Công ty nhà nước được phép thuê Tổng giám đốc điều hành người nước ngoài

0:00 / 0:00

Trường Văn, phóng viên đài RFA

Vừa qua, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành chương trình hành động về đẩy mạnh, sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố.

BusinessWTO200.jpg
AFP PHOTO

Điểm đáng lưu ý của chương trình hành động này là chọn từ một đến 3 tổng công ty nhà nước làm thí điểm để thuê Tổng giám đốc điều hành, kể cả thuê người nước ngoài.

Xin mời quý thính giả theo dõi cuộc trao đổi sau đây giữa Trường Văn và Giáo sư Tiến sĩ Hồ Đức Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh về chương trình thí điểm này.

Vấn đề lương bổng

Trường Văn: Thưa giáo sư, vừa rồi thành phố Hồ Chí Minh cho phép doanh nghiệp nhà nước thử nghiệm mô hình thuê Tổng giám đốc điều hành, kể cả Tổng giám đốc là người nước ngoài. Theo ý giáo sư việc này có thể thực hiện được hay không?

Giáo sư Tiến sĩ Hồ Đức Hùng: Tôi nghĩ không có gì khó khăn để thực hiện qui chế này vì thật ra hiện nay đội ngủ lãnh đạo hay quản trị viên cao cấp thiếu nhiều, đặc biệt về mặt chuyên môn và về mặt kinh nghiệm đối với nền kinh tế thị trường.

Cho nên bấy lâu nay cũng có một số ý kiến, một số đề nghị là cũng nên sử dụng những giám đốc, những người có kinh nghiệm ở nước ngoài về để quản lý điều hành các doanh nghiệp Việt Nam ở trong nước.

Tôi nghĩ cái đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnh đồng thời kết hợp với những kinh nghiệm của các giám đốc ở nước ngoài thì doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện học tập kinh nghiệm. Tôi nghĩ điều này rất tốt và qui chế này có thể dễ dàng thực hiện.

Tôi nghĩ cái đó tạo diều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnh đồng thời kết hợp với những kinh nghiệm của các giám đốc ở nước ngoài thì doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện học tập kinh nghiệm. Tôi nghĩ điều này rất tốt và qui chế này có thể dễ dàng thực hiện.

Trường Văn: Thưa giáo sư không biết là vấn đề lương bổng của những người đó mình có thể trả nổi không?

Giáo sư Tiến sĩ Hồ Đức Hùng: Cái đó hiện nay cũng là một vấn đề nhưng mà chắc chắn phải có một ưu đãi thỏa đáng cho những đóng góp của họ.

Nếu doanh nghiệp, những công ty nào có khả năng thì phải lường trước chuyện đó. Chắn chắn với những kinh nghiệm và tài năng của những người này thì cũng phải có một chế độ lương bổng và thù lao tương xứng.

Việt kiều và du học sinh

Trường Văn: Thưa giáo sư hiện giờ về vấn đề những quản trị viên có kinh nghiệm là Việt kiều cũng nhiều, làm sao có chế độ ưu đãi thích đáng để họ trở về.

Ngoài ra những nghiên cứu sinh, sinh viên của Việt Nam đi học ở nước ngoài nếu chiêu đãi được họ về thì có thể giải quyết được việc thiếu chuyên viên cao cấp các ngành?

Giáo sư Tiến sĩ Hồ Đức Hùng: Tôi nghĩ đó cũng là hai nguồn rất quan trọng, một nguồn là Việt kiều, nguồn thứ hai là các người Việt Nam đi học ở nước ngoài. Mấy lâu nay chưa có chính sách thỏa đáng để thu hút hai nguồn này.

Chủ trương thuê giám đốc nước ngoài phải có chính sách thỏa đáng để thu hút hai nguồn này để bổ xung lãnh đạo cao cấp cho các doanh nghiệp.

Tôi nghĩ đó cũng là hai nguồn rất quan trọng, một nguồn là Việt kiều, nguồn thứ hai là các người Việt Nam đi học ở nước ngoài. Mấy lâu nay chưa có chính sách thỏa đáng để thu hút hai nguồn này. Chủ trương thuê giám đốc nước ngoài phải có chính sách thỏa đáng để thu hút hai nguồn này để bổ xung lãnh đạo cao cấp cho các doanh nghiệp.

Trường Văn: Thưa giáo sư hiện nay đang thiếu chuyên viên cao cấp, chuyên viên giỏi của các ngành. Hàng năm Việt Nam có hai trăm ngàn sinh viên tốt nghiệp cao đẳng và đại học cộng thêm hàng trăm ngừơi bổ sung vào danh sách có trình độ sau đại học nhưng chỉ có một phần nhỏ trong tổng số lao động trình độ cao này có thể đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng trung cao cấp của thị trường lao động?

Giáo sư Tiến sĩ Hồ Đức Hùng: Cái đó cũng là một thách thức thực tế. Thật ra phải nói là chất lượng đào tạo trong thời gian qua không đáp ứng như cầu thực tế của công việc cho nên phải có một giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng đào tạo cho đội ngủ thì những người mới có khả năng tốt nghiệp mới có thể kiếm được việc làm.

Trường Văn: Ở các nước khác sinh viên đang học mà học giỏi thì các công ty đổ xô đến để tuyển dụng còn của mình thì tình trạng ra trường kiếm việc làm cũng khó bây giờ làm sao đào tạo được như vậy?

Giáo sư Tiến sĩ Hồ Đức Hùng: Có hai giải pháp lớn mà chính phủ tổ chức để thực hiện. Giải pháp thứ nhất là gắn chặt doanh nghiệp với môi trường đại học và các doanh nghiệp có tài trợ rất lớn để nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học và họ sẽ có quyền lợi, có ưu tiên trong việc tuyển dụng.

Hiện nay bắt đầu có cơ chế ký kết hợp đồng giữa các công ty và các trường đại học để làm chuyện đó. Giải pháp thứ hai là chuyển dần các trường đại học đến chế độ tự chủ về tài chánh để hình thành các chương trình đào tạo phù hợp với thực tế.

Chất lượng đào tạo

Trường Văn: Thưa giáo sư hiện nay trường đại học vươn ra ở các tỉnh khác để liên kết đào tạo nhưng đào tạo như vậy chất lượng không cao nên sinh viên tốt nghiệp cũng không sử dụng được gì hết.

Giáo sư Tiến sĩ Hồ Đức Hùng: Cái liên kết vừa qua không đi vào đúng thực chất, phải có một sự liên kết giữa nơi cần và nơi đào tạo chứ không phải là một sự liên kết đơn thuần giữa các cơ sở đào tạo để nâng cao số lựơng người học. Đây là sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong thực tế với các trường đào tạo. Cái đó mới là giải pháp căn cơ.

Trường Văn: Thưa có người nói là vấn đề chính để đào tạo ra nguồn nhân lực cao cấp chất lượng cao là phải có sự hiệp lực từ phía nhà đào tạo là một, người sử dụng lao động tức là các công ty là hai và về phía người lao động là ba. Bây giờ chưa có kết hợp được những thành phần này hay sao?

Giáo sư Tiến sĩ Hồ Đức Hùng: Cái đó là giải pháp cần phải có. Làm thế nào tạo được cơ chế cho sự kết hợp đó. Hiện nay chúng ta thiếu hẳn cơ chế cho sự kết hợp đó. Cho nên nếu có những giải pháp căn cơ cho cơ chế kết hợp đó thì tôi nghĩ những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo và sử dụng đội ngũ sẽ thiết thực hơn.

Trường Văn: Xin cám ơn giáo sư đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.