Chương trình Học bổng Báo chí năm 2007 của SEAPA

0:00 / 0:00

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Liên minh Báo chí Đông Nam Á gọi tắt là SEAPA vừa công bố Chương trình Học bổng Báo chí năm 2007 dành cho các ngòi bút trong khu vực, với chủ đề về nhân quyền. Trà Mi trao đổi với ông Roby Alampay, giám đốc điều hành của tổ chức, để hỏi thăm các chi tiết liên quan đến những suất học bổng này.

SEAPAweb200.jpg
Trang web SEAPA

Ông Roby Alampay: Đây là Chương trình Học bổng Báo chí thừơng niên lần thứ 7 của SEAPA, với mục tiêu khuyến khích các nhà báo ở Đông Nam Á lưu tâm đến tình hình những quốc gia láng giềng trong khu vực. Chủ đề chúng tôi đề ra cho năm nay xoay quanh lĩnh vực nhân quyền.

Tiêu chuẩn tham dự

Trà Mi: Xin ông cho biết năm nay tổng cộng có bao nhiêu suất học bổng và các tiêu chuẩn yêu cầu đối với ứng viên đăng ký tham dự là gì?

Ông Roby Alampay: Chúng tôi đang có từ 10 đến 12 suất. Các ứng viên quan tâm, xin mời truy cập vào trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.seapa.org để tham khảo đầy đủ các tiêu chuẩn cần thiết.

Cơ bản chúng tôi đòi hỏi ứng viên phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông như báo in, các đài phát thanh truyền hình, hay báo điện tử, hoặc công tác cho các cơ quan báo chí hoặc cũng có thể hành nghề tự do.

Những người muốn tham dự cần gửi một bài viết không quá 500 chữ, giới thiệu bản thân và nêu ý tửơng về vấn đề sẽ khai thác. Ngoài ra, ứng viên cũng cần nộp một vài bài viết hay tác phẩm tiêu biểu đã đăng để chúng tôi có thể hiểu rõ hơn về khả năng của họ, cùng với 2 lá thư giới thiệu.

Những người muốn tham dự cần gửi một bài viết không quá 500 chữ, giới thiệu bản thân và nêu ý tửơng về vấn đề sẽ khai thác. Ngoài ra, ứng viên cũng cần nộp một vài bài viết hay tác phẩm tiêu biểu đã đăng để chúng tôi có thể hiểu rõ hơn về khả năng của họ, cùng với 2 lá thư giới thiệu.

Trà Mi: Mỗi suất học bổng sẽ trang trải những khoản nào và bao gồm những gì, thưa ông?

Ông Roby Alampay: Những cá nhân nhận đựơc học bổng SEAPA sẽ đựơc chi trả tiền vé máy bay khứ hồi và đựơc đài thọ chi phí ăn ở tại một quốc gia Đông Nam Á trong vòng 1 tháng để nghiên cứu về vấn đề tuỳ chọn.

Trà Mi: Như vậy, thời hạn của các suất học bổng này là 1 tháng, phải không thưa ông?

Ông Roby Alampay: Vâng, sẽ kéo dài một tháng. Năm nay, chương trình bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 6.

Bằng tiếng mẹ đẻ

Trà Mi: Các tác phẩm của họ sẽ phải thực hiện bằng Anh Ngữ hay bằng tiếng mẹ đẻ?

Ông Roby Alampay: Các tác phẩm mẫu khi ứng viên nộp đơn đăng ký có thể bằng tiếng bản xứ, nhưng cần kèm theo bản dịch bằng tiếng Anh trình bày về nội dung của các tác phẩm đó.

Một khi đựơc tuyển chọn nhận học bổng đi nghiên cứu ở một nứơc Đông Nam Á thì tác phẩm cuối cùng của họ có thể được thực hiện bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, không nhất thiết phải bằng tiếng Anh.

Trà Mi: Làm thế nào để đăng ký tham gia chương trình này, cần gửi đơn đến đâu, và hạn chót nộp đơn là khi nào, thưa ông?

Các tác phẩm mẫu khi ứng viên nộp đơn đăng ký có thể bằng tiếng bản xứ, nhưng cần kèm theo bản dịch bằng tiếng Anh trình bày về nội dung của các tác phẩm đó. Một khi đựơc tuyển chọn nhận học bổng đi nghiên cứu ở một nứơc Đông Nam Á thì tác phẩm cuối cùng của họ có thể được thực hiện bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, không nhất thiết phải bằng tiếng Anh.

Ông Roby Alampay: Ứng viên nên vào website của SEAPA: www.seapa.org sẽ có các chi tiết hướng dẫn cụ thể hơn. Tại đó, họ cũng có thể tải đơn đăng ký xuống để điền vào và email đến cho chúng tôi ở địa chỉ seapa@seapabkk.org. Hạn chót đăng ký là ngày 7/3/2007.

Chủ đề nhân quyền

Trà Mi: Ông có thể cho biết vì sao SEAPA lại chọn nhân quyền là chủ đề cho chương trình học bổng năm nay?

Ông Roby Alampay: Có nhiều lý do lắm. Thứ nhất, SEAPA là tổ chức cổ võ cho quyền tự do báo chí ở Đông Nam Á. Các chương trình học bổng hằng năm của chúng tôi nhằm tạo cơ hội cho các ký giả có điều kiện học hỏi về các nứơc láng giềng, cũng như tình hình báo chí tại khu vực.

Một số các nguyên nhân khiến chúng tôi chọn nhân quyền làm chủ đề cho năm nay thứ nhất là vì phiên toà xét xử các thủ lãnh Khơme đỏ của Campuchea dự kiến sẽ diễn ra trong năm.

Thứ hai là vì tình trạng các nhà báo bị đe doạ và thảm sát ở Philippines, và đặc biệt là vì công cuộc đấu tranh nhân quyền đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của nhân loại và của từng quốc gia, từ Indonesia, đến Lào, Việt Nam, hay đặc biệt như trường hợp của Miến Điện.

Vì vậy, chúng tôi hy vọng rằng những thực tế này và chủ đề năm nay sẽ chính là cảm hứng sáng tác cho các ngòi bút, và chúng ta sẽ chờ đón những tác phẩm rất thú vị của các nhà báo Đông Nam Á.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.

(Xin theo dõi nội dung câu chuyện trong phần âm thanh bên trên)