Vùng đồng bằng sông Cửu Long bị khan hiếm lúa giống trầm trọng
2006.11.22
Thanh Quang, phóng viên đài RFA
Giữa lúc dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá tiếp tục đe dọa ruộng đồng Việt Nam, thì chỉ mấy ngày vào vụ đông xuân, nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long lại phải đương đầu với tình trạng khan hiếm lúa giống trầm trọng. Thanh Quang liên lạc với một số bà con nông dân trong vùng để tìm hiểu về tình hình xuống giống khó khăn này. Trước hết một nông dân ở Vĩnh Long cho biết.

Nông dân Vĩnh Long: Tại vì lúa bị bệnh quá, lựa lúa giống biết làm sao mà lựa; hên xui vậy thôi. Nếu lên ngay những công ty bán lúa giống không bị bệnh thì bảo đảm, nhưng giá hơi mắc. Còn lúa vùng mình ở đây nó bị bệnh toàn diện hết, rồi thiếu giống bắt buộc người ta phải chạy kiếm tùm lum hết trơn, vất vả lắm.
Vùng mình ở đây thì đang chuẩn bị xuống giống. Còn ở những nơi như Vĩnh Xuân, Trà Ôn đã xuống giống một tháng rồi, bây giờ phải xới bỏ hết trơn. Vùng mình thì đang sợ nên chưa dám sạ.
Thanh Quang: Còn đất nhà của anh thì sao ?
Nông dân Vĩnh Long: Đất nhà của tôi chuẩn bị mùng 10 này thì sạ.
Thanh Quang: Nói chung hiện bà con nông dân tìm mua lúa giống gặp khó khăn như thế nào ? Các kho bán lúa giống có đủ cung ứng cho nông dân không ?
Nông dân Vĩnh Long: Không đủ anh ơi. Nhiều người không có tiền, họ chọn giống lúa ở khu nào không bị bệnh để sạ. Còn đa số thì phải đi tìm lúa giống ở những nơi như Cần Thơ, Vĩnh Long để mua.
Tại vì lúa bị bệnh quá, lựa lúa giống biết làm sao mà lựa; hên xui vậy thôi. Nếu lên ngay những công ty bán lúa giống không bị bệnh thì bảo đảm, nhưng giá hơi mắc. Còn lúa vùng mình ở đây nó bị bệnh toàn diện hết, rồi thiếu giống bắt buộc người ta phải chạy kiếm tùm lum hết trơn, vất vả lắm.
Thanh Quang: Nếu mua như vậy có bảo đảm được chất lượng lúa giống không ?
Nông dân Vĩnh Long: Thì của công ty nên bảo đảm, và họ cũng chỉ mình về kỹ thuật như bón phân, đừng cho đạm nhiều quá thì lúa hay bị bệnh.
Thanh Quang: Bây giờ bà con nông dân có được giới hữu trách giúp đỡ gì không ?
Nông dân Vĩnh Long: Có, nhưng chỉ với những nông dân nào nghèo quá, ít ruộng và bị thất mùa trắng tay luôn, mới được giúp.
Thanh Quang: Bây giờ tình hình đang khó khăn như vậy, nhưng nếu bà con nông dân nay mai xuống giống rồi bị trắng tay nữa thì họ phải làm sao đây ?
Nông dân Vĩnh Long: Cái đó phải chờ sạ vụ đông xuân coi sao !
Một nông dân khác ở cùng địa phương cho biết thêm:
Một nông dân khác: Đông xuân này chưa xuống giống. Còn vụ rồi thì thất quá.
Hời ơi, cái đó cũng như người ta kêu mình sạ thưa ra để con rầy nó không đeo vô cây lúa được. Với một cái nữa là mình bón phân đừng có đạm nhiều, để con rầy nó đừng có bu. Đời sống càng ngày càng khó khăn quá trời luôn. Bây giờ nhà nước đang ra chỉ thị. Lo cho dân trong việc xuống giống nè. Không có cho ai sạ trước, sạ sau gì hết. Hô sạ thì phải sạ một lượt một.
Thanh Quang: Thế chừng nào bà con nông dân ở đây mới xuống giống cho vụ đông xuân ?
Một nông dân khác: Bửa nay mùng hai rồi, mùng mười này sẽ xuống giống.
Thanh Quang: Tình hình sắp tới nghe nói bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, dịch rầy nâu…
Một nông dân khác: Cũng sợ quá, chưa biết sao nữa. Nhà nước nói trầm trọng quá, nên cũng chưa biết sao nữa.
Chúng tôi có liên lạc với một nông dân ở tỉnh Đồng Tháp, và chị mô tả khó khăn của bà con nông dân tại địa phương này như sau:
Nông Dân Đồng Tháp: Hời ơi, cái đó cũng như người ta kêu mình sạ thưa ra để con rầy nó không đeo vô cây lúa được. Với một cái nữa là mình bón phân đừng có đạm nhiều, để con rầy nó đừng có bu. Đời sống càng ngày càng khó khăn quá trời luôn. Bây giờ nhà nước đang ra chỉ thị. Lo cho dân trong việc xuống giống nè. Không có cho ai sạ trước, sạ sau gì hết. Hô sạ thì phải sạ một lượt một.
Thanh Quang: Nếu sạ một lượt như vậy thì tránh làm sao được dịch rầy nâu hay bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ?
Nông Dân Đồng Tháp: Dạ thì cũng như chia nhau ra, đánh một người một mớ thì nó không có tiêu cánh đồng nào hết, vậy đó. Chớ hồi cái mùa vừa rồi, người ta vừa sạ lên khỏang một tháng, nó đánh là phải trục bỏ luôn, vừa giống vừa phân trắng tay luôn đó. Mà đồng nào cũng tràng giang là rầy. Không biết ở đâu tới, làm dân điêu đứng !
Qua năm nay thì nhà nước cho sạ chỉ hai vụ thôi, là vụ đông xuân và vụ hè thu thôi. Bỏ vụ thứ ba là vụ cận Tết đó. Vì sợ sạ nhiều vụ thì rầy nó đánh quá không chống chọi nỗi.
Chúng tôi có hỏi ý kiến ông Lâm Văn Thắng, nông dân thuộc tỉnh Tây Ninh vừa từ các tỉnh Miền Tây trở về. Ông Thắng cho biết:
Việt Nam thiếu lúa giống. Hiện 80 ngàn ha tại ĐBSCL bị mất lúa mà còn phải bù thêm giống thì tôi nghĩ là thiếu đó. Có thể nói là tình hình ĐBSCL nó bị dịch này rồi thì chịu thua thôi.
Ông Lâm Văn Thắng: Việt Nam thiếu lúa giống. Hiện 80 ngàn ha tại ĐBSCL bị mất lúa mà còn phải bù thêm giống thì tôi nghĩ là thiếu đó. Có thể nói là tình hình ĐBSCL nó bị dịch này rồi thì chịu thua thôi.
Thanh Quang: Hiện giá lúa giống có tính kháng rầy khỏang bao nhiêu một kí so với trước ?
Ông Lâm Văn Thắng: Nếu trước đây giống đặc chủng thì giá khỏang 5 ngàn một kí. Nhưng thời điểm này giá đã tăng gấp hai, ba lần rồi. Tôi có gặp mấy người từ Miền Tây đi lên thăm con ở Tây Ninh, có người cho biết có 13 công, thu được 23 bao, về giê lúa ra còn được 8 bao; có nghĩa là làm một mẫu ba mà chỉ được có 8 bao lúa thôi.
Bây giờ bà con nông dân chọn giống từ trung tâm khuyến nông cung cấp, chớ bà con không dám mua giống ở ngoài nữa đâu.
Thanh Quang: Trong tình hình khó khăn đều khắp hiện nay, bà con nông dân phải làm gì, và giới chức địa phương, nông nghiệp có giúp gì cho bà con không ?
Ông Lâm Văn Thắng: Phải nói là ở Việt Nam hiện giờ, theo những thông tin mà tôi nắm được, thì Thủ tướng rất quan tâm về chuyện này.
Chỉ đạo liên tục, ra nhiều chỉ thị; bây giờ phải ngưng xuất khẩu lúa gạo. Những hợp đồng thì mình chấp nhận bồi thường. Rồi phải xuất kho lúa dự trữ ra để ổn định giá lúa gạo trong nước. Đại khái bây giờ giá gạo ở ngoài đã lên 40% rồi đó.
Những bài liên quan
- Sản lượng lúa vùng Ðồng bằng sông Cửu Long giảm mạnh do dịch rầy nâu
- Tình trạng rầy nâu ở đồng bằng Cửu Long và biện pháp phòng chống
- Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam khẩn cấp yêu cầu cho thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký kết
- Intel hợp tác với UNDP để thành lập 13 trung tâm thông tin nông thôn ở Việt Nam
- Việt Nam ngừng xuất khẩu gạo để bảo đảm an ninh lương thực
- Vì sợ rầy, một nông dân đã sáng chế được máy diệt rầy
- Những Vấn đề Thủy lợi ở Ðồng bằng sông Cửu Long (phần 1)
- Nông dân Việt Nam sau khi gia nhập WTO?
- Sử dụng các loại chế phẩm sinh học trong việc chống sâu bệnh rầy nâu
- Việt Nam tìm cách ứng phó với nạn dịch bệnh phá hoại hoa màu