Một kỹ sư Việt Nam nghiên cứu trồng thành công quả dưa vuông

0:00 / 0:00

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Hẳn chúng ta từng nghe đến một lọai dưa của Nhật được tạo dáng thành hình vuông để tiện lợi khi vận chuyển và không choán nhiều không gian khi ở dạng hình tròn bình thường.

Tại vùng đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam vừa qua cũng có một kỹ sư nông nghiệp đã thành công trong việc trồng ra đuợc những quả dưa vuông như việc được làm bên nước Nhật. Người đó là ông Đinh Công Mười hiện ngụ tại thành phố Cần Thơ.

Trong chuyên mục Sáng kiến & Đời sống tùân này, Gia Minh mời quí thính giả và các bạn nghe chính tác giả nói về công việc phát triển các lọai dưa và tạo ra lọai dưa vuông đầu tiên tại Việt Nam đó. Và phía cơ quan chức năng đang hỗ trợ cho ông những gì?

Ý tưởng từ thực tế

Bản thân từng làm chuyên viên kiểm tra chất lượng nông sản xuất khẩu nên ông Đinh Công Mười hiểu rõ thế nào là yêu cầu về chất lượng sản phẩm, độ đồng đều. Trên hết là những sản phẩm đáp ứng được thị hiếu của nguời tiêu dùng.

Mong muốn có được sản phẩm độc đáo đã đưa ông đến với việc tìm giống và phát triển để có giống dưa vuông. Ông cho biết:

“Hiện tôi đang làm một số quả về dưa. Trước dưa của mình không đồng đều, nên tôi dùng phương pháp tổng hợp để có độ đồng nhất và chất lượn hơn.

Tôi sử dụng màn phủ công nghiệp, chỉ sử dụng phương pháp tưới thấm thôi.Màn phủ khống chế một số sâu bệnh trên cây. Lâu nay chúng tôi cũng trồng dưa không hạt, cũng đạt kết quả nhưng thị trường chưa rộng.

Chúng tôi cũng đang làm dưa vuông; nhưng năm rồi đạt chỉ chừng 30%. Điều kiện kinh phí vẫn còn thiếu. Nguời ta thì làm trong nhà kiếng nên dễ điều khiển còn mình làm ở điều kiện tự nhiên thì còn khó.

Dưa lê là trái cây mới mà Âu Mỹ rất thích. Chúng tôi năm năm qua làm xong qui trình trồng dưa lê và qui trình rất đạt. Đây là thành công lớn, khi các chuyên gia từ nuớc ngòai đến thì họ rất ngạc nhiên. Hiện chúng tôi mới bán ra ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long thôi nên tiềm năng còn lớn.

Điều kiện đồng bằng Sông Cửu Long nơi nào trồng lúa đuợc thì trồng những thứ này đều đuợc. Nông dân rất thích và chính quyền địa phuơng cũng huơng tới nhưng đầu ra và chi phí đầu tư còn khó. Chúng tôi đang phối hợp với Nông trường Sông Hậu vì làm phải có nhiều đất.

Nay nông dân thì đất đai còn manh múm. Dân thì rất mê nhưng để làm đuợc thì phải có vốn, kỹ thuật…Qui trình canh tác thì hơn nghiêm nhặt, mà nông dân mình thì lâu nay chỉ quan tâm đến năng suất thôi.

Thời gian qua tôi chỉ làm theo tư cách nông dân; các đơn vị chức năng mới ngắm nghía thôi. Giống thì còn phải nhập vì công nghệ giống của Việt Nam còn yếu, nguời ta chưa chú ý đến giống.”

Chưa được chính quyền hỗ trợ

Còn cơ quan nông nghiệp ở Cần Thơ hỗ trợ gì cho ông Đinh Công Mười? Ông Ngô Hùng Dũng, trưởng phòng Cây trồng của Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Cần Thơ cho biết:

“Ổng làm tư nhân nên chưa có báo cáo cho chúng tôi. Nếu biết thì cũng chỉ hỗ trợ về kỹ thuật hoặc quảng bá giùm sản phẩm thôi. Còn nếu làm đuợc thì đời sống nông dân sẽ khá hơn, nhưng phải liên kết cho tốt và có đầu ra.”

Dù chưa được phía cơ quan chức năng của Nhà Nước hỗ trợ, thế nhưng bên cạnh ông Đinh Công Mười còn có người con cũng theo nghiệp cha, đó là anh Đinh Trần Nguyễn, học ngành trồng trọt ở Đại học Cần Thơ. Ông cũng còn một điểm tựa vững chắc cả trong cuộc sống lẫn chuyên môn là nguời vợ tiến sĩ nông học, Trần Thị Ba.

Khi đề cập đến gia đình của ông kỹ sư Đinh Công Mười như thế, Gia Minh chợt nhớ đến câu 'Một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại thành hòn núi cao'.

Mục Sáng kiến & Đời sống tùân này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.

Gia Minh chào tạm biệt.