Người dân thôn Yên cùng nhau bảo vệ khu chùa Tây Phương
2006.07.27
Trường Văn, phóng viên đài RFA
Tình trạng chia chác, chuyển nhượng trái phép quyền người dân sử dụng đất thuộc quần thể chùa Tây Phương tỉnh Hà Tây cho các doanh nghiệp phá núi đã xảy ra từ lâu.
Mới đây không chịu đựng được cảnh nhiều xe tải lớn đua nhau cày nát 1kilômét đường dẫn vào khu di tích, người dân ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây đã lập rào cản ngăn không cho xe cộ ra vào chùa Tây Phương khiến giao thông tắc nghẽn trong nhiều ngày.
Di tích lịch sử
Chùa Tây Phương nằm trên địa bàn thôn Yên, xã Thạch xá, huyệt Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội 37 kilômét. Chùa được xây dựng vào khỏang thế kỷ thứ 6 hay thứ 7 và được trùng tu nhiều lần. Đến đời Tây Sơn vào năm 1794 chùa được cất lại hoàn toàn.
Nằm trên ngọn núi Câu lâu cao khỏang 50 mét, chùa Tây Phương không những có giá trị về kiến trúc độc đáo nhưng còn nổi tiếng là nơi hội tụ của nhiều tác phẩm điêu khắc xuất sắc thể hiện qua các tác phẩm chạm trổ, các phù điêu và các pho tượng.
Là một di tích lịch sử, đồng thời là một thắng cảnh của tỉnh Hà Tây, chùa Tây Phương đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin xếp hạng là một di tích lịch sử cần được bảo vệ nghiêm nhặt.
Việc lấy đất đá phá họai cảnh quan của chùa Tây Phương.
Khai thác đá
Tuy nhiên mới đây, Ủy ban Nhân Dân huyện Thạch Thất đã cho phép một số doanh nghiệp cung cấp vật liệu xây dựng, khai thác đất đá tại những dãy đồi thuộc xã Cần kiệm để san lắp mặt bằng một khu công nghiệp nằm cách khu quần thể chùa Tây Phương năm kilômét.
Hàng ngày các doanh nghiệp này huy động hơn 30 xe tải hạng nặng qua lại làm hư hỏng toàn bộ tuyến đường dài một kilômét dẫn vào chùa Tây Phương và gây nên bụi bặm cũng như làm nứt nhà cửa chung quanh.
Ngoài việc làm hư hỏng đường xá, việc phá đồi, lấy đất cũng làm nguy hại cho cảnh quan của khu quần thể chùa Tây Phương. Do đó vào ngày 11 tháng 7 vừa qua, người dân thôn Yên đã tự động cùng nhau đứng ra ngăn chận xe cộ vào khu chùa Tây Phương để khai thác đất đá.
Một người dân cư ngụ tại xóm chùa Tây Phương cho biết: “Xe tải qua lại làm đường bị hư hỏng nặng, nhiều chỗ thành vũng nước lớn.”
Một người dân khác cư ngụ tại xóm Chè thôn Yên cũng phát biểu: “Việc lấy đất đá phá họai cảnh quan của chùa Tây Phương.”
Người dân mong mỏi có sự can thiệp của Ủy ban Nhân Dân Tỉnh Hà Tây để trả lại sự yên tỉnh cho người dân thôn Yên cũng như quần thể chùa Tây Phương được bảo vệ, giữ lại cảnh sắc như hàng trăm năm trước đây.
Những bài liên quan
- Thực tế công tác chăm sóc y tế của chính quyền cho người dân vùng ĐBSCL
- Các hộ dân tái định cư trong khu kinh tế Dung Quất không có nước ngọt để dùng
- Thi hành án, một bức xúc kéo dài
- Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Việc tăng giá xăng dầu chỉ là vấn đề thời gian
- Nhà không có điện tại tỉnh Phú Yên
- Cảm nhận của một số người dân về cuộc sống hiện nay
- Công an tỉnh Long An bị tố cáo hành hung và hiếp đáp dân thường
- Có dấu hiệu một vụ án oan
- Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế lên án việc tra tấn các nạn nhân ở Bắc Giang
- Ngân hàng Sacombank cho người lợi tức thấp vay tiền mua nhà
- Phát thải khí độc vào môi trường
- Cái chết không bình thường của Hòa thượng Thích Ðức Chính
- Dự án trồng hoa hồng ở tỉnh Hải Dương, sớm nở chóng tàn
- Khó tuyển dụng công nhân tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Phỏng vấn ông Phạm Mạnh Hùng, nạn nhân của vụ xử tù oan ở Bắc Giang
- Người dân than phiền về cung cách phục vụ của giới công chức nhà nước
- Nhân chứng cần phải được bảo vệ một cách hữu hiệu
- Những tiệm Nail Shop ở Hà Nội
- Nguồn nước sinh hoạt trên cả nước bị nhiễm độc ngày càng nghiêm trọng (phần 2)
- Nguồn nước sinh hoạt trên cả nước bị nhiễm độc ngày càng nghiêm trọng (phần 1)
- Nhiều khu vực trên cả nước nhiễm chất độc hại
- Cảnh sát Đài Loan bắt giữ 18 người Việt Nam làm việc bất hợp pháp
- Các xí nghiệp dùng acid chế biến đầu và vỏ tôm làm ô nhiễm nguồn nước
- Giá thuốc Tây trong nước vẫn tiếp tục tăng nhưng không đồng loạt như trước
- Hàng triệu người Việt Nam bị ngộ độc thạch tín từ các nguồn nước bị ô nhiễm