Các quyền tự do Chính trị và Tôn giáo tại Việt Nam hậu WTO?

Trường Văn, phóng viên đài RFA

Dân chúng Việt Nam mong ước việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO sẽ mang cho họ một đời sống sung sướng hơn về mặt kinh tế. Liệu họ có được dễ thở hơn về mặt chính trị hay tôn giáo không? Từ thủ đô Bangkok của Thái Lan, Trường Văn di về bài tường trình sau đây.

Trường hợp Trung Quốc

PagodaBuddist150.jpg
Các tổ chức nhân quyền quốc tế vẫn tiếp tục theo dõi sinh hoạt của các tôn giáo tại Việt Nam. AFP PHOTO.

5 năm sau ngày gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, nền kinh tế của Trung Quốc phát triển rõ rệt. Kim ngạch mậu dịch của nước này từ chỗ chỉ chiếm 40% Tổng sản lượng nội địa trong năm 2001 đã lên đến 80% trong năm 2005.

Tuy nhiên trên khía cạnh nhân quyền và tôn giáo, các giới quan sát quốc tế lại không thấy có sự tiến bộ nào đáng kể. Giáo hội thầm lặng tại Trung quốc vẫn là một giáo hội thầm lặng, bị áp bức và đàn áp.

Trung Quốc vẫn nằm trong danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm CPC của Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ.

Hy vọng nào cho người Việt Nam?

Đối với Việt Nam thì sao, người dân có được dễ thở hơn về mặt chính trị hay tôn giáo không sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế giới?

Một người dân ngụ tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phát biểu về vấn đề này: "Gia nhập WTO được thì toàn bộ thế giới này mới vào Việt Nam làm ăn. Mà thế giới vào Việt Nam làm ăn thì người cán bộ độc tài, độc quyền không còn tồn tại được nữa vì người ta sẽ va chạm hàng ngày.

Có người nước ngòai mới chứng minh được cán bộ tốt hay xấu bởi vì người ta không sang đây thì không biết được, người ta không va chạm thì người ta cũng không biết được.

Các ông ở nước ngòai, các ông đi tham quan, các ông đi cưỡi ngựa xem hoa, người ta dắt ông đi tòan là chỗ người ta bố trí thì nó không phô bày những sự thật ra được. Người dân ở Việt Nam rất khổ về mọi mặt tinh thần cũng như vật chất.

Church_Central_highland_150.jpg

Gia nhập WTO thì Việt Nam sẽ không còn độc tài, độc quyền, độc đảng, độc tôn nữa vì tất cả rồi sẽ phơi bày, sẽ thay đổi, các xấu sẽ được bài trừ, nên chúng tôi vui mừng cái đó lắm.”

Một cư dân Hà Nội cũng có ý kiến tương tự: "Sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì tình hình dân chủ hóa đất nước, điều kiện hòa nhập kinh tế đi liền với dân chủ hóa đất nước ví dụ như về vấn đề tôn giáo có những cải thiện, chắc chắn nó phải khá hơn trước.

Dần dần mình cũng phải hội nhập mà vì tự do về tôn giáo là quyền tất yếu của một xã hội văn min, cái quyền tính ngưỡng của người ta, cái quyền thờ phượng của người ta. Trước đây khi chưa hòa nhập thì trong nội bộ của anh còn có những cản trở nhưng bây giờ đã hội nhập rồi anh không làm thế thì thế giới nó...

Tôi tôi nghĩ như thế này hòa nhập về kinh tế không phải đơn thuần về kinh tế,muốn phát triển với cộng đồng kinh tế thì tòan thể vấn đề quản lý, xã hộ,i vấn đề chính trị cũng phải hội nhập chứ ta không thể theo đườnglối cũ được.”

Một cán bộ về hưu tại thành phố Hồ Chí Minh lại tỏ ý hy vọng là nhờ việc các doanh nhân và công ty nước ngòai vào Việt Nam, người dân Việt đở khổ vì nạn quan liêu giấy tờ:

“Nói chung là bây giờ phấn đấu để tranh được cái đó. Quan liêu, hách dịch ngày xưa nhiều lắm nhưng bây giờ thì bớt đi, đấu tranh nhiều quá thì mấy anh cũng tởn rồi. Cho nên dần dần những thủ tục cũng đơn giản bớt rồi bởi vì nó bày ra những thủ tục rắc rối, mất nhiều thời gian lắm, không chớp được thời cơ mà.”

Người dân thì mong mỏi như vậy, nhưng thực tế như thế nào cũng cần phải chờ xem vài ba năm nữa.