Trần Thanh Hiệp - Nguyễn An
Một đạo luật về luật sư và hành nghề luật sư, mang số 65/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 đã được ban hành tại Việt Nam. Bản văn này có 9 chương 94 điều nhằm quy định quy chế chính thức cho những người Việt và người ngoại quốc được phép hành nghề luật sư trên đất Việt Nam. Theo điều 93 thì kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, Luật này mới có hiệu lực thi hành.

Trong cuộc trao đổi sau đây với Luật sư Trần Thanh Hiệp, biên tập viên Nguyễn An của Đài ACTD đã tìm hiểu để giới thiệu với thính giả những đặc điểm của một bản văn pháp lý mà người ta chờ đợi từ giữa thập niên 1980.
Ông Trần Thanh Hiệp đã hành nghề luật sư tại Sai Gòn từ giữa thập niên 1950 và tại Paris trong thập niên 1990. Ông còn là cựu thành viên Hội Đồng Luật sư của Luật sư đoàn Tòa Thượng thẩm Sài Gòn
Nguyễn An: Trong đợt cải tổ pháp luật gấp rút mới đây để tạo điều kiện cho Việt Nam xã hội chủ nghĩa gia nhập Tổ chức mậu dịch quốc tế, ngày 29-06-2006 quốc hội mới bầu của Hà Nội đã thông qua Luật số 6/QH11 quy đinh về luật sư và hành nghề luật sư tại Việt Nam.
Trước khi đi vào chi tiết để tìm hiểu bản văn này xin luật sư giới thiệu tóm tắt bản văn ấy qua một vài nét chính.
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Luật số 65/QH11 ngày 29-06-2006 có tên gọi Luật luật sư quy định rất nhiều vấn đề liên quan tới luật sư. Tôi xin sắp xếp thành ba nhóm vấn đề. Thứ nhất nguyên tắc, điều kiện, phạm vi, hình thức hành nghề, tiêu chuẩn, quyền, nghĩa vụ của luật sư.
Thứ nhất nguyên tắc, điều kiện, phạm vi, hình thức hành nghề, tiêu chuẩn, quyền, nghĩa vụ của luật sư. Thứ hai, tổ chức hành nghề, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quản lý hành nghề luật sư. Thứ ba, luật sư nước ngoài và hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Thứ hai, tổ chức hành nghề, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quản lý hành nghề luật sư. Thứ ba, luật sư nước ngoài và hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam. Đó là văn bản pháp lý đầu tiên chính thức thiết lập quy chế hành nghề luật sư cho người Việt cũng như người nước ngoài tại Việt Nam.
Nguyễn An: Như vậy phải chăng theo luật mới này người luật sư nước ngoài cũng có quyền hành nghề tại Việt Nam như luật sư Việt Nam?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Không hẳn như vậy, được hành nghề không có nghĩa là có đủ những quyền như người luật sư Việt Nam. Quyền và phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài hẹp hơn quyền và phạm vi hành nghề của luật sư Việt Nam. Tôi sẽ nói thêm về sự khác biệt này sau khi đã xem xét về trường hợp luật sư Việt Nam.
Nguyễn An: Theo luật sư thì dưới sự chi phối của luật số 65/QH11 có phải là người luật sư được phép hành nghề dưới chế độ xã hội chủ nghĩa cũng giống như người luật sư hành nghề trước năm 1975 không? Nếu khác thì khác ở những điểm nào?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Có ít điều giống nhưng rất nhiều điều khác. Trên đại thể, hai loại luật sư này có tên gọi giống nhau, có những tiêu chuẩn tuyển chọn gần giống nhau, nghĩa là phải có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư v.v...Kỳ dư, không có những sự tương đồng để đồng hóa hai loại luật sư trước và sau 1975.
Nguyễn An: Khác ở những điểm nào và tại sao khác, thưa luật sư?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Sự khác biệt theo tôi là sự khác biệt về nội dung tức là trước hết về bản chất. Trước 1975, người luật sư hành nghề tại Việt Nam là hiện thân của quyền bào chữa, độc lập đối với chính quyền. Loại luật sư này đã bị chế độ xã hội chủ nghĩa bãi bỏ hẳn trên hơn 10 năm, để thay vào đó những người biện hộ sĩ trên danh nghĩa, nhưng trong thực chất là công cụ đàn áp trá hình của chế độ.
Mãi cuối thập niên 1980, vì phải giao thiệp, giao thương với nước ngoài nên nhà cầm quyền xã hội chủ nghĩa mới từng bước cho lập trở lại nghề luật sư nhưng vẫn tìm đủ cách duy trì nó dưới sự giám hộ chặt chẽ của mình để gia thuộc hóa nó. Khởi đầu Hà Nội nhắm mắt làm ngơ để cho xuất hiện một số người mang tên luật sư thay thế cho lớp người biện hộ công cụ đàn áp.
Một công đôi ba việc, đặt ra những luật sư giả danh còn là để bồi dưỡng tình nghĩa cho những cán bộ pháp lý của chế độ đã hết đất tung hoành. Nhưng vì môi trường mở cửa đón nhận tư bản đòi hỏi phải có một đội ngũ luật sư ngang tầm với tiêu chuẩn quốc tê, Hà Nội đã phải ra pháp lệnh đặt nền móng cho một cơ cấu giống như luật sư đoàn ở các nước tư bản.
Sự khác biệt theo tôi là sự khác biệt về nội dung tức là trước hết về bản chất. Trước 1975, người luật sư hành nghề tại Việt Nam là hiện thân của quyền bào chữa, độc lập đối với chính quyền. Loại luật sư này đã bị chế độ xã hội chủ nghĩa bãi bỏ hẳn trên hơn 10 năm, để thay vào đó những người biện hộ sĩ trên danh nghĩa, nhưng trong thực chất là công cụ đàn áp trá hình của chế độ.
Đó là lý do Luật 65/QH11 đã khai sinh ra một loại hình luật sư hoàn toàn khác hẳn loại hình luật sư trước 1975 ở Việt Nam. Một mặt tuy cũng có luật sư đoàn riêng ở địa phương, luật sư đoàn chung cho cả nước nhưng tổ chức này không có quyền độc lập đối vớichính quyền vì bị ràng buộc chặt chẽ ở mọi cấp độ với chế độ độc tài đảng trị.
Do đó mà điều 6 của luật này định rằng “quản lý hành nghề luật sư được thực hiện theo nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư” tức là nghề luật sư do Nhà nước quản lý.
Lại nữa, chiếu điều 10, phải là “công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật” tức là tùng phục chế độ về mọi mặt mới được coi là có đủ tiêu chuẩn để làm luật sư, chiếu điều 3, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chương trình khung đào tạo nghề luật sư, quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư, chiếu điều 17, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Mặt khác, áp dụng điều 52, người luật sư dưới chế độ xã hôi chủ nghĩa Việt Nam phải “chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra” và theo điều 9 thì không được “lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.
Với cách giải thích độc đoán một chiều, ngăn cấm này đã triệt tiêu hết khả thế độc lập của người luật sư của chế độ Hà Nội. Nói tóm lại, loại hình luật sư này là những người lao động, hay những doanh nhân, chuyên gia cung cấp dịch vụ pháp lý thỏa mãn nhu cầu trao đổi kinh tế trong xã hội, những dịch vụ không thể thiếu như tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng v.v...
Người luật sư có truyền thống độc lập tự do dưới ngọn cờ quyền bào chữa \thiêng liêng trước 1975 đã bị chôn vùi. Công lý tại Việt Nam dù mới có thêm các luật sư đoàn vẫn chỉ là công lý một chiều.
Nguyễn An: Còn về các luật sư nước ngoài thì sao?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Người luật sư nước ngoài muốn hành nghề tại Việt Nam phải tôn trọng Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc hành nghề này ngoài ra chỉ giới hạn trong việc được thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác.
Luật sư nước ngoài không được tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trước cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam.
Người luật sư nước ngoài muốn hành nghề tại Việt Nam phải tôn trọng Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc hành nghề này ngoài ra chỉ giới hạn trong việc được thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác.
Phải nhờ luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tư vấn pháp luật Việt Nam, tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự cho khách hàng trước Toà án Việt Nam đối với các vụ, việc mà chi nhánh, công ty luật nước ngoài thực hiện tư vấn pháp luật, trừ vụ án hình sự.
Nguyễn An: Một quy chế luật sư và những cơ cấu hành nghề luật sư thiếu độc lập như vậy liệu có được quốc tế nhìn nhận không?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Thật ra trên nguyên tắc không bắt buộc phải có sự nhìn nhận quốc tế. Đây là vấn đề bảo đảm nhân quyền, công lý là vấn đề văn minh.
Nhìn kỹ vào Luật luật sư mới được ban hành, người ta nhận thấy ngay rằng nhà cầm quyền Hà Nội chỉ chú trọng tạo điều kiện và một môi trường để các luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam hơn là tái lập trên đất nước mình những truyền thống cao đẹp cùa quyền biện hộ đã từng hiện hữu ở Việt Nam trên gần một thế kỷ.
Nguyễn An: Xin cảm ơn luật sư Hiệp./.