Sarah Martin, người phụ nữ can đảm chống tội ác tình dục
2006.09.18
Phương Anh, phóng viên đài RFA
Vào tháng 8 vừa qua, tạp chí Glamour nổi tiếng đã ca ngợi và bình chọn một phụ nữ Mỹ, cô Sarah Martin, là nữ anh hùng vì đã có công ngăn chận tội ác tình dục đang xảy ra tại các nước vừa trải qua chiến tranh.

Đây là một công việc vô cùng khó khăn và đầy tế nhị vì nó dính líu đến những người “peacekeeper”- xin tạm dịch- những người lính gìn giữ hoà bình-của Liên Hiệp Quốc. Trang Phụ Nữ kỳ này xin dành để nói về người phụ nữ rất đặc biệt này.
Khởi đầu công việc
Thưa quí vị, cô Sarah Martin hiện đang làm việc cho tổ chức bất vụ lợi Refugee International- tạm dịch tổ chức Tị Nạn Quốc Tế, trụ sở ở Washington D.C. Cô tốt nghiệp cao học về Phát Triển Quốc Tế, chuyên về giới tính và khảo cổ tại trường đại học nổi tiếng Georgetown ở Hoa Thịnh Đốn.
Năm 2003, cô bắt đầu tham gia vào tổ chức Tị Nạn Quốc Tế với nhiệm vụ xây dựng kiến thức hiểu biết căn bản cho các phụ nữ ở các nước đang phát triển. Đồng thời tìm hiểu về hoàn cảnh và đời sống trong các trại tị nạn. Cách đây vài năm, cô từng nghiên cứu về sự phát triển xã hội đã ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của phụ nữ ở Việt Nam.
Điều quan trọng nhất là gần đây, khi cô đi làm việc tại các nước ở Châu Phi để nghiên cứu về tình trạng HIV/AIDS, và đồng thời đến những nước vừa mới chấm dứt chiến tranh để tìm hiểu đời sống của người dân, cô đã khám phá ra tệ nạn của những người lính gìn giữ hoà bình của Liên Hiệp Quốc. Cô nói: “Công việc của tôi đòi hỏi 50% là phải đi tới những nước sau chiến tranh, phần lớn để phỏng vấn các phụ nữ và các trẻ em về những kinh nghiệm mà họ đã trải qua trong cuộc chiến. Vì thế, tôi đã có cơ hội gặp gỡ rất nhiều thành phần khác nhau ở nhiều nước.
Khi tôi đi Liberia làm việc, trên một chuyến bay, tôi đã gặp 2 thiếu nữ da trắng, rất trẻ, cùng đi đến Liberia. Chiếc máy bay rất nhỏ, chỉ có chở được 5 người mà thôi. Hai cô thiếu nữ này không giống những người đi làm việc trợ giúp tí nào cả. Lúc đó, nước Liberia còn lộn xộn lắm, tôi cứ nghĩ là hai cô ấy đi thăm bạn trai thôi.
Sau khi thu thập những câu chuyện của họ, tôi trở về Hoa Kỳ và tùy theo từng vấn đề, tôi sẽ làm điều gì đó cho họ. Chẳng hạn, chuyện những phụ nữ bị những người lính của Liên Hiệp Quốc lạm dụng, mua bán tình dục ở Liberia, ở Haiti, ở Congo, ở Sudan, tôi đã đem những chuyện đó ra trước Liên Hiệp Quốc, và chứng minh cho LHQ thấy rằng tại sao nhiều khi chính sách của họ lại có thể không thể thực hiện được ở quốc gia nào đó…Và giúp cho họ tìm ra một hướng đi mới để giải quyết vấn đề.”
“Must Boys Be Boys? ”
Được biết, cô là tác giả của tài liệu rất quan trọng mang tên “Must Boys Be Boys? ” xin tạm dịch “Phải chăng việc đó đàn ông phải làm?”, được phổ biến vào năm ngoái. Tài liệu này đã trưng ra những bằng chứng cụ thể về tình trạng những người lính bảo vệ hoà bình của Liên Hiệp Quốc đã lạm dụng tình dục với những phụ nữ ở các nước mà họ đang có mặt. Làm thế nào mà cô đã biết được những chuyện tệ hại như thế, cô cho hay:
“Khi tôi đi Liberia làm việc, trên một chuyến bay, tôi đã gặp 2 thiếu nữ da trắng, rất trẻ, cùng đi đến Liberia. Chiếc máy bay rất nhỏ, chỉ có chở được 5 người mà thôi. Hai cô thiếu nữ này không giống những người đi làm việc trợ giúp tí nào cả. Lúc đó, nước Liberia còn lộn xộn lắm, tôi cứ nghĩ là hai cô ấy đi thăm bạn trai thôi.
Nhưng khi đến đó làm việc trong trại tị nạn, tôi mới khám phá một vấn đề trầm trọng đang xảy ra. Đó là có những người đưa những cô gái từ Ukraina, Moroco đến Liberia để phục vụ tình dục cho những người lính bảo vệ hoà bình của Liên Hiệp Quốc. Thời gian đó chỉ có khoảng 3000 lính của LHQ và sẽ có thêm 15000 người sẽ đến sau đó.
Tôi thật là bị “sốc” vì những người bảo vệ hoà bình, tức là lính của LHQ, mà lại đi làm những việc đó! Những cô gái từ Ukraina, từ Moroco đến để Liberia chỉ để phục vụ tình dục cho họ. Tôi đã điều tra kỹ chuyện này, và khám phá rằng ai ai cũng biết cả, nhưng tất cả mọi người đều im lặng và làm ngơ đi.”
Không chỉ xảy ra ở Liberia mà thôi, cô còn khám phá thêm rằng ở một số nước khác như Congo, Sudan, Ethiopian… có những người lính bảo vệ hoà bình của Liên Hiệp Quốc thay vì giúp đỡ cho người dân, lại tìm cách mua bán tình dục với các phụ nữ địa phương. Cô kể tiếp:
“Trong thời gian đó, ở Congo, nhiều phụ nữ cũng quan hệ tình dục với “những người bảo vệ hoà bình” để trao đổi lương thực… Bên cạnh đó, còn có những trường hợp hãm hiếp các trẻ em dưới tuổi vị thành niên.
Những hành động này đều xảy ra rất bí mật. Với vai trò của tôi, tôi đã có khá nhiều lợi thế để tìm hiểu thêm ở Haiti, ở Congo, và gặp đượcrất nhiều phụ nữ đã bị ảnh hưởng trầm trọng của việc này như thế nào. Thế là tôi đã viết một báo cáo về tệ trạng này.”
Tôi nghĩ rằng chuyện này cần phải được đưa ra ánh sáng, không thể để tình trạng kéo dài như thế. Những kẻ phạm luật cần phải được trừng trị. Đồng thời, cần phải giúp đỡ cho những phụ nữ về mọi mặt để họ có thể tự vượt qua những khó khăn sau chiến tranh. Không thể để họ phải đi bán thân, trở thành những cô gái mại dâm như thế!
Gặp nhiều trở ngại
Sau khi thu thập các bằng chứng, trở về Hoa Kỳ, cô đã trình bày với tổ chức International Refugee- Tị Nạn Quốc Tế -ở Hoa Kỳ. Mặc dù có nhiều rào cản, nhưng với sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng nghiệp, cô quyết định lên tiếng với Liên Hiệp Quốc và chính phủ Hoa Kỳ. Cô cho hay:
“Tôi nghĩ rằng chuyện này cần phải được đưa ra ánh sáng, không thể để tình trạng kéo dài như thế. Những kẻ phạm luật cần phải được trừng trị. Đồng thời, cần phải giúp đỡ cho những phụ nữ về mọi mặt để họ có thể tự vượt qua những khó khăn sau chiến tranh. Không thể để họ phải đi bán thân, trở thành những cô gái mại dâm như thế!
Họ muốn xoá bỏ dấu vết và đổ thừa đó là những bạn trai của các phụ nữ ở địa phương. Họ đã muốn làm ngơ chuyện này vì họ nghĩ là những phụ nữ ở các nước đó, sau thời gian chiến tranh, thì không có năng lực gì hết, chỉ có làm gái kiếm tiền mà thôi. Một số những người lính mang danh bảo vệ hoà bình thường tự mãn, đến những nước đó cho rằng họ có giá trị cao hơn những người dân ở đấy. Họ coi thường dân chúng, khinh rẻ phẩm giá của phụ nữ. Điều này làm tôi thật bức xúc.”
Sau khi tài liệu được công bố rộng rãi, lúc bấy giờ tổ chức Liên Hiệp Quốc mới bắt đầu lắng nghe. Nhưng cũng có những thành viên không hài lòng tí nào. Cô kể tiếp:
“Tôi đã đưa chuyện này đến LHQ, đến các tổ chức bất vị lợi toàn cầu, đến các tổ chức thiện nguyện đang giúp đỡ ở các nước đó. Khi tôi hoàn thành tài liệu về việc này và cho phát hành thì có nhiều thành viên trong LHQ đã không đồng ý với tài liệu này, và họ cho là không có chuyện gì mà “ầm ĩ” lên cả.
Có những người còn cho là tôi nói quá sự thực và đổ lỗi cho những phụ nữ đáng thương ấy nữa. Nhưng tôi đã trả lời họ rằng: tôi muốn nhấn mạnh đến một điều: Các nước nghèo ấy đang rất cần sự giúp đỡ của những người từ bên ngoài đến để giúp họ bảo vệ hoà bình và xây dựng đất nước. Thế nhưng, chính những người mang danh là “bảo vệ hoà bình” lại làm những điều hết sức tồi tệ.
Theo luật quốc tế, những người lính bảo vệ hòa bình này phải làm đúng vai trò của mình, phải bảo vệ cuộc sống cho người dân, giúp cho người dân xây dựng một cuộc sống mới, tốt hơn. Nhưng, chính họ lại tiếp tay làm những chuyện sai trái như thế. Điều này càng gây thêm sự nghèo đói và khốn khổ cho đất nước mà hiện họ đang có mặt.”
Công việc chưa dừng ở đây
Tôi đã được biết rằng những phụ nữ này đang cần rất nhiều thứ trong thời gian chiến tranh xảy ra. Thí dụ như khi họ ở trong các trại tị nạn, họ cũng được phát lương thực như những người khác, nhưng bên cạnh đó, có những thứ rất cần riêng cho vấn đề vệ sinh của họ và trẻ em thì lại không có, ngay cả bình sữa, tã cho các em bé cũng vậy…rồi các dụng cụ nấu ăn…
Thưa quí vị và các bạn, được biết hiện nay, cũng nhờ vào tài liệu này mà Liên Hiệp Quốc đang cho điều tra tình trạng này ở tất cả các nước mà lính gìn giữ hoà bình đang có mặt. Những người lính nào vi phạm đều bị trả về nước của họ. Trong khi đó, theo lời cô Sarah Martin, thì công việc của cô chưa dừng ở đây. Cô nói:
“Tôi vừa mới trở về từ Lebanon. Công việc của tôi tại Lebanon trong thời gian đất nước này xảy ra cuộc xung đột không phải là tìm hiểu về nguyên nhân của sự xung đột, mà tôi đã gặp gỡ và nói chuyện với rất nhiều các nhóm phụ nữ ở đấy.
Tôi đã được biết rằng những phụ nữ này đang cần rất nhiều thứ trong thời gian chiến tranh xảy ra. Thí dụ như khi họ ở trong các trại tị nạn, họ cũng được phát lương thực như những người khác, nhưng bên cạnh đó, có những thứ rất cần riêng cho vấn đề vệ sinh của họ và trẻ em thì lại không có, ngay cả bình sữa, tã cho các em bé cũng vậy…rồi các dụng cụ nấu ăn…
Các phụ nữ thì bao giờ cũng chú ý đến những thứ đó hơn vì họ là người chăm sóc chính cho gia đình. Chính vì thế tôi đã đưa việc này đến những cơ quan phụ trách và yêu cầu họ phải cung cấp đầy đủ.”
Thưa quí vị và các bạn, cũng theo lời cô Sarah Martin cho biết, công việc của cô chỉ mới là “khởi đầu” mà thôi vì còn có rất nhiều phụ nữ ở trên thế giới đang bị thiệt thòi. Có những phụ nữ vẫn đang phải đau khổ trong âm thầm. Thế nên, đến bất cứ nơi nào trên thế giới và gặp được họ, khi trở về Mỹ, cô quyết tâm vượt qua những rào cản để bênh vực cho những phụ nữ ấy cùng đòi hỏi cho bằng được sự công bằng.
Thật là một phụ nữ đầy can đảm, quyết tâm đấu tranh cho quyền lợi của những người phụ nữ đang bị rất nhiều thiệt thòi vì chiến tranh, như lời của bà hòang xứ Jordan, một thành viên của nhiều tổ chức nhân đạo tòan cầu, đã nói “ Cô Sarah Martin đã làm cho cả thế giới phải chú ý đến cuộc khủng hoảng ở những nơi mà các phụ nữ đang bị tổn thương rất nhiều bởi những người lính bảo vệ hòa bình của LHQ.”
Phương Anh xin dừng nơi đây. Hẹn gặp lại quí vị và các bạn trong chương trình kỳ sau.
Thông tin trên mạng:
- Glamour Magazine Features Sarah Martin as Hero of the Month
Những bài liên quan
- Tình trạng của phụ nữ di dân trên toàn cầu
- Cuộc thi hoa hậu Việt Nam Hoàn Vũ 2006
- Những điều các bà mẹ trẻ cần biết sau khi sanh con
- Sư cô Minh Tú, người nuôi dưỡng các em mồ côi ở chùa Đức Sơn – Huế
- Cô Jacquelyn Trần và công ty nước hoa Perfume Bay
- Bà Janice Ferebee, người sáng lập tổ chức quốc tế nâng cao giá trị tinh thần của phụ nữ
- Người đẹp Puerto Rico đoạt vương miện Hoa hậu hoàn vũ 2006
- Linh Phượng Frazier – Hoa hậu Virginia Globe 2006
- Khoa Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Và Tạo Hình tại Bệnh viện Chợ Rẫy