Tiến sĩ Phan Ðình Diệu bàn về một hướng ra cho Việt Nam


2006.03.05

Việt Hùng, phóng viên đài RFA

Trong cuộc phỏng vấn mới đây của Việt Hùng, khi bàn đến vấn đề dân chủ thông qua bản Hiến Pháp năm 1992 của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Giáo sư, Tiến sĩ Phan Đình Diệu từ Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng bản hiến pháp này có mâu thuẩn khi cho phép những điều mà Hiến Pháp quy định lại được Pháp Luật cắt xén, lược bỏ. Quy định như vậy thì đâu ra hướng ra cho Việt Nam. Mời quý vị theo dõi trong câu chuyện, xin nhường lời cho anh Việt Hùng.

WTOBusinessVN150.jpg

Việt Hùng: Thưa Giáo sư Phan Đình Diệu, phải chăng có một sự kết tụ nào đó hay sao mà tại sao trong thời gian qua dư luận ghi nhận ở trong nước hướng đến một "Xã Hội Dân Chủ" như một số quốc gia ở Âu châu hay bên Bắc Âu, từ ý kiến của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, của những người như là Tiến sĩ Hà Sĩ Phu .... thì cũng đã đề cập đến một cái hướng đến thì phải chăng là....

Giáo sư Phan Đình Diệu: Theo hướng đến thì cái hướng "Xã hội Chủ nghĩa Dân chủ" như vậy đó thì theo tôi nghĩ được sự đồng tình của rất nhiều người đó, chính bản thân tôi cũng góp ý kiến bao nhiêu năm nay cũng là ở chỗ hướng tới một "Chủ nghĩa Xã hội Dân chủ" và vì vậy tôi thì tôi cũng không nghĩ nhất thiết phải bỏ hẳn "Chủ nghĩa Xã Hội" đâu, nhưng mà phải xác định rõ nội dung của nó, bởi vì "Chủ nghĩa Xã hội Dân Chủ" cũng là một khuynh hướng có thực trên thế giới này.

Thực ra ngày nay thế giới người ta cũng đâu có phủ định là không nói tới "Chủ nghĩa Xã hội", nhưng mà phải xác định nội dung của cái " Chủ nghĩ Xã hội Dân chủ" đó theo cái hướng phát triển hiện đại.

Việt Hùng: Nhưng mà thưa Giáo sư rằng, sự khác biệt giữa một "Xã hội Dân chủ" như ở một số các quốc gia bên Âu châu với cái "Dân chủ Xã hội Chủ nghĩa" mà hiện này đang là hướng đến trong bản Dự thảo báo cáo thì nó là một sự khác biệt hoàn toàn, trong khi cái "Dân chủ Xã hội Chủ nghĩa" hiện nay ở Việt Nam là độc đảng.

Giáo sư Phan Đình Diệu: Vâng, chính tôi đã nói lúc nãy là bởi vì thực tế trong lịch sử phát triển nhất là trong Thế kỷ 20 vẫn có hai khái niệm về "Chủ nghĩa Xã hội" thế thì mình phải từ bỏ cái "Chủ nghĩa Xã hội" chuyên chính vô sản đi!

Bạn nghĩ gì về ý kiến này? Xin email về Vietweb@rfa.org

Phải đi theo con đường "Xã hội Chủ nghĩa Dân chủ" tức là tôn trọng mọi quyền tự do dân chủ của nhân dân, khuyến khích và tạo điều kiện cho sự phát triển của mỗi con người, mọi năng lực về tư duy, về sáng tạo, về sản xuất, về kinh doanh, về làm chính trị .... và như thế là mọi con người được quyền tự do trong các hoạt động của mình để mà góp phần xây dựng chung đối với xã hội.

Việt Hùng: Nhưng nếu mà như vậy thì phải chăng Việt Nam sẽ phải đa đảng, đa nguyên chính trị, nhưng mà thưa Giáo sư rằng điều đó chắc chắn là không được Bộ chính trị và Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam để ý tới những vấn đề đó, bởi vì cá nhân Giáo sư, Giáo sư cũng đã từng góp ý, từng đưa ra những ý kiến đó rồi?

Giáo sư Phan Đình Diệu: Vì vậy nếu muốn đi đến được một "Xã hội Chủ nghĩa Dân chủ" như vậy, và xuất phát từ thực tiễn Việt Nam hiện nay thì cần phải có một lộ trình cho cái dân chủ hóa đó thì bài phát biểu của tôi gần đây ở Mặt trận Tổ quốc là: " Đề Nghị Một Lộ Trình Cho Dân Chủ Hóa" mà Lộ trình cho Dân chủ hóa sẽ gồm một số bước, theo tôi nghĩ là gồm những bước như thế này.

(Xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên)

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.