Khi hội nhập nhà đầu tư dịch vụ vận tải sẽ không chấp nhận nạn mãi lộ chung chi
2006.06.13
Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
Dịch vụ Vận tải là ngành mở cửa sớm nhất khi Việt Nam hội nhập với thế giới. Doanh nhân trong ngành chuẩn bị thế nào cho những thách thức sắp tới. Nam Nguyên phỏng vấn ông Đinh Nam Dinh chủ nhiệm hợp tác xã vận tải số 9 ở TP.HCM về vấn đề này.
Nam Nguyên: Trên thực tế hiện nay việc để thị trường quyết định giá cước vận tải vẫn còn chưa ngã ngũ, chưa khai thông. Vậy doanh nghiệp vận tải cả về hàng hoá lẫn hành khách chuẩn bị những gì cho tương lai hội nhập?
Ông Đinh Nam Dinh: Sở Giao Thông Công Chính TP.HCM đã mời các doanh nghiệp vận tải, đề nghị các doanh nghiệp tiến hành rà soát lại chi phí của mình, đưa ra một mức giá phù hợp với cơ chế thị trường chuẩn bị cho xu thế hội nhập tới đây. Việt Nam sắp tham gia WTO, một trong những ngành mở cửa đầu tiên là dịch vụ vận tải. Vì thế chúng tôi cũng đang chuẩn bị phương án hội nhập.
Thực tế sự tính toán của chúng tôi nếu theo cơ chế thị trường thì không thể chấp nhận được. Khi tính thì phải tính đủ, tính đúng, không thể tính một cách hời hợt không đầy đủ. Vận tải hiện nay nếu sống được là nhờ chuyên chở quá tải mà thôi, thay vì xe 10 tấn chúng tôi phải chở 15, 20 tấn.
Rồi lấy cái chênh lệch quá tải đó để bù đắp chi phí. Khi hội nhập, việc lấy quá tải để bù đắp chi phí thì không hợp lệ, không hợp pháp. Tính toán phải lấy doanh thu và chi phí để tính ra mức lãi hợp lý.
Nam Nguyên: Nếu doanh nhân nước ngoài đầu tư vào lãnh vực vận tải hàng hoá giống như ông, liệu họ có chấp nhận các loại phụ phí không tên, theo cách gọi của trong nước?
Ông Đinh Nam Dinh: Chắc chắn là họ không chấp nhận, nhưng họ có đầy đủ lý do và điều kiện để không chấp nhận việc đó. Thí dụ chất lượng phương tiện của họ thì hơn hẳn doanh nghiệp trong nước. Thí dụ dọc đường có kiểm tra kiểm soát thì thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông cũng chẳng thể có chỗ để qui trách họ.
Thực tế nếu như không có hội nhập thì vòng luẩn quẩn sẽ cứ luẩn quẩn, thí dụ việc kiểm tra kiểm soát dọc đường, tệ mãi lộ kéo dài rất lâu rồi báo chí nói rất nhiều, các biện pháp chế tài rất mạnh cũng không hạn chế được. Khi hội nhập tức là có yếu tố nước ngoài trong nền kinh tế, thì dứt khoát nhà đầu tư nước ngoài không chấp nhận chuyện đó.
Nam Nguyên: Như thế hội nhập mở cửa thị trường, theo ông có là cơ hội tốt để Việt Nam tiến tới công khai minh bạch hay không?
Ông Đinh Nam Dinh: Rất đúng, chúng tôi nghĩ rằng tất cả các ngành kinh tế nói chung, trong đó có ngành giao thông vận tải ngọn gió hội nhập sẽ đổi mới rất nhiều. Đổi mới cho chúng tôi, cho cả người kiểm tra kiểm soát, đặc biệt đối với Nhà nước, người ta mới thấy hết được.
Thực tế nếu như không có hội nhập thì vòng luẩn quẩn sẽ cứ luẩn quẩn, thí dụ việc kiểm tra kiểm soát dọc đường, tệ mãi lộ kéo dài rất lâu rồi báo chí nói rất nhiều, các biện pháp chế tài rất mạnh cũng không hạn chế được. Khi hội nhập tức là có yếu tố nước ngoài trong nền kinh tế, thì dứt khoát nhà đầu tư nước ngoài không chấp nhận chuyện đó.
Như thế sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nghiệp trong nước, người ta sẽ phản ứng lại và sẽ không đồng tình với việc chung chi nữa. Chúng tôi cho rằng đây là điều thuận lợi, mặc dù chúng tôi phải chấp nhận một thử thách rất lớn. Doanh nghiệp vận tải trong nước thua thiệt nhiều thứ như trình độ quản lý, thua thiệt về chất lượng phương tiện, nhưng chúng tôi nghĩ rằng có thể khắc phục được.
Trên hết mọi thứ, chúng tôi hy vọng có đổi mới hoàn toàn cái gọi là văn hoá kinh doanh trong hoạt động trong kinh tế, trong ứng xử xã hội. Chắc chắn sẽ là tác động rất lớn đối với sự tồn tại của doanh nghiệp.
Nam Nguyên: Xin cảm ơn ông Đinh Nam Dinh đã dành thì giờ cho đài RFA.
Những bài liên quan
- Bị rút ruột, kè chống ngâp lụt thành phố Tuy Hòa bị sụp đổ xuống sông
- Việt Nam phát động Chương Trình Hành Động Quốc Gia Về Du Lịch
- Bài học từ vụ Vietnam Airlines, công khai minh bạch và dân chủ rất quan trọng
- Những vụ bê bối nghiêm trọng của Vietnam Airlines
- Quốc nạn tham nhũng tại Việt Nam
- Việt Nam vẫn chưa công bố nội dung thoả thuận Việt-Mỹ về WTO
- Thấy gì từ các vụ bê bối của Vietnam Airlines?
- Ngành nông nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long trước thềm hội nhập WTO
- Các chức danh lãnh đạo có thể được thi tuyển hay không?
- Thảm hoạ bão Trân Châu và thỏa thuận Việt-Mỹ về WTO
- Thanh tra Chính phủ nhận hối lộ từ quan chức dầu khí
- Nhà báo bị trù dập và tạt axit vì… đấu tranh chống tham nhũng (phần 2)
- Nhà báo bị trù dập và tạt axit vì… đấu tranh chống tham nhũng (Phần 1)
- Án tham nhũng: Đụng đến đảng viên là phải báo cáo
- Doanh nghiệp nhà nước trước ngưỡng cửa hội nhập WTO
- Nhiều doanh nghiệp thiếu thông tin về những thách thức khi Việt Nam hội nhập WTO
- Ngành dệt may Việt Nam được lợi từ thoả thuận Việt-Mỹ về WTO
- Nhập cảng xe cũ: vấn đề gây nhức đầu cho các doanh nghiệp nhập khẩu cũng như cho hải quan Việt Nam
- Việt Nam cảnh báo trước tình trạng thất thoát vốn viện trợ ODA
- Luật phòng chống tham nhũng sẽ có hiệu lực từ ngày 1-6 tới đây
- Việt Nam có thể sẽ thực hiện tổng kê khai tài sản của cán bộ công chức
- Ước vọng của một nữ doanh nhân trước việc Việt Nam gia nhập tổ chức WTO
- Ngành da giày Việt Nam gặp nhiều khó khăn do thuế chống bán phá giá của EC
- Ngành xuât bản và phát hành sách Việt Nam trước thềm gia nhập WTO
- Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội trả lời RFA về vấn nạn tham nhũng tại VN (phần 2)