Tình hình đình công ảnh hưởng gì tới nguồn đầu tư nước ngoài?


2006.04.14

Thanh Quang, phóng viên đài RFA

Trong thời gian qua, công ty nước ngoài đổ xô vào Việt Nam hoạt động một phần vì Việt Nam có nguồn nhân công rẽ. Nhưng tin tức trong nước cho hay những vụ đình công xem chừng như ngày càng lan rộng ở Việt Nam, từ các công ty vốn FDI tới công ty trong nước. Câu hỏi được nêu lên là tình hình đình công như vậy có thể ảnh hưởng ra sao tới nguồn đầu tư nước ngoài?

StrikeFDI200.jpg
Công nhân của một công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Bình Dương đình công hôm 4-1-2006. AFP PHOTO

Qua cuộc trảo đổi với Thanh Quang, tiến sĩ Đinh Sơn Hùng, một nhà kinh tế trụ sở tại Saigòn cho biết như sau:

Tiến sĩ Hùng: Tôi nghĩ là nó có thể ảnh hưởng ít nhiều. Nhưng việc đình công không lớn lắm, và chính phủ cùng tổ chức công đoàn đã giải quyết vấn đề, tôi nghĩ, là khá tốt rồi.

Thanh Quang: Nhưng nhiều nguồn tin trong nước cho biết tình trạng đình công từ các công ty vốn nước ngoài đã lan sang các công ty trong nước?

Tiến sĩ Hùng: Không, bây giờ về cơ bản thì chỉ có đình công ở những công ty vốn trực tiếp nước ngoài thôi. Vấn đề này một phần cũng do thông tin không chính xác.

Đúng là lương công nhân lâu lắm không tăng, thì công nhân phải đình công thôi. Thứ hai là chính phủ có ý định đề nghị thay đổi chính sách lương, nhưng chưa kịp thay đổi thì báochí đã thông tin rồi. Trong khi đó công nhân thấy doanh nghiệp không thay đổi nên họ đình công. Tôi cho là vấn đề này, lỗi thông tin cũng có một phần. Nhưng chắc là việc đình công có ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường đầu tư trong nước.

Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về Vietweb@rfa.org

Thanh Quang: Các nhà đầu tư hiện phản ứng ra sao trước những vụ đình công?

Tiến sĩ Hùng: Ở những doanh nghiệp nào màchính quyền can thiệp quá chậm, để công nhân quá khích, thí dụ đập phá dụng cụ trong xí nghiệp, thì các nhà đầu tư nước ngoài không đồng ý. Nhưng bạo lọan trong các doanh nghiệp hầu như chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.

Thanh Quang: Còn dư luận của phía công nhân thì sao?

Tiến sĩ Hùng: Bây giờ chính phủ đã đưa ra chính sách thay đổi lương tối thiểu, và các doanh nghiệp cũng có thay đổi rồi. Cho nên công nhân thấy như vậy họ cũng chấp nhận được.

Thanh Quang: Sự thay đổi như TS vừa nói, thứ nhất, đã được thực hiện chưa, và thứ hai, có trở ngại gì khi vận dụng những chính sách này trong thực tế?

Tiến sĩ Hùng: Các chính sách đó đã đưa vào thực tế rồi. Và tôi thấy các doanh nghiệp chưa có phản ứng gì cả. Tất nhiên khi thay đổi như vậy thì chi phí các doanh nghiệp có tăng đôi chút. Nhưng họ cũng hiểu rằng lâu quá rồi tiền lương công nhân không tăng, nên chắc là họ đã có phương án tăng lương từ từ.

Thanh Quang: Nhưng giới chủ nhân nước ngoài hy vọng khai thác nhân công rẽ ở Việt Nam, thì việc tăng lương có thề khiến họ phản ứng ra sao?

Tiến sĩ Hùng: Có thể nói dù tăng lương, nhưng tiến lương Việt Nam vẫn rẽ rất nhiều so với nước ngoài, nên giới chủ nhân không không phản ứng gì đâu.

Thanh Quang: Lúc xảy ra đình công, tình hình xem chừng như đáng ngại. Công đoàn – chưa độc lập – đã can thiệp bảo vệ công nhân ra sao?

Tiến sĩ Hùng: Vừa rồi những vụ đình công xảy ra một cách dây chuyền, từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác. Nhưng công đoàn can thiệp quá chậm. Ở những doanh nghiệp nào mà công đoàn yếu thì tình hình trở nên trầm trọng; còn tại doanh nghiệp nào công đoàn hoạt động tốt, sẽ giải quyết được ngay vấn đề.

Thanh Quang: Như vậy tổ chức công đoàn cần phải cải tổ như thế nào để có thể đáp ứng hiệu quả nguyện vọng của công nhân?

Tiến sĩ Hùng: Tôi cho là lực lượng công đoàn hiện chưa đông đủ; và công đoàn cùng chính phủ phải kết hợp với nhau để, thứ nhất, bảo vệ được lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư nước ngoài, và thứ hai, bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của người lao động. Chứ không thể bảo vệ một bên nào.

Thanh Quang: Vấn đề hiện giờ là tổ chức công đoàn do nhà nước hay đảng bổ nhiệm, điều này có gây trở ngại không?

Tiến sĩ Hùng: Không, không trở ngại gì cả. Mà chính công dđoàn phải thấy rằng cần chấn chỉnh lại hoạt động của mình. Công đoàn hoạt động tốt sẽ đáp ứng được yêu cầu thôi. Vì hoạt động nào cũng có luật định rồi.

Thanh Quang: Tình hình đình công ở Việt Nam có ý nghĩa như thế nào đối với việc Việt Nam hội nhập vào kinh tế thế giới?

Tiến sĩ Hùng: Tôi cho là những vụ đình công vừa rồi phản ảnh rằng chính sách nhà nước và cơ chế hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài phải thay đổi dần dần cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thanh Quang: Cảm ơn ông.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.