tin đã được xác nhận từ cả hai phía, Hoa Kỳ và Việt Nam, thì Thủ Tướng Phan Văn Khải sẽ viếng thăm Hoa Kỳ vào cuối tháng 6 sắp tới.

Cùng một lúc với tin này, Đại Sứ của Hoa Kỳ về tự do tín ngưỡng là ông John Hanford cũng thông báo là Hoa Kỳ đã ký với Việt Nam một bản thỏa hiệp về tự do tín ngưỡng. Phải chăng hai tin này cùng đi song song với nhau để cho mọi người hiểu rằng có việc này thì mới có việc kia?

Ðáp: Thưa, trong lãnh vực quan hệ ngoại giao giữa hai nước, chuyện trao đổi điều kiện là chuyện thông thường. Ai cũng rõ, chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ dầu có thay đổi về mặt chiến lược tùy theo hoàn cảnh và giai đoạn, nhưng trên nguyên tắc, lúc nào cũng được dựa trên những giá trị truyền thống của Hoa Kỳ như tôn trọng nhân quyền và tự do tín ngưỡng.

Tất nhiên với một chính sách như vậy, Hoa Kỳ khó lòng chấp nhận hay làm ngơ được một khi nhân quyền hay tự do tôn giáo bị chà đạp ở những nước Cộng Sản. Việt Nam ở vào trường hợp này, do đó hai vấn đề nhân quyền và tự do tín ngưỡng hay tôn giáo luôn luôn là những trở ngại ngăn cản sự sáp gần thực sự giữa hai nước.

Năm ngoái Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lại còn liệt kê Việt Nam vào danh sách những nước đáng quan tâm về mặt này. Nếu tình hình không được giải tỏa thì làm sao chính quyền Hoa Kỳ có thể tiếp đón ông Phan Văn Khải được?

Trong lãnh vực quan hệ ngoại giao giữa hai nước, chuyện trao đổi điều kiện là chuyện thông thường. Ai cũng rõ, chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ dầu có thay đổi về mặt chiến lược tùy theo hoàn cảnh và giai đoạn, nhưng trên nguyên tắc, lúc nào cũng được dựa trên những giá trị truyền thống của Hoa Kỳ như tôn trọng nhân quyền và tự do tín ngưỡng.

Do đó mà nhà cầm quyền Việt Nam đã một phần nào nhượng bộ và ký vào một bản thỏa hiệp mới với Hoa Kỳ mặc dầu từ trước đến nay vẫn đưa ra quan điểm Hoa Kỳ không nên can thiệp vào nội bộ của Việt Nam.

Một bước tiến trong quan hệ giữa hai nước?

Câu Hỏi: Thỏa hiệp vừa được Đại Sứ Hanford loan báo có đủ bảo đảm là trong tương lai Việt Nam sẽ thi hành những điều đã cam kết không?

Ðáp: Về phương diện này thì Đại Sứ Hanford có nói rõ là bản thỏa hiệp nhằm "giải quyết một số quan tâm đặc biệt về tự do tín ngưỡng".

Theo ông thì "Việt Nam đã có tiến bộ về một vài việc nhưng vẫn còn những tồn đọng cần phải giải quyết dứt khoát" và những việc đó sẽ là đề tài mà Thứ Trưởng Robert B. Zoellick (nhân vật số 2 tại bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ) đưa ra thảo luận khi ông đến Hà Nội hôm thứ sáu vừa qua. Đại Sứ Hanford cũng thêm rằng "việc ký kết thỏa hiệp không có nghĩa là Việt Nam sẽ đương nhiên được rút ra khỏi danh sách những nước cần đặc biệt quan tâm.

Hoa Kỳ sẽ nghiên cứu việc Việt Nam sẽ áp dụng những chủ trương mới ra sao, vốn là điều mà Việt Nam từng cam kết khi ký thỏa hiệp". Như thế có nghĩa là trên giấy tờ thì bản thỏa hiệp là một bước tiến trong quan hệ giữa hai nước, nhưng có thật là một bước tiến không, điều đó còn tùy thuộc vào việc Việt Nam có giữ đúng những cam kết hay không.

Quyền lợi về thương mại, mậu dịch

Hỏi: Thưa ông, ngoài vấn đề nhân quyền và tự do tín ngưỡng, giữa Hoa Kỳ và Việt Nam còn những vấn đề gì cần phải được mang ra thảo luận nhân chuyến viếng thăm của ông Phan Văn Khải không ?

Ðáp: Dĩ nhiên là có, và đây là một vấn đề thứ hai không kém phần gai góc so với vấn đề nhân quyền hay tự do tín ngưỡng. Đó là vấn đề quyền lợi của cả hai bên về mặt thương mại và mậu dịch.

Một vấn đề thứ hai không kém phần gai góc so với vấn đề nhân quyền hay tự do tín ngưỡng. Đó là vấn đề quyền lợi của cả hai bên về mặt thương mại và mậu dịch.

Trong những gần đây, mậu dịch hai chiều giữa hai nước đã tăng từ 2, 9 tỷ năm 2002 lên tới 6,4 tỷ năm vừa qua và số vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam cũng lên tới một con số tương đối khá cao.

Tuy nhiên những vấn đề như cá và tôm của Việt Nam bán sang Hoa Kỳ cũng còn đang gặp nhiều khó khăn vì bị Hoa Kỳ đánh thuế nhập khẩu quá cao, ngoài ra giới đầu tư nuớc ngòai ở Việt Nam than phiền nhiều về những trở ngại mà họ thường gặp phải, như tệ nạn tham nhũng, thể lệ phiền phức và luật lệ luôn luôn thay đổi.

Một trong những tỷ dụ điển hình mới đây là trường hợp công ty Ford sản xuất xe hơi phải chịu những loại thuế bất ngờ sau khi đã đầu tư 100 triệu vào Việt Nam để dựng lên những cơ sở sản xuất. Và sau hết lại còn vụ điều đình gay go để Việt Nam có đủ điều kiện gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế WTO.

Thận trọng và dè dặt

Hỏi: Trên đây là những vấn đề cụ thể cần phải được giải quyết giữa hai bên, nhưng trong bối cảnh những biến chuyển về mặt chiến lược giữa các cường quốc trong vùng Thái Bình Dương, qua chuyến viếng thăm của ông Phan Văn Khải, ông có cho rằng Việt Nam muốn cho mối quan hệ với Hoa Kỳ chặt chẽ hơn?

Ðáp: Thưa, thực ra vấn đề này luôn luôn được đặt ra vì ai cũng rõ Việt Nam về mặt đối ngoại thường xuyên ở vào một vị trí khó khăn. Một mặt Việt Nam cần phải dập khuôn theo Trung Quốc vì lý do ý thức hệ, nhưng một mặt khác lại bị nước đàn anh chèn ép quá nặng nề, nên, theo ý nhiều người, Việt Nam cần phải tìm thêm chỗ tựa.

Lúc nào Hà Nội cũng phải hết sức thận trọng và dè dặt trong quan hệ với Hoa Kỳ. Thủ Tướng Khải không có thực quyền về chính trị, vì trong một chế độ Cộng Sản mọi đường lối chính sách đều do bộ chính trị quyềt định, nên ông sang Mỹ chỉ để nói chuyện với giới lãnh đạo Hoa Kỳ về những điều mà ông đã được Đảng Cộng Sản chỉ thị.

Quay sang những nước láng giềng trong vùng Đông Nam Á thì sự trông chờ cũng khó vì chính giữa những nước này cũng còn nhiều chuyện lủng củng, nếu không nói là mâu thuẫn hay xung đột.

Còn làm thân với Hoa Kỳ thì cũng không phải là dễ, nếu người ta phải kể đến chủ trương cổ võ tự do dân chủ của chính quyền Bush như người ta đã được thấy khi ông Bush viếng thăm ba nước Baltic và Georgia (tại đây ông có đưa ra lời tuyên bố ủng hộ tích cực phong trào dân chủ: "Các bạn đã chứng tỏ là với quyết tâm các bạn đã lấy lại tự do từ tay áp bức của nhà cầm quyền và khí giới của các bạn chỉ là những bông hồng và sự tin tưởng vào lý tưởng dân chủ")

Thêm vào đó đối với Việt Nam vì nội tình cũng không lấy gì làm sáng sủa cho lắm, phe bảo thủ thân Trung Quốc có ảnh hường lớn, khả năng của Đảng cầm quyền về mặt đối ngọai bị nhiều hạn chế. Một bằng chứng là trong quan hệ quân sự với Hoa Kỳ, ngay cả những khỏan viện trợ của Hoa Kỳ về huấn luyện cũng không được Việt Nam hưởng ứng mạnh mẽ, tuy rằng bề trong và ở chỗ riêng tư thì được biết là giới quân sự Việt Nam rất muốn.

Vì vậy, lúc nào Hà Nội cũng phải hết sức thận trọng và dè dặt trong quan hệ với Hoa Kỳ. Thủ Tướng Khải không có thực quyền về chính trị, vì trong một chế độ Cộng Sản mọi đường lối chính sách đều do bộ chính trị quyềt định, nên ông sang Mỹ chỉ để nói chuyện với giới lãnh đạo Hoa Kỳ về những điều mà ông đã được Đảng Cộng Sản chỉ thị.

Và ở những chỉ thị đó thì tôi không trông đợi một chính sách liên minh với Mỹ một cách cụ thể, mà chỉ là những vấn đề về kinh tế, vịên trợ, hơn là những vấn đề về chiến luợc, dù là trong những cuộc bàn luận riêng giữa các cấp lãnh đạo hai bên.

Ý nghĩa thật sự của chuyến viếng thăm?

Bạn nghĩ gỉ về chuyến đi của Thủ tướng Phan Văn Khải? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

Hỏi: Thưa ông, chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt được tròn 30 năm, quan hệ ngoại giao giữa 2 nước đã nối lại từ 10 năm qua, nhưng đến nay một nhà lãnh đạo Việt Nam mới đến thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên. Việc này có ý nghĩa thế nào?

Ðáp: Về mặt hình thức thì đây là một bước tiến mà không ai phủ nhận. Tuy nhiên, theo một số quan sát viên quốc tế theo trường phái hoài nghi thì trước hay sau chuyến viếng thăm của ông Phan Văn Khải, trên thực tế Việt Nam vẫn là một chế độ Cộng Sản.

Nhưng trong khi Hoa Kỳ không chờ đợi gì nhiều ở Việt Nam, nếu Việt Nam vì muốn cầu thân, sáp gần lại với Hoa Kỳ về kinh tế, viện trợ, mà phải nhượng bộ về mặt nhân quyền, tự do tín ngưỡng hay về một phương diện nào khác nữa, thì dầu có phải thận trọng chăng nữa, bước tiến về mặt hình thức trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam do chuyến đi của ông Khải tạo ra, cũng có thêm được một vài lợi ích cho những người tranh đấu cho tự do dân chủ ở Việt Nam.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.