RSF công bố danh sách 13 quốc gia bị xem là kẻ thù của Internet
2006.11.10
Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
Lên tiếng tố giác những quốc gia tiếp tục phong tỏa, kiểm soát, ngăn cản, cấm đoán Internet, RSF tức Tổ chức nhà báo không biên giới ở Paris vừa phát động chiến dịch bầu phiếu trên mạng. Kết quả cho thấy, 13 quốc gia bị xem là kẻ thù của Internet và trong vòng 24 giờ đồng hồ đầu tiên, đã có trên 17 ngàn người, khắp năm Châu tham gia cuộc bầu phiếu tượng trưng này.

Qua cuộc trao đổi sau đây, ông Vincent Brossel, giám đốc điều hành RSF đặc trách Châu Á, tóm luợc vài nét chính của sự kiện này. Xin mời anh Đỗ Hiếu.
Đỗ Hiếu: Thưa ông, vì sao RSF cho phát động chiến dịch kéo dài 24 giờ đồng hồ để thu thập ý kiến của những người hàng ngày sử dụng Internet?
Ông Vincent Brossel: Thật là một điều không may, vì như quý vị đã biết, việc kiểm soát, theo dõi, hạn chế, ngăn cấm sự truy cập Internet cũng như chuỵên bắt bớ, giam cầm, kết án những người đang dùng Internet vì mục tiêu dân chủ và hoà bình, hiện đang lan rộng khắp các lục địa, từ Âu, Á sang đến Châu Phi, và sẽ chưa chấm dứt ở đây.
Trước đây thì chỉ có Trung Quốc là nước đầu tiên xem Internet là kẻ thù nguy hiểm đối với chế độ cầm quyền của họ.
Thời gian sau này, rút kinh nghịêm của Bắc Kinh, nhiều quốc gia toàn trị và độc đoán khác cũng bắt đầu áp dụng các biện pháp rà soát, theo dỏi, ghi lại nội dung các cuộc đối thoại trên mạng đặt biệt là những tin tức, bài vở, tư tưởng liên quan đến vận động dân chủ, nhân quyền.
Thật là một điều không may, vì như quý vị đã biết, việc kiểm soát, theo dõi, hạn chế, ngăn cấm sự truy cập Internet cũng như chuỵên bắt bớ, giam cầm, kết án những người đang dùng Internet vì mục tiêu dân chủ và hoà bình, hiện đang lan rộng khắp các lục địa, từ Âu, Á sang đến Châu Phi, và sẽ chưa chấm dứt ở đây.
Những chánh phủ toàn trị, độc tài vừa kể đã bắt giam các nhà báo, nhân vật đấu tranh và cả những người dân thường, khi họ muốn bày tỏ quan điểm ôn hoà, yêu chuộng tự do, công lý, qua phương tiện Internet .
Đó là lý do chính khiến RSF phát động chiến dịch toàn cầu chống việc phong tỏa, kiểm soát, hạn chế Internet để ngăn chống cho những chánh quyền đọc đoán còn hiện hữu trên thế giới.
Dĩ nhiên Việt Nam là một trong những đối tượng mà RSF chúng tôi muốn đề cập tới trong chiến dịch lần này.
Đỗ Hiếu: Ông có thể sơ lược một số kết quả sơ khởi của chiến dịch chống đối việc kiểm soát và cấm kỵ Internet?
Ông Vincent Brossel: Trong vòng 24 giờ đồng hồ đầu tiên kể từ khi phát động chiến dịch chống các chánh quyền xem Internet là kẻ thù thì RSF chúng tôi đã thu được ngay hơn 17 ngàn phiếu từ khắp nơi trên thế giới.
Người tham gia đầu phiếu chỉ nhắp chuột vào chấm đen đặt trước tên quốc gia, mà theo ý họ bị xem là kẻ thù nguy hiểm của Internet.
Như tôi mới trình bày là kết quả hơn 17 ngàn phiếu do RSF đạt được chỉ trong vòng 24 giờ đầu tiên cho thấy rõ sự quan tâm thường xuyên và đặc biệt đến việc sử dụng Internet, một phương tiện thông tin, liên lạc nhanh chóng và hoàn toàn tự do.
Những ai đi ngược lại nguyện vọng và vai trò của trào lưu thế giới sẽ bị phản đối mãnh mẽ và bị lên án quyết liệt. Theo chúng tôi thì một số nước bị dư luận công kích gay gắt gồm có Trung Quốc, Miến Điện, Iran và Iraq.
Mặt khác, cũng có rất nhiều ý kiến phản đối công ty Internet Yahoo do ông Jerry Yang thành lập, vì họ đã cộng tác với nhà cầm quyền Hoa Lục để truy tìm, xử phạt những nhân vật bất đồng chính kiến từng bày tỏ lập trường yêu chuộng tự do, dân chủ trên Internet.

Đỗ Hiếu: Qua cuộc đầu phiếu trên mạng do RSF tổ chức mới đây thì những quốc gia nào bị công luận xem là kẻ thù số 1 của Internet?
Ông Vincent Brossel: Theo ý kiến tổng quát của số người tham gia đầu phiếu qua website của chúng tôi thì, các nước đứng đầu danh sách gồm có Bắc Hàn, nước này không chính thức cho phép sử dụng Internet, kế đó là Turkmenistan, rồi tới Trung Quốc, Iran, Belarus, Ai Cập, Arab Saudia … Có 3 nước được rút tên khỏi danh sách hung thần của Internet là Libye, Maldives và Nepal.
Đỗ Hiếu: Còn đối với Việt Nam thì RSF có nhận định gì? Chúng tôi muốn nói tới việc sử dụng Internet, thưa ông?
Ông Vincent Brossel: Công luận biết rất rõ là tại Việt Nam hiện giờ vẫn còn nhiều nhà báo, những nhân vật bất đồng chính kiến, đấu tranh cho dân chủ hay bênh vực những chuyện bất công thì bị Hà Nội giam cầm và ghép tội là cung cấp tin tức cho nước ngoài, vi phạm an ninh quốc gia, chống đối nhà nước, mưu toan lật đổ chế độ.
Sự thật như quý vị đã biết, những người cầm bút đó chỉ muốn nói lên chủ trương ôn hoà trong cuộc vận động cho tự do, dân chủ qua phương tiện Internet.
Đỗ Hiếu: Trở lại với kết quả cuộc đầu phiếu trên Internet để chống sự ngăn cấm việc sử dụng phương tiện này, thì số phiếu dành cho nước nào cao nhất, thưa ông?
Ông Vincent Brossel: Về số liệu cụ thể mà RSF chúng tôi ghi nhận được thì ở vị trí đầu bảng là Miến Điện với hơn 4500 phiếu, kế đó là Hoa Lục, trên 4100 phiếu, Belarus, hơn 2500 phiếu, Tunisie khoảng 1330 và Cuba chừng 1000 phiếu.
Công luận biết rất rõ là tại Việt Nam hiện giờ vẫn còn nhiều nhà báo, những nhân vật bất đồng chính kiến, đấu tranh cho dân chủ hay bênh vực những chuyện bất công thì bị Hà Nội giam cầm và ghép tội là cung cấp tin tức cho nước ngoài, vi phạm an ninh quốc gia, chống đối nhà nước, mưu toan lật đổ chế độ.
Đỗ Hiếu: Số phiếu do người Việt bầu chỉ trên dưới 200, ông có thể giải thích vì sao không ?
Ông Vincent Brossel: Thật khó có thể giải đáp câu hỏi của anh, tuy nhiên theo chúng tôi suy đoán thì một trong những nguyên nhân chính là sự quảng bá chiến dịch chưa được rộng rãi tại Việt Nam. Hơn nửa, chánh quyền Hà Nội vẫn tìm mọi cách để truy cản Internet, nên dân chúng Việt Nam dù mong muốn cũng khó tham gia cuộc đầu phiếu này.
Trong khi đó thì cộng đồng người Việt hải ngoại vì không hiểu thế nào là sự cấm đoán hay phong tỏa Internet, cho nên họ không tích cực tham gia cuộc đầu phiếu qua mạng do RSF chúng tôi thực hiện.
Đỗ Hiếu: Vậy RSF có dự định tổ chức tiếp những cuộc đầu phiếu tương tự trên mạng trong thời gian tới hay không?
Ông Vincent Brossel: Qua những kết quả sơ khởi vừa được RSF chúng tôi ghi nhận và phổ biến toàn cầu thì rõ ràng là hiện giờ vẫn còn một số quốc gia độc tài, toàn trị đang tìm mọi cách để gạn lọc, kiểm soát, giới hạn hay khoá chặt phương tiện Internet.
RSF chúng tôi có thể đoan chắc với quý vị rằng, rồi đây sẽ có hàng hàng, lớp lớp, người khắp năm Châu, yêu chuộng hoà bình, tự do và công lý sẽ mạnh mẽ chiến dịch chống những hung thần của Internet hiện còn sót lại trên thế giới và đó chính là thông điệp quan trọng nhất mà RSF muốn gởi đến quý vị và các bạn, trong câu chuyện hôm nay.
Đỗ Hiếu: Xin cám ơn ông Vincent Brossel thuộc tổ chức ký gỉa không biên giới đã dành cho Đài ACTD chúng tôi cuộc trao đổi này.
Thông tin trên mạng:
- 17,000 people vote against Internet enemies during 24-hour protest against online censorship
- RSF- The protest webpage
Những bài liên quan
- Tự do báo chí tại Việt Nam theo nhận định của Freedom House
- Quyền Tự do Thông tin ở Việt Nam?
- Việt Nam siết chặt kiểm soát báo chí
- Dư luận nghĩ gì về việc Chính phủ VN xử phạt báo chí đưa tin về vụ tiền polymer?
- Ủy ban bảo vệ ký giả phản đối Việt Nam về việc đình bản hai tờ báo
- Nhận định của RSF về tự do báo chí tại Việt Nam và thế giới
- Ân xá Quốc tế tố cáo Việt Nam tạo không khí sợ hãi cho người dùng Internet
- Thêm một tờ báo tại Việt Nam bị đình bản
- Tiền Giang: người sử dụng Internet phải xuất trình chứng minh nhân dân