Quan điểm truyền thông quốc tế (Ngày 22-4-2005)

Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

Cuộc bầu chọn tân giáo hoàng cho Giáo Hội Công Giáo La Mã là đề tài được giới truyền thông quốc tế đưa lên hàng đầu trong những ngày vừa qua. Như thường lệ, chúng tôi xin ghi nhận ý kiến của báo giới khắp nơi để gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Truyền Thông Quốc Tế Hàng Tuần.

0:00 / 0:00
BenedictGerman200.jpg
Tin Hồng Y Joseph Ratzinger làm Tân Giáo Hoàng được đăng trên trang đầu của báo chí Ðức. AFP PHOTO

Thứ Ba vừa qua, tiếng chuông nhà thờ đã đổ vang rền từ các thành phố lớn Paris, Luân Ðôn, cho đến những ngôi thánh đường nhỏ bé ở Châu Phi và Châu Á, sau khi Ðức Hồng Y Jorge Arturo Medina Estevez của Chi Lê loan báo Hồng Y Ðoàn đã chọn được người cai quản Giáo Hội Công Giáo La Mã toàn cầu.

Ðức Tân Giáo Hoàng Benedict XVI

“Chúng ta đã có giáo hoàng. Vị Hồng Y khả kính được chọn là Ðức Hồng Y Joseph Ratzinger và Ngài lấy hiệu là Biển Ðức thứ 16.”

Năm nay 78 tuổi, Ðức Tân Giáo Hoàng từng làm Bộ Trưởng Bộ Ðức Tin, cơ cấu quan trọng nhất của Tòa Thánh. Với vai trò này Ngài là người hướng dẫn Giáo Hội về tín lý và là cánh tay mặt của Ðức Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ Ðệ Nhị.

Ngài cũng được Ðức Thánh Cha chọn làm vị Hồng Y Niên Trưởng của Hồng Y Ðoàn, và cả thế giới từng nhìn thấy hình ảnh của Ngài, khi Ngài dâng thánh lễ an táng cho Ðức Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ Ðệ Nhị.

Tôi tự đặt mình trước Thiên Chúa, vì Ngài là đấng toàn năng biết phải làm gì và phải hành động như thế nào, và trên hết là tôi tin tưởng ở lời cầu nguyện của anh chị em, trong niềm vui mừng Chúa sống lại và trong niềm tin Ngài luôn luôn phù hộ cho chúng ta.

Trước một rừng người chờ đón ở Quảng Trường Thánh Phê Rô, vị Tân Giáo Hoàng lấy tên hiệu là Biển Ðức 16 đã xuất hiện để nói lời đầu tiên.

“Anh chị em thân mến, sau Vị Giáo Hoàng Vĩ Ðại Gioan Phao Lồ Ðệ Nhị, các Hồng Y đã chọn tôi để làm tôi tớ và là kẻ làm vườn nghèo hèn trong vườn nho của Thiên Chúa.”

Vị Tân Giáo Hoàng nói tiếp:

“Tôi tự đặt mình trước Thiên Chúa, vì Ngài là đấng toàn năng biết phải làm gì và phải hành động như thế nào, và trên hết là tôi tin tưởng ở lời cầu nguyện của anh chị em, trong niềm vui mừng Chúa sống lại và trong niềm tin Ngài luôn luôn phù hộ cho chúng ta.”

Những âu lo...

Tin chọn được Tân Giáo Hoàng được cả thế giới đón nhận với niềm vui mừng, nhưng bên cạnh đó cũng có những âu lo. Chẳng hạn như tại Hoa Kỳ, nhật báo The New York Times cho rằng vị Tân Giáo Hoàng là một người thuộc phe cứng rắn, bảo thủ của giáo hội Công Giáo, vì thế, việc Ngài được Hồng Y Ðoàn chứng tỏ sẽ không có gì thay đổi trong chính sách của Giáo Hội.

Bài bình luận của tờ New York Times viết tiếp:

“Ðương nhiên, chẳng có lý do gì để mong đợi những thay đổi từ Giáo Hội về các vấn đề như ngừa thai, linh mục phải sống đời độc thân hoặc vấn đề đồng tính luyến ái.”

Ðương nhiên, chẳng có lý do gì để mong đợi những thay đổi từ Giáo Hội về các vấn đề như ngừa thai, linh mục phải sống đời độc thân hoặc vấn đề đồng tính luyến ái.

Bài bình luận của tờ The New York Times cũng viết là triều đại của vị Tân Giáo Hoàng sẽ bị giới hạn vì năm nay Ngài đã 78 tuổi, tức thời gian Ngài ở ngôi vị Giáo Hoàng sẽ không đủ lâu để có thể để lại những ấn tượng mạnh mẽ như vị tiền nhiệm là Ðức Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ Ðệ Nhị. Nói cách khác, tờ báo cho rằng Hồng Y Ðoàn đã cử một người để đóng vai trò chuyển tiếp, làm gạch nối giữa Ðức Gioan Phao Lồ Ðệ Nhị và một vị Giáo Hoàng trẻ tuổi hơn sẽ được chọn sau này.

Tờ The Washington Post thì cho rằng:

“có lẽ, không có hy vọng gì Ðức Tân Giáo Hoàng Biển Ðức Thứ 16 sẽ suy xét lại các chính sách của Giáo Hội mà chúng ta nghĩ rằng đang gây những ảnh hưởng không thuận lợi, chẳng hạn như Giáo Hội sẽ tiếp tục cản trở kế hoạch sử dụng và phát bọc cao su ở Châu Phi và các nước đang phát triển, trong lúc công tác này sẽ giúp ngăn chận sự bành trướng của bệnh AIDS và giúp chận bớt hàng ngàn trường hợp trẻ em chết vì bệnh tật.”

Nhưng cũng theo tờ Post:

“vị Tân Giáo Hoàng sẽ đi theo con đường mà người tiền nhiệm của Ngài đã đi, tức sẽ mở rộng cánh cửa để đón những tôn giáo bạn. Ngài cũng sẽ được ca ngợi nếu bày tỏ một cách rõ rệt cho mọi người thấy rằng Ngài chống đối niềm tin mù quáng và những bất công đối với tôn giáo đang xảy ra trên thế giới.”

Phản ứng của báo giới ở Trung Ðông

Sự kiện Ðức Hồng Y Ratzinger của Ðức được chọn để nắm ngôi Giáo Hoàng cũng gây sôi nổi ở Trung Ðông. Tờ An-Nahar ở Lebanon viết:

“Chúng ta gửi lời chúc mừng đến Giáo Hội Công Giáo La Mã và những người theo Thiên Chúa Giáo toàn cầu. Chúng ta hy vọng Tân Giáo Hoàng Biển Ðức thứ 16 sẽ tiếp tục hướng đi của Cố Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ Ðệ Nhị và bằng những nỗ lực của chính Ngài, sẽ đối thoại và bắt tay với một thế giới đang cần đến sự hỗ trợ của cộng đồng Thiên Chúa Giáo.”

Chúng ta gửi lời chúc mừng đến Giáo Hội Công Giáo La Mã và những người theo Thiên Chúa Giáo toàn cầu. Chúng ta hy vọng Tân Giáo Hoàng Biển Ðức thứ 16 sẽ tiếp tục hướng đi của Cố Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ Ðệ Nhị và bằng những nỗ lực của chính Ngài, sẽ đối thoại và bắt tay với một thế giới đang cần đến sự hỗ trợ của cộng đồng Thiên Chúa Giáo.

Tờ As-Safir thuộc cánh tả ở Ai Cập thì cho rằng:

“Với vị thế của người lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo La Mã, Tân Giáo Hoàng sẽ lái Giáo Hội theo đường hướng bảo thủ. Việc chọn Hồng Y Ratzinger làm Giáo Hoàng quả là một điều ngạc nhiên vì Ngài đã lớn tuổi, đồng thời vì những tư tưởng bảo thủ đang gây tranh cãi ở trong cũng như ngoài giáo hội.”

Nhưng tại Israel, tờ The Jerusalem Post lại bày tỏ sự lạc quan, nhắc lại sự kiện tòa thánh và Israel thiết lập quan hệ năm 1993 và vị Ðức Gioan Phao Lồ Ðệ Nhị là vị Giáo Hoàng đầu tiên đã đến thăm và cầu nguyện ở một Giáo Ðường Do Thái Giáo. Bài bình luận viết:

“Tin Ðức Hồng Y Ratzinger được chọn để kế vị là một tin mừng cho những ai quan tâm đến mối quan hệ giữa Toa Thánh và Israel, cho những ai quan tâm đến quan hệ giữa Giáo Hội Công Giáo La Mã và người Do Thái, vì vị Tân Giáo Hoàng sẽ tiếp tục con đường mà Ðức Gioan Phao Lồ Ðệ Nhị đã nhẫn nại và nhiệt tâm xây dựng.”

Báo chí Châu Âu

Cũng như các khu vực khác, báo chí Châu Âu cũng bày tỏ quan điểm vừa vui mừng, vừa lo ngại trước sự kiện một vị Hồng Y nổi tiếng bảo thủ được chọn lên ngôi Giáo Hoàng. Tại Hà Lan, tờ De Volksrant cho chạy hàng chữ thật to “chọn lựa để tiếp tục đường lối đã đi” để mở đầu bài bình luận.

Tương tự như vậy, báo giới Ba Lan, nhắc lại Tân Giáo Hoàng là người thân cận nhất, từng đóng vai cố vấn cho vị Giáo Hoàng mới từ trần. Tại Ðức, quê hương của người mới được chọn, tờ báo bán chạy nhất là tờ Bilt bày tỏ hân hoan với câu “Tất Cả Người Ðức Chúng Ta Ðều Là Giáo Hoàng”.

Bảo thủ đối đầu với chính thống. Quyết định của Hồng Y Ðoàn báo trước những trở ngại đang có giữa Vatican và Giáo Hội Chính Thống Nga sẽ không được giải quyết.

Nhưng bên cạnh đó, bài bình luận của tờ The Guardian xuất bản tại Luân Ðôn lại cho rằng Hồng Y Ðoàn đã bỏ lỡ một cơ hội quá lớn.

“Ðức Hồng Y Ratzinger là người sẽ thẳng tay bác bỏ tất cả mọi ý kiến chân thành của người quan tâm đến sự phát triển của thế giới.”

Báo giới Thụy Sĩ cũng bày tỏ sự thất vọng. Tờ Tribune of Geneva gọi Tân Giáo Hoàng là người “chỉ biết lắc đầu” và tờ Tages Anzeiger thì coi Ngài là người “coi Châu Âu là trọng điểm”, trong khi Giáo Hội Công Giáo La Mã là Giáo Hội toàn cầu.

Báo chí Nga cũng chẳng mấy phấn khởi, đưa ra dự báo nói rằng vị Tân Giáo Hoàng sẽ không cải thiện quan hệ giữa Vatican và Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga. Ðiều này được bày tỏ rõ trong bài bình luận của tờ The Gazeta:

“Bảo thủ đối đầu với chính thống. Quyết định của Hồng Y Ðoàn báo trước những trở ngại đang có giữa Vatican và Giáo Hội Chính Thống Nga sẽ không được giải quyết.”

Ý nghĩa của tên hiệu “Biển Ðức”

Ðức Tân Giáo Hoàng khi chọn tên hiệu Biển Ðức là Ngài muốn chúng ta chúng ta hướng về tâm linh, đừng quên nguốn gốc của mình. Với tên hiệu Biển Ðức, Tân Giáo Hoàng cũng nhắc nhở mọi người đừng quên cầu nguyện và chỉ có cầu nguyện mới giúp con người đi đúng con đường phải đi là hướng thiện.

Chúng tôi xin được kết thúc Tạp Chí Truyền Thông Quốc Tế tuần này với lời nhận xét của Linh Mục Joseph Fassio, một nhà thần học của Giáo Hội Công Giáo La Mã, về người mới được chọn làm Giáo Hoàng.

“Việc Ðức Hồng Y Ratzinger chọn hiệu là Biển Ðức mang rất nhiều ý nghĩa. Thánh Biển Ðức là người đã xây dựng Châu Âu, là người đã lập dòng tu, đã kêu gọi phải cầu nguyện, là người xây dựng nên điều mà chúng ta gọi là nền văn hóa của Châu Âu ngày nay.

Ðức Tân Giáo Hoàng khi chọn tên hiệu Biển Ðức là Ngài muốn chúng ta chúng ta hướng về tâm linh, đừng quên nguốn gốc của mình. Với tên hiệu Biển Ðức, Tân Giáo Hoàng cũng nhắc nhở mọi người đừng quên cầu nguyện và chỉ có cầu nguyện mới giúp con người đi đúng con đường phải đi là hướng thiện.”