Đạo đức sút giảm nghiêm trọng trong hàng ngũ giáo chức Việt Nam
2006.08.21
Thanh Quang, phóng viên đài RFAM
Trong thời gian gần đây, dư luận xem chừng như ngày càng phản ánh nhiều đến tình trạng sa sút đạo đức ở người thầy - và cả học trò - trong nước. Thanh Quang tìm hiểu tình hình này qua thông tin liên hệ, và trình bày hầu quý vị sau đây.
Hiện nhiều người tâm huyết trong nước bày tỏ quan ngại rằng tình trạng tiêu cực của ngành giáo dục Việt Nam đang đe dọa đến một xã hội vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo, và làm hoen ố hình ảnh cao quý của người thầy từng được tôn vinh trên cả bậc cha mẹ qua ngôi thứ “quân-sư-phụ” hồi thời xa xưa.
Cách đây vài ngày, báo Dân Trí có bài tựa đề “Đạo đức nhà giáo xuống cấp nghiêm trọng”, với đọan mở đầu rằng “Thầy giáo nghiện ma túy, nhận phong bì, chạy trường, chạy điểm, thậm chí quấy rối tình dục học sinh…đã không còn là chuyện lạ. Mới đây thêm một nhức nhối về đạo đức người thầy khi vụ ‘gạ tình lấy điểm’…bị lôi ra ánh sáng.”
Giật mình
Trước tình trạng như vậy, GS Nguyễn Cảnh Tòan, nguyên Thứ trưởng Bộ GD & ĐT của VN, đã lên tiếng trên Diễn Đàn Dân Trí rằng ông “rất đau lòng bởi nhà giáo phải coi trọng phẩm chất đạo đức lên hàng đầu, sau đó mới nói đến chuyên môn…”. Và ông thấy “giật mình” khi “thỉnh thỏang đọc báo nghe nhắc đến giáo viên này ‘ăn tiền’, giáo viên khác ‘gạ tình lấy điểm’.”
Theo GS Nguyễn Cảnh Tòan thì “giáo dục là nghề nghiệp đòi hỏi sự trong sạch nhưng nó cũng là một bộ phận trong xã hội, sẽ khó lòng giữ được nếu xung quanh không trong sạch, cho nên chúng ta phải xem xét những hiện tượng này trong bối cảnh chung”.
Khỏang trung tuần tháng rồi, nguyên Bộ trưởng GD & ĐT Trần Hồng Quân cũng đã lên tiếng trên báo Tiền Phong rằng “tiêu cực trong giáo dục là có thật và khá phổ biến”. Riêng bệnh thành tích, theo ông, là “vi phạm đạo đức vì đây thực chất là nói dối”.
Tôi không kỳ vọng lắm vào cá nhân một mình bộ trưởng. Ông ấy sốt sắng muốn có sáng sủa nhưng tôi e rằng một mình bộ trưởng, có công tâm tích cực đi chăng nữa mà lại không mạnh mẽ, thí dụ không dám cách chức kỹ luật các hiệu trưởng các trường đó thì như thế sẽ không thể làm được, 10 năm nữa cũng chưa chắc xử lý được dứt điểm.
Cựu bộ trưởng Trần Hồng Quân nhân dịp này đề cao sự “dũng cảm” của thầy Đỗ Việt Khoa mà ông cho là “tiếng nói chân chính” hiếm hoi trong hệ thống giáo dục VN bây giờ.
Có lần trả lời trong một cuộc phỏng vấn của Đài ACTD, liên quan quyết tâm cải cách giáo dục của tân Bộ trưởng GD & ĐT Nguyễn Thiện Nhân, thầy Đỗ Việt Khoa đã nói mạnh rằng:
“Tôi không kỳ vọng lắm vào cá nhân một mình bộ trưởng. Ông ấy sốt sắng muốn có sáng sủa nhưng tôi e rằng một mình bộ trưởng, có công tâm tích cực đi chăng nữa mà lại không mạnh mẽ, thí dụ không dám cách chức kỹ luật các hiệu trưởng các trường đó thì như thế sẽ không thể làm được, 10 năm nữa cũng chưa chắc xử lý được dứt điểm.
Hơn nữa chung quanh bộ trưởng còn cả một bộ máy cũ, nếu không xử lý người ta thì bộ trưởng đang làm việc với bộ máy cũ mà cái bộ máy đó nó gian từ lâu lắm rồi, bây giờ không xử lý bằng cách cách chức họ, đưa những người mới có tư tưởng mới vào, thì còn lâu - sẽ hơn 10 năm nữa - chưa chắc chúng ta chấn hưng được nền giáo dục.”
Cách đây không lâu, giáo viên Lê Nguyễn, sau khi đi coi thi về, đã mạnh dạn bày tỏ tâm sự của mình về điều ông gọi là “thực trạng xuống cấp nghiêm trọng của nền giáo dục nước ta”, có đọan nguyên văn rằng “với sự nhìn nhận của một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tôi khẳng định rằng chất lượng giáo dục của nước ta khác xa với kết quả trên các số điểm, học bạ nhà trường.”
Và ông kết luận rằng “nếu những nhà lãnh đạo không có một sự dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, nghe những lời nói thật và quyết tâm chống tham nhũng thật sự thì chắc chắn nền giáo dục của ta sẽ đào tạo nên những công dân mà bản chất nổi bật là giả dối, không kiến thức.”
Cả thầy và trò đều xuống cấp
Báo Tuổi Trẻ hồi cuối tháng rồi có bài với đọan viết rằng “Ngày xưa các thầy đồ được học trò nhớ ơn ngay cả khi họ đã trưởng thành vì mục đích của thành tích của ông là dạy cho học trò nên người, chứ không phải thi đậu trên 90%.”
Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Thái thuộc trường Đại học Quốc gia Hà Nội thì bây giờ “đạo đức của cả thầy và trò đều xuống cấp”. Thạc sĩ Nguyễn Thị Thái cho biết là “rất bức xúc trước hiện tượng đạo văn, mua bán điểm bằng tình hoặc tiền…đã được báo chí phanh phui gần đây của một số nhà giáo”.
Thạc sĩ Thái nói thêm rằng “bây giờ đạo đức của rất nhiều trò đã bị xuống cấp nên mới có chuyện sẵn sàng đánh đổi lấy điểm cao, thậm chí đánh đổi lấy tiền (hiện tượng những sinh viên quan hệ với các đại gia…)”.
Riêng vụ giáo viên “gạ tình đổi lấy điểm”, Thời báo Việt.com cho hay “việc thầy giáo Đông gạ tình đổi điểm với nữ sinh Vân Anh đang gây xôn xao dư luận, nhất là trong giới giáo viên, học sinh, sinh viên. Hàng loạt những nạn nhân vốn trước đây im lìm giờ lên tiếng.”
Ngược dòng thời gian, cách đây 5 năm, báo Thanh Niên cũng từng cảnh báo về “Hành vi đạo đức của học sinh ngày càng kém”, với “những biểu hiện tiêu cực như: không có động cơ, không trung thực trong học tập, vô lễ với thầy cô và cha mẹ, nói tục, đánh nhau, đua đòi, quan hệ yêu đương sớm…ngày càng nhiều”, trong khi “nhà trường chỉ chú ý về mặt hình thức mà không quan tâm đến giáo dục nhân cách, xã hội có quá nhiều tệ nạn, luật pháp chưa nghiêm minh…”
Chính hội nghị tổng kết giáo dục năm học 2005-2006 hồi tháng rồi diễn ra tại Hội trường Thống nhất ở Saigòn cũng nhìn nhận “Công tác quản lý giáo dục còn chậm đổi mới, tình trạng tiêu cực trong giáo dục chưa được khắc phục, một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên còn thỏa hiệp hoặc làm ngơ trước các hiện tượng tiêu cực, cá biệt còn vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo.”
Có lẽ trước thực trạng như vậy, Bộ trưởng GD & ĐT Nguyễn Thiện Nhân, trong chuyến công tác ở Tiền Giang hôm 11 tháng Tám vừa qua, đã nêu lên vấn đề là “nên chăng chúng ta cần khẩu hiệu: ‘Mỗi thầy cô là một tấm gương về đạo đức, về tinh thần tự học’ bên cạnh khẩu hiệu ‘Tiên học lễ hậu học văn’ ”.
Những bài liên quan
- Việc độc quyền xuất bản sách giáo khoa gây nhiều khó khăn cho người dân
- Sách giáo khoa, vấn đề gây bức xúc cho các bậc phụ huynh
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 3-8-2006)
- Tân bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đề ra mục tiêu cho năm học mới 2006-2007
- Ý kiến của phụ huynh trong vấn đề giáo dục hiện nay
- Gian lận thi cử đã trở thành một vấn nạn của nền giáo dục Việt Nam
- Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân với mục tiêu lập lại kỹ cuơng trong ngành giáo dục
- Thi tuyển đại học tại VN: 95% thí sinh có điểm dưới trung bình
- Kiến thức về lịch sử của học sinh đang ở mức báo động
- Trao đổi thư tín với thính giả (ngày 20-7-2006)
- Khoảng 1,000 học sinh huyện Ðức Trọng có thể không có không có lớp học
- Thầy Đỗ Việt Khoa: Hơi thất vọng về cách xử lý của tân Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân
- Đợt 1 tuyển sinh đại học 2006: gian lận thời @
- Ngành giáo dục Việt Nam sẽ thật sự đổi mới sau 10 năm tới
- Gian lận thi cử tại Việt Nam, căn bệnh trầm kha (phần 2)
- Làm gì để giải quyết tận gốc những tiêu cực học đường?
- Gian lận thi cử tại Việt Nam, căn bệnh trầm kha (phần 1)
- Giới trẻ Việt Nam ngày nay thiếu hiểu biết về giới tính và an toàn tình dục
- Việc dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam chưa đạt hiệu quả
- Nạn gian lận thi cử ngày càng phổ biến ở Việt Nam
- Thí sinh không nhận được giấy báo hay lỡ bị mất vẫn sẽ được dự thi đại học
- Phỏng vấn anh Ngô Ðức Thành về tình hình dự báo khí tượng thủy văn tại Việt Nam
- IVCE sẽ tổ chức 6 kỳ hội thảo liên tiếp về du học tại Việt Nam
- Việt Nam sửa đổi một số điểm quan trọng trong quy chế tuyển sinh
- Chứng lệch vai, nhức mỏi, gù lưng, teo cơ ở học sinh Việt Nam