Cải tổ hệ thống chính trị tại VN theo quan điểm của một nhà báo trong nước
2006.04.12
Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
Trả lời Nam Nguyên của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do, ông Nguyễn Quốc Thái, một nhà báo trải qua hai chế độ, hiện sống và làm việc trong ngành xuất bản ở TP.HCM đã đưa ra nhiều nhận xét đáng chú ý đối với vấn đề cải tổ hệ thống chính trị tại Việt Nam. Mời quí thính giả theo dõi:
Hệ thống chính trị nhiều lỗ hổng

Nam Nguyên: Dư luận trong nước cũng như các nhân sĩ trí thức cho rằng, vụ PMU 18 đặt ra nhiều câu hỏi nghiêm túc về hệ thống chính trị và phương thức vận hành của nó. Ý kiến của ông thế nào?
Ô. Nguyễn Quốc Thái: Theo tôi, cấu trúc vận hành của hệ thống hiện giờ có nhiều lỗ hổng. Từ những lỗ hổng đó nảy sinh ra tham nhũng móc ngoặc hối lộ trầm trọng như đã biết.
Cùng lúc thì trong cấu trúc lại có những rào cản, gây trở ngại cho việc giám sát chống tham nhũng hối lộ móc ngoặc. Quá nhiều ràng buộc cồng kềnh khiến không thể đạt tới quyết định quyết liệt, thí dụ thủ tứơng khổng thể có quyết định dứt khoát và quyết liệt được với các chức danh bộ trưởng thứ trưởng, mà phải có ý kiến của cấp cao hơn. Tôi nghĩ đó là những rào cản.
Trong cấu trúc hiện nay có những lỗ hổng mà bọn tinh ma quỷ quái rất biết khai thác, và nó qua mặt được những cơ quan giám sát. Và vì vậy lỗ hổng càng ngày càng khoét rỗng và đưa đẩy đất nứơc tới những thiệt hại như vậy.
Trong cấu trúc hiện nay có những lỗ hổng mà bọn tinh ma quỷ quái rất biết khai thác những lỗ hổng đó, và nó qua mặt được những cơ quan có thể giám sát được nó. Và vì vậy lỗ hổng càng ngày càng khoét rỗng và đưa đẩy đất nứơc tới những thiệt hại như vậy.
Những ý kiến đóng góp cho Đại hội 10
Nam Nguyên: Trong môi trường chính trị tiếp tục là một đảng cầm quyền, như đã xác định trong hội nghị trung ương 14, theo ông sẽ phải sửa chữa các khuyết tật nói chung của hệ thống chính trị như thế nào?
Ô. Nguyễn Quốc Thái: Theo tôi những lãnh đạo cao nhất của Việt Nam cả về mặt đảng lẫn chính quyền lúc này đã nhìn thấy những vấn đề đó rồi. Tôi nghĩ đã có những động tác sửa soạn cho một thứ quyết định sắp tới tại đại hội đảng, khi vừa qua báo chí “khui” những vụ bê bối đó ra.
Những ý kiến đóng góp cho đại hội đảng rất là quyết liệt, như gần đây trên báo chí có ý kiến của anh Doanh, anh Trung và anh A…. thậm chí cả ý kiến của nguyên Thủ tứơng Võ Văn Kiệt nữa. Những sự kiện này làm cho các nhà lãnh đạo đảng và nhà nứơc cần phải suy nghĩ, nếu họ muốn đưa đất nứơc này đến một bến bờ mà những người yêu nứơc thực sự mong muốn.
Nam Nguyên: Như vậy, đại hội đảng lần thứ 10 sắp tới theo ông có đạt tới một giải pháp cải tổ nào đó hay không, đặc biệt là sau vụ bê bối PMU 18?
Ô. Nguyễn Quốc Thái: Tôi nghĩ là sẽ và phải có cải tổ, nhưng ở mức độ nào thì chưa biết. Dư luận quần chúng và những đóng góp ý kiến của những ngừơi có tâm huyết với đất nứơc trên phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua, bất cứ lãnh đạo nào có tâm huyết với đất nước cũng phải suy nghĩ về nguyên nhân tại sao đưa đẩy tới những vụ việc đó, và phải nghĩ đến những biện pháp cải tổ.
Bất cứ lãnh đạo nào có tâm huyết với đất nước cũng phải suy nghĩ về nguyên nhân tại sao đưa đẩy tới những vụ việc đó, và phải nghĩ đến những biện pháp cải tổ.
Rào cản của bảo thủ
Nam Nguyên: Ngừơi ta nói những khuynh hướng bảo thủ và đặc quyền đặc lợi vẫn là những rào cản trở ngại lớn còn tồn tại. Ông nghĩ gì về sự kiện này?
Ô. Nguyễn Quốc Thái: Những thế lực bảo thủ đó thì tôi nghĩ quốc gia nào chẳng có, ngay cả ở những nứơctự nhận là dân chủ và tiên tiến nhất cũng có, nó hiện diện dứơi một hình thức nào đó, náu thân một cách tinh vi dưới một nhãn hiệu nào đó.
Nhưng ở Việt Nam, sau những vụ việc bị phanh phui trên báo chí và ý kiến đóng góp mạnh mẽ thì những thế lực bảo thủ đó bắt buộc phải lui lại, dù có lui lại với tính cách chiến thuật đi nữa, thì vẫn phải lùi lại.
Bởi vì không thể nào giải quyết tình trạng trì trệ tham ô móc ngoặc, dựa dẫm vào quyền thế dùng đảng như bình phong cho hoạt động của mình thì cũng phải bắt buộc gỡ bỏ đi. Những sự việc xảy ra mà mọi người được đọc trên báo chí là một nỗi buồn, nhưng theo tôi tuy buồn nhưng vẫn còn hy vọng, vì những thế lực ma quỷ hùng mạnh đó đã bị đụng đến. Chúng tôi vẫn có quyền hy vọng.
Nam Nguyên: Thưa ông như thế, số người dân còn niềm tin còn hy vọng ở trong xã hội Việt Nam ngày nay còn nhiều không?
Bạn nghĩ gì về hệ thống chính trị hiện nay ở Việt Nam? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của bạn. email: vietweb@rfa.org
Ô. Nguyễn Quốc Thái: Qua những sự việc báo chí đưa lên, những ý kiến đóng góp cho đại hội đảng, thì tôi nghĩ rằng những niềm hy vọng đó còn nhiều lắm. Bởi vì nếu họ không còn hy vọng thì họ đã không đưa ra những ý kiến đóng góp đó.
Nam Nguyên: Cảm ơn ông Nguyễn Quốc Thái đã dành thì giờ trả lời đài RFA!
Các tin, bài liên quan
- Cảm tưởng của Giáo sư Hoàng Minh Chính sau khi được vinh danh tại Đại hội Dân Chủ Thế Giới
- Chiến dịch phê phán những quan điểm khác với Bộ chính trị trước khi Hội nghị 14 diễn ra
- Phỏng vấn Cựu trung tá Trần Anh Kim về bức thư góp ý gửi Bộ Chính trị
- Phản ứng của người dân trước tin Bộ trưởng Đào Đình Bình từ chức
- Những thay đổi trong thành phần nhân sự lãnh đạo Việt Nam tại Ðại hội 10
- Báo chí ở Việt Nam trước thềm Đại hội ÐCSVN lần thứ 10
- Người dân trong nước nghĩ gì về đại hội đảng sắp diễn ra?
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 30-3-2006)
- Thành phần nhân sự lãnh đạo tại Việt Nam cho 5 năm tới?
- Chế độ pháp trị tại Việt Nam
- Trung Quốc tìm cách gia tăng ảnh hưởng đối với Việt Nam
- Tiến sĩ Phan Đình Diệu ghi nhận xung quanh diễn tiến Hội nghị Trung ương 14
- Đảng CSVN nhóm họp Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 14
- Những áp lực trong dư luận với Bộ chính trị trước khi bước vào Hội nghị Trung ương 14 (phần 1)
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 16-3-2006)
- Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói về bài viết của ông Nguyễn Đức Bình (phần 2)
- Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói về bài viết của ông Nguyễn Đức Bình (phần 1)
- Đảng CSVN sẽ lắng nghe những góp ý của người dân tới mức độ nào? (phần 1)
- Ứng viên mới trong cuộc đua vào chức Tổng Bí Thư ĐCSVN
- Ông Lê Hồng Hà nhận định về bài viết của ông Nguyễn Đức Bình (phần 2)
- Ai sẽ nắm chức tổng bí thư đảng trong nhiệm kỳ sắp tới?
- Ông Lê Hồng Hà nhận định về bài viết của ông Nguyễn Đức Bình (phần 1)
- Nhà báo Bùi Tín tổng kết những đóng góp ý kiến về Dự thảo báo cáo chính trị cho Đại hội 10
- Tiến sĩ Phan Ðình Diệu góp ý với Dự thảo báo cáo chính trị Ðại hội 10
- Sinh viên Việt Nam du học tại Pháp đóng góp ý kiến vào bản dự thảo báo cáo chính trị đại hội X