Phát triển Tiểu Doanh


2005.08.23

Nguyễn Xuân Nghĩa

Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam vừa có một hội nghị tổng kết ba năm thực hiện nghị định về trợ giúp phát triển loại doanh nghiệp nhỏ và vừa, với nhiều phát biểu kém lạc quan về kết quả. Nhân dịp này, Diễn đàn Kinh tế xin mở rộng vấn đề về trở ngại cho tiểu doanh và về phương hướng giải quyết qua phần trao đổi cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, do Việt Long thực hiện sau đây.

BusinessElectric100.jpg
Các tiểu doanh vẫn gặp khó khăn và chưa giải phóng nổi tiềm lực. AFP PHOTO

Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, tuần qua, bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đã có hội nghị tổng kết thành quả của ba năm thi hành Nghị định yểm trợ phát triển loại doanh nghiệp nhỏ và vừa, với nhiều nhận định không vui về kết quả, kể cả phát biểu tại hội nghị của Phó Thủ tướng Thường trực là ông Nguyễn Tấn Dũng. Theo dõi việc này, ông có cảm nghĩ sơ khởi ra sao?

Đáp: Cảm nghĩ chung của tôi là một sự lúng túng phổ biến của giới hữu trách. Tôi xin được đơn cử vài thí dụ sau đây trước khi ta đi vào vấn đề là làm sao phát triển tiểu doanh.

Thí dụ đầu tiên là Việt Nam đã có một đạo luật về cạnh tranh, có hiệu lực kể từ mùng một tháng Bảy mà vẫn chưa thực sự – nói theo kiểu Việt Nam ngày nay – “đưa vào áp dụng”. Chỉ vì bốn nghị định hướng dẫn việc áp dụng đều chưa ra đời.

Hiện tượng ấy khiến ta liên tưởng đến lời phát biểu hôm 20 tháng Tám của ông Chủ tịch Quốc hội, rằng “ra chính sách, chế tài luật phải tính toán, nắm được hệ quả pháp lý về kinh tế, chính trị, đối ngoại… Chúng ta có nhiều luật nhưng không biết hệ quả thế nào! Chúng ta làm việc cảm tính nhiều”.

Điều ấy có thể giải thích vì sao tại hội nghị tổng kết việc thi hành Nghị định số 90/2001/CP của Chính phủ về yểm trợ tiểu doanh, Phó Thủ tướng Thường trực đã than phiền bộ Tài chính là triển khai không xong Quỹ Bảo lãnh Tín dụng Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa và lại còn kiến nghị chung chung,” và nhắc lại: “chúng ta phải đổi mới lại trách nhiệm và cách làm việc.”

Trong khi giới hữu trách chuyền bóng cho nhau như vậy thì đời sống vẫn trôi, các tiểu doanh vẫn gặp khó khăn và chưa giải phóng nổi tiềm lực dù thực sự đã góp phần tạo ra 90% các việc làm mới cho nền kinh tế quốc dân.

Sự lúng túng ở mọi cấp

Hỏi: Trở lại việc phát triển tiểu doanh – vốn là một yêu cầu rất cao của Việt Nam - vì sao Nghị định Chính phủ vừa nói lại không đạt kết quả dự tính ban đầu?

Vì vậy, đại diện bên bộ Tài chính mới đề nghị trong hội nghị vừa qua là Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan hữu trách phải có văn bản hướng dẫn, và lập ra Quỹ Bảo lãnh ở cấp trung ương. Ngược lại, nhiều người phản bác quan điểm ấy vì sẽ lại lập thêm một cơ quan quản lý vốn ở bộ Tài chính. Nói chung, ta thấy một sự lúng túng ở mọi cấp về cách thi hành một thiện chí chính đáng lúc ban đầu và đến nay vẫn rất cần thiết.

Đáp: Sau Nghị định trên, Thủ tướng của Việt Nam đã ra quyết định số 193/2001/QĐ-TTg để lập ra Quỹ Bảo lãnh Tín dụng nhằm giải quyết việc tài trợ vốn kinh doanh cho loại doanh nghiệp ấy.

Sau đấy chính phủ thấy rằng chính sách không phù hợp nên đến tháng Sáu năm ngoái đã lại ra quyết định số 115/2004/QĐ-TTg để sửa đổi và bổ sung, và cuối cùng chỉ có ba tỉnh đáp ứng trong đó có hai tỉnh ở miền Nam.

Vì vậy, đại diện bên bộ Tài chính mới đề nghị trong hội nghị vừa qua là Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan hữu trách phải có văn bản hướng dẫn, và lập ra Quỹ Bảo lãnh ở cấp trung ương. Ngược lại, nhiều người phản bác quan điểm ấy vì sẽ lại lập thêm một cơ quan quản lý vốn ở bộ Tài chính. Nói chung, ta thấy một sự lúng túng ở mọi cấp về cách thi hành một thiện chí chính đáng lúc ban đầu và đến nay vẫn rất cần thiết.

Hỏi: Nhà nước Việt Nam hẳn phải muốn vượt qua những ách tắc này, thì ông có đề nghị được phương hướng giải quyết nào không?

Đáp: Tôi thiển nghĩ là rất nhiều giới hữu trách tại Việt Nam đã thực sự quan tâm đến vấn đề và có tham khảo kinh nghiệm các nước khác khi tìm cách giải quyết. Vấn đề chính là họ không sống cùng dân và hiểu rõ khó khăn của doanh trường, nhất là trong cảnh tranh tối tranh sáng hiện nay khi tiểu doanh vẫn là thành phần kinh tế thua thiệt vì chính sách kinh tế của nhà nước.

Đã thế, khi nói đến kinh doanh, người ta chỉ trước tiên chú ý đến lợi nhuận và quan tâm đến khía cạnh tài chính, với câu hỏi đầu tiên là “tiền đâu”. Và câu trả lời tức khắc là nhà nước lập ra quỹ bảo lãnh, thế rồi ba năm sau vẫn đi lòng vòng trong việc thổi sinh khí cho quỹ ấy.

Vấn đề đầu tiên trong kinh doanh, loại vấn đề mà giới hữu trách không thấy được vì đã có sự an toàn của chế độ chính trị và con dấu trong tay, đó là rủi ro. Khi thấy có quá nhiều rủi ro, chưa ai dám kinh doanh.

Mà rủi ro ấy có nhiều xuất xứ, thí dụ như sợ mất vốn, hoặc thiếu am hiểu thị trường, chưa biết cách quản lý, v.v… Vì vậy, ta phải hiểu ra những ách tắc ấy, trước khi nói đến chuyện khai thông, yểm trợ, khuyến khích hay ưu đãi - bằng luật lệ linh tinh….

Những trở ngại đối với tiểu doanh

Hỏi: Vậy thì thưa ông, đâu là những ách tắc, những trở ngại cho tiểu doanh?

Đáp: Nếu không từ nhà nước ra, mọi doanh nghiệp Việt Nam ngày nay đều là tiểu doanh thương, xuất phát từ sự tính toán về rủi ro và lời lãi của tư nhân, của các hộ gia đình, vốn vẫn nghèo.

Trước khi nói đến chuyện ưu đãi thì việc đầu tiên cần làm là giản lược hóa thủ tục hành chính cho loại doanh nghiệp ấy được xuất hiện tương đối dễ dàng. Ách tắc đầu tiên không là thiếu vốn mà là thiếu giấy phép. Cuộc tranh luận hiện nay về bộ Luật doanh nghiệp chung có nói ra điều ấy.

Lập Quỹ Bảo lãnh mà chẳng ai đến xin bảo lãnh tiền đi vay vì có tư cách gì mà đi vay – nói chi đến vay ai và ai bảo lãnh, lấy tiền đâu ra để bảo lãnh? Lập xong doanh nghiệp, kiếm tiền kinh doanh và học cách kinh doanh là những bước đầu để giải tỏa ngần ấy trở ngại.

Hỏi: Như vậy, theo ông thì việc đầu tiên là làm sao thành lập doanh nghiệp, phải khộng?

Đáp: Thưa vâng, chúng ta có những loại vấn đề sau đây để phát triển tiểu doanh. Trước hết là giúp cho tất cả những ai có sáng kiến kinh doanh có thể dễ dàng thành lập doanh nghiệp và vượt qua ngần ấy cửa ải hành chính ở mọi nơi mọi cấp để đăng ký kinh doanh hợp pháp. Bước thứ hai mới là tiền đâu, tức là tìm ra tiền làm vốn sơ khởi – như để có tiền lập công ty – rồi huy động thêm vốn bên ngoài bằng cách gọi người hùn hạp, hoặc đi vay, hay phát hành trái phiếu… Bước thứ ba là tìm cách quản trị cơ sở kinh doanh ấy, nghĩa là tính toán về việc sản xuất, về công nghệ sẽ áp dụng, để sản xuất cái gì, bán cho ai, với giá cao thấp ra sao…

Phương hướng giải quyết

Hỏi: Chúng ta đều biết là các tiểu doanh thương, nhất là tại các nước nghèo, đều thiếu vốn, thiếu thông tin về thị trường, cứ nghe thấy ngành gì đó có lời là đổ xô vào kinh doanh, rồi tài sản thế chấp không có nên khó đi vay ngân hàng, rồi trình độ quản lý thấp nên khó kiểm soát nổi chi thu cho rõ ràng, lại áp dụng loại công nghệ thấp nên có sản phẩm kém sức cạnh tranh, v.v… Làm sao giải quyết ngần ấy ách tắc cho tiểu doanh?

Đáp: Tôi thiển nghĩ rằng kinh doanh là kiếm lời nhờ huy động tiền của người khác, mà muốn như vậy thì trước hết phải có sáng kiến hay kiến thức để thấu hiểu thị trường và cân nhắc rủi ro.

Việc phát triển tiểu doanh vì vậy phải khởi sự từ sự trợ giúp kỹ thuật để giúp mọi người có loại thông tin cần thiết về điều kiện kinh doanh thành công. Thí dụ như làm sao thành lập doanh nghiệp, trên nền tảng pháp lý nào, để sản xuất cái gì, bằng phương cách nào, bán cho thị trường nào, triển vọng của thị trường ấy ra sao, lập dự án và ngân sách đầu tư ra sao để tính ra khoản tiền cần huy động?…

Việc phát triển tiểu doanh vì vậy phải khởi sự từ sự trợ giúp kỹ thuật để giúp mọi người có loại thông tin cần thiết về điều kiện kinh doanh thành công. Thí dụ như làm sao thành lập doanh nghiệp, trên nền tảng pháp lý nào, để sản xuất cái gì, bằng phương cách nào, bán cho thị trường nào, triển vọng của thị trường ấy ra sao, lập dự án và ngân sách đầu tư ra sao để tính ra khoản tiền cần huy động?…

Việt Nam thiếu hẳn một cơ quan phụ trách việc yểm trợ mà tôi xin gọi là phi tài chính - vì thiên về kỹ thuật, hành chính, pháp lý và tiếp thị như vậy.

Nếu có cơ quan như thế, người dân sẽ biết chính sách của các bộ Kế hoạch và Đầu tư hay Tài nguyên và Môi trường, quy định về thuế khóa hay tín dụng của bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước cùng các ngân hàng, chính sách ưu đãi nếu có của bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hoặc biện pháp đặc biệt của chính phủ tại các tỉnh nghèo đói nhất hay những vùng bị thiên tai cần ưu tiên giúp đỡ, v.v…

Khi liệt kê ra những cơ quan liên hệ ta thấy ngay một vấn đề là khả năng thông tin và phối hợp của bộ máy nhà nước, là điều chưa hề có.

Cần nói ngay là một cơ quan yểm trợ như vậy phải giữ vai trò yểm trợ cho công minh – công khai minh bạch – chứ không là cửa ải mới, với những đòi hỏi phụ trội về giấy tờ và bổng lộc.

Vấn đề tài trợ

Hỏi: Trở lại vấn đề gây bức xúc ở nhà là tài trợ, làm sao giúp tiểu doanh đi vay dễ dàng?

Đáp: Tôi trộm nghĩ rằng vai trò của một Quỹ Bảo lãnh Tín dụng chỉ có thể là cái lưới đỡ cuối cùng, hơn là một cơ quan tài trợ chính yếu. Kinh doanh là có rủi ro, cấp tín dụng cho tiểu doanh tất nhiên cũng có rủi ro khiến nhiều ngân hàng hay cơ sở tín dụng e ngại.

Một cơ quan yểm trợ của chính phủ như Quỹ Bảo lãnh Tín dụng có thể góp phần chia sẻ những rủi ro ấy với ngân hàng, để khuyến khích ngân hàng tham gia chương trình tài trợ này và nhờ đấy cũng có lời vì sẽ có thân chủ mới.

Tôi trộm nghĩ rằng vai trò của một Quỹ Bảo lãnh Tín dụng chỉ có thể là cái lưới đỡ cuối cùng, hơn là một cơ quan tài trợ chính yếu. Kinh doanh là có rủi ro, cấp tín dụng cho tiểu doanh tất nhiên cũng có rủi ro khiến nhiều ngân hàng hay cơ sở tín dụng e ngại.

Quỹ ấy phải có khả năng thẩm định rủi ro sau khi cứu xét và đồng ý là tiểu doanh thuộc loại đáng nâng đỡ; nhưng ngân hàng tài trợ mới là chính và cũng phải có khả năng thẩm định tín dụng của riêng mình và sẽ yên tâm tham gia chương trình tài trợ do chính phủ đề xướng khi biết là chính phủ sẽ chịu chung một tỷ lệ mất nợ nào đó. Quỹ Bảo lãnh còn có thể dành ngân khoản liên doanh với ngân hàng hay cơ sở tín dụng nhằm tài trợ tiểu doanh.

Vấn đề ở đây là chính phủ không lập ra một doanh nghiệp mới để tập trung tài trợ tiểu doanh, mà chỉ giữ vai trò xúc tác ban đầu, để tiểu doanh dễ vay mượn được. Phần tài trợ chính yếu phải do tiểu doanh cáng đáng dưới dạng vốn và các ngân hàng phụ trách dưới dạng tín dụng. Nhiều quốc gia đã áp dụng giải pháp tài trợ hỗn hợp và chia sẻ rủi ro như vậy.

Tạo điều kiện cho tiểu doanh

Hỏi: Câu hỏi cuối, thưa ông, Việt Nam nên đẩy mạnh việc phát triển tiểu doanh từ khâu nào?

Đáp: Từ chính sách kinh tế ở cấp cao nhất: là tạo điều kiện cho tiểu doanh ngoi ra khỏi chỗ trũng hiện nay để có mặt trên một sân chơi bình đẳng với doanh nghiệp nhà nước.

Chẳng hạn, khi thu mua về tiếp liệu, cơ quan nhà nước phải có một tỷ lệ nào đó dành cho tiểu doanh thương; khi cho vay, ngân hàng thương mại của nhà nước phải dành mọi ưu đãi hiện có với doanh nghiệp nhà nước cho tiểu doanh; phải giải phóng thông tin để mọi người có thể biết rõ về tình hình thị trường, từ triển vọng đến rủi ro, hầu nâng cao trình độ suy xét của người dân khi lấy họ rủi ro bước vào doanh trường.

Và sau cùng, phải quan niệm lại chức năng của bộ máy nhà nước là yểm trợ, chứ không phải là kiểm soát, làm khó để làm tiền.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.