Phương pháp sáng tác hiện thực Xã hội chủ nghĩa (phần 3)


2006.09.17

Nguyễn An, phóng viên đài RFA

Kỳ này là phần thứ ba cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ và nhà văn Tam Nguyên ở trong nước về phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa. Hôm nay nhà văn Tam Nguyên sẽ giải thích về Chế độ trợ cấp sáng tác ở Việt Nam.

BookCopyright200.jpg
Một tiệm sách ở Hà Nội hôm 11-11-2004. AFP PHOTO

Nguyễn An: Có người nhận xét đời sống các nhà văn Việt Nam nghe nói không được dư dật. Theo ông nhận xét ấy có đúng không?

Nhà văn Tam Nguyên: Xưa nay trên thế giới, những nhà văn dành cả tâm nguyện cho sáng tạo văn học thường nghèo. Bởi đã như vậy thì nhà văn đâu còn thời gian dùng cho việc bươn chải cuộc sống. ở Việt Nam, nhận xét ấy càng dễ kiểm chứng.

Hầu hết các nhà văn không thể sống bằng chính ngòi bút của mình. Nếu thi thoảng được ít tiền nhuận bút thì may ra chỉ phụ chút đỉnh vào miếng cơm mang áo. Chỉ khoảng 1 - 2% số nhà văn có thu nhập khá, nhưng tác phẩm được in của họ lại không tương xứng với đồng tiền bát gạo mà họ nhận được.

Nguyễn An: Xin ông giải thích nhờ đâu mà họ lại có mức thu nhập khá trong khi đa số đồng nghiệp của họ lại chật vật?

Nhà văn Tam Nguyên: Vâng, tôi sẽ trình bày ngay sau đây. Chủ yếu họ được bú bầu sữa bao cấp, và từ năm 2004 có thêm một bầu sữa đột suất nữa rót thường niên, gọi là “Trợ cấp sáng tác”.

Lúc trả nhuận bút, người ta bảo thực in chỉ có 600 thôi, nên nhuận bút của 1000 cuốn phải bớt đi 40%. Tác giả nào là nạn nhân của vụ gạt kiểu ấy chỉ biết cắn răng chịu đau vì số tiền bội chi bỗng vọt lên.

Nguyễn An: Khoản trợ cấp này được sử dụng ra sao?

Nhà văn Tam Nguyên: Nhà văn nào có đề cương hoặc đang viết dở một cuốn tiểu thuyết hoặc tập truyện ngắn, có thể được trợ cấp từ 1 đến 5 triệu đồng. Số tiền nhằm giúp tác giả có thể cắt bớt thời gian chạy gạo để dành nhiều cho viết sách, còn để chi cho thuê gõ vi tính, thuê in (riêng khoản này mất đứt 300.000 cho 100 trang truyện).

Tiền đến tay, nhà văn lại phải trích thêm chi tiền tàu xe đi gặp gỡ nhà xuất bản để bàn bạc những gì chưa nhất trí. Mỗi lần gặp gỡ kiểu ấy không thể không xẻo ra một phần nhằm gây không khí thân tình để duy trì quan hệ “luôn ở mức thắm thiết”, ngõ hầu được các “bà đỡ” mát tay cho con mình.

Tác giả còn phải tải một việc khá nặng là gánh “giúp” nhà xuất bản từ 100 đến 300 cuốn sách phát hành - tức phải bán hết số sách đó. Ai tài ngoại giao thì may lắm tiêu thụ được 200 là cùng. Số còn lại tác giả không còn cách nào hơn là đem “hào phóng” tặng bạn bè ở diện rộng, người thân, họ mạc.

Cuối cùng hạch toán xong, tác giả nào cũng lắc đầu ngao ngán: Bội chi bằng phân nửa khoản trợ cấp. Lại có một số tác giả bị gạt đứng, ức đến phát khóc: Số sách được in ghi ở cuối trang là 1000. Theo chế độ, nhuận bút được tính là 10% tiền bán của 1000 cuốn ấy tính theo giá in trên bìa bốn.

Lúc trả nhuận bút, người ta bảo thực in chỉ có 600 thôi, nên nhuận bút của 1000 cuốn phải bớt đi 40%. Tác giả nào là nạn nhân của vụ gạt kiểu ấy chỉ biết cắn răng chịu đau vì số tiền bội chi bỗng vọt lên.

Tuy nhiên chẳng ai công khai phê phán, mà chỉ than vãn với nhau ở chỗ riêng tư, và tự an ủi: Không có trợ cấp mình cũng phải viết theo sự thôi thúc của con tim. Dù sao món trợ cấp cũng đỡ đòn cho phần nào. Méo mó có vẫn hơn không.

Nguyễn An: Thưa ông, ông vẫn chưa đề cập đến nguyên nhân nào khiến một số nhỏ nhà văn có mức thu nhập khá.

Nhà văn Tam Nguyên: Người đứng đầu một hội (cấp thành phố chẳng hạn) là vị hội trưởng, thường xí một chỗ trong ban biên tập của tờ báo hoặc tạp chí của riêng hội ấy. Chức hội trưởng được hưởng lương biên chế, ăn thêm suất biên tập viên. Thường cho đăng bài này, bài nọ của mình với nhuận bút được ấn định mức cao hơn nhiều so với các tác giả có bài trên cùng một số.

Như vậy, cái bầu sữa bao cấp kia ai cũng được bú, kẻ ngồi cao bú nhiều, người dưới thấp bú ít. Trợ cấp sáng tác theo kiểu ấy thì đến đời nào mới hái lượm được hoa thơm trái ngọt? Mà ngẫm cho cùng thì hoa thơm trái ngọt có là gì so với cái bầu sữa miễn phí kia!

Gật gù công ty này nọ thuê đăng quảng cáo hàng: Được suất nữa. Kinh phí bao cấp cho một số tạp chí có thể tới hàng chục triệu. Lãnh đạo liền vắt óc “sáng tác” ra những tuyệt chiêu nhằm chi phí sao hết sức “tiết kiệm” để càng “dư” ra càng bở.

Nói chung các vị lãnh đạo hội có ít năng lực sáng tác nghệ thuật. Thế nhưng khi có tài khoản trợ cấp rót xuống là các vị ấy phù phép ngay đề cương sáng tác trình làng để được ăn suất trợ cấp bẫm nhất, thế nào cũng đạt loại A. Tất cả các suất to nhỏ ấy cộng lại thành bội thu nhập, cứ đến đều đều, dài dài. Nhưng nào có mấy tác phẩm được viết thật đưa in như các nhà văn đứng đắn đã kể ở trên. Thành thử trợ cấp để tăng thu nhập, đâu phải dành hết cho sáng tạo tác phẩm.

Như vậy, cái bầu sữa bao cấp kia ai cũng được bú, kẻ ngồi cao bú nhiều, người dưới thấp bú ít. Trợ cấp sáng tác theo kiểu ấy thì đến đời nào mới hái lượm được hoa thơm trái ngọt? Mà ngẫm cho cùng thì hoa thơm trái ngọt có là gì so với cái bầu sữa miễn phí kia! Nguyễn An: Xin cám ơn nhà văn Tam Nguyên.

Theo dòng câu chuyện:

- Phương pháp sáng tác hiện thực Xã hội chủ nghĩa (phần 2)

- Phương pháp sáng tác hiện thực Xã hội chủ nghĩa (phần 1)

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.