Hội luận giữa 2 nhà văn trong nước về những trăn trở của người cầm bút (phần 2)


2006.10.15

Việt Hùng, phóng viên đài RFA

Kỳ trước, chúng tôi đã gửi đến quý thính giả phần đầu cuộc hội luận giữa hai nhà văn Trần Khải Thanh Thuỷ ở Hà nội và Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải phòng về vai trò của nhà văn Vịêt Nam ngày nay. Hai nhà văn đã chia xẻ nhận định rằng nhà văn phải tự giải phóng mình khỏi những câu thúc của phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa để có thể làm tròn nghĩa vụ với tổ quốc và dân tộc.

NguyenXuanNghia150.jpg
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa. RFA PHOTO

Kỳ này, hai nhà văn sẽ thảo luận về ý hướng dấn thân vào cuộc sống để có thể tìm chất liệu cho tác phẩm của mình. Cuộc thảo luận vẫn cho Việt Hùng điều hợp. Mời quý thính giả theo dõi.

Việt Hùng: Thưa nhà văn Trần Khải Thanh Thủy và thưa nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa để tiếp tục phần Hội luận kỳ trước, liệu rằng nhà văn có thể bị giới hạn ở một đề tài nào hay không?

Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy: Nhà văn thì không thể giới hạn mình trong bất kể đề tài nào được, phải tung mình vào trong mọi ngõ ngách của cuộc sống, phải hướng ngòi bút của mình vào chỗ nào thống khổ nhất, chứ còn nhà văn mà bỏ qua việc miêu tả nỗi thống khổ, hoặc tự giới hạn mình trong một đề tài nào đấy thì đó là một nhà văn rất thiếu phong cách, như thế thì không thể gọi là nhà văn có lương tri thời đại được.

Việt Hùng: Có vẻ như nhà văn Trần Khải Thanh Thủy quá khắt khe khi đưa ra một số những yếu tố như vậy...

Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy: Tôi thì tôi nghĩ đó không phải là một sự khắt khe, nhưng mà đấy chỉ là quan điểm của cá nhân tôi, từ xưa đến nay tôi vẫn bảo tôi không nhân danh ai, bởi vì tôi thấy sống trong xã hội Việt Nam hiện nay mọi sự "nhân danh" rất đáng ngờ....

Nhà văn thì không thể giới hạn mình trong bất kể đề tài nào được, phải tung mình vào trong mọi ngõ ngách của cuộc sống, phải hướng ngòi bút của mình vào chỗ nào thống khổ nhất, chứ còn nhà văn mà bỏ qua việc miêu tả nỗi thống khổ, hoặc tự giới hạn mình trong một đề tài nào đấy thì đó là một nhà văn rất thiếu phong cách, như thế thì không thể gọi là nhà văn có lương tri thời đại được.

Việt Hùng: Đó là cái nhìn của nhà văn nữ Trần Khải Thanh Thủy từ Hà Nội, thế còn với nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa từ Hải Phòng.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi chợt nhớ đến một câu nói cửa miệng của người dân Hải Phòng và tôi nghĩ ở Hà Nội cũng thế thôi, người ta vẫn nói, "nhà văn nói láo, nhà báo nói khoác", một câu nói chúng ta nghe đã quen, nhưng giờ nghĩ lại thấy đau lòng, chúng ta đã nói dối quá nhiều rồi, quá nhiều thời gian rồi.

Đề tài nhà văn phải đi vào, nên đi vào không những chỉ nỗi thống khổ của người dân mà còn nhiều đề tài nữa. Nỗi thống khổ của nhân dân là một, những đề tài về những bức xúc trong xã hội, tham nhũng tiêu cực, về sự mất tự do dân chủ cũng là một đề tài và làm sao đưa những vấn đề ấy vào trong tác phẩm của mình để phản ảnh thời đại mình đang sống.

Miễn làm sao nhà văn dám xông vào những mũi nhọn ấy, phải biết vượt qua vùng cấm, có thể tác phẩm của họ viết ra không thể in được trong 1 - 2 năm tới nhưng mà ít nhất cũng thỏa mãn với bản thân mình và tự nghĩ rằng mình đã làm tròn trách nhiệm với bản thân và thời đại mình đang sống.

Việt Hùng: Trở lại câu hỏi với nhà văn nữ Trần Khải Thanh Thủy, trong một lần trao đổi với Đài chúng tôi nhà văn cho rằng, đã là nhà văn thì không thể cấm đọc hay cấm giữ bất kể tài liệu gì, thế nhưng nếu như những tài liệu lưu giữ không có liên hệ đến đề tài hay công việc của nhà văn thì có thể hiểu như thế nào?

Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy: Tôi chỉ xin nói đơn giản thế này, đã là nhà văn thì phải có quyền được xem xét, thu lượm tất cả những gì, ngòi bút của nhà văn cũng phải được xông xáo vào tất cả những ngõ ngách cuộc đời. Càng biết kho trí tuệ chung của nhân loại thành kho riêng của mình thì nhà văn đó càng trở nên giàu có.

Nói như người Trung Quốc thì có nghĩa là gì, anh có thể là tiểu nhân về mặt đời sống, vĩ nhân về mặt đạo đức, nghèo rớt mùng tơi về mặt kinh tế, nhưng chắc chắn phải là đại phú âm về mặt tinh thần, nghĩa là tất cả những hiện tượng và chi tiết trong cuộc sống thì đều là vụn vàng mà nhà văn đúc lên tác phẩm của mình, thành ra những bông hoa 5 cánh, 7 cánh của mình, có khi chỉ một chi tiết nhỏ cũng phản ánh một nhân cách lớn, cho nên vì thế mà nhà văn phải tung mình vào cuộc sống.

Phải để cho hoi thở của cuộc sống ùa vào lồng ngực, con tim khối óc của mình. Nghĩa là phải đánh giáp lá cà trong từng câu chữ cho đến khi lóe sáng ở đẩu đao thì mới thôi. Còn những anh càng bị động không thu nạp được tài liệu, kiến thức thì anh càng trở nên thế thủ, càng hạn chế tài năng của mình và càng tầm thường hóa bản thân mình.

Việt Hùng: Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa từ Hải Phòng, nhà văn có đồng ý với cái nhìn cái nhìn của nhà văn Thanh Thủy hay không?

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi đồng ý hoàn toàn.

TranKhaiThanhThuy150b.jpg
Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy. RFA PHOTO

Việt Hùng: Trở lại câu hỏi với nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, trong một lần trao đổi nhà văn có cho rằng, nhà văn có quyền gặp bất cứ ai nếu như đương sự đồng ý, nhà văn cho rằng việc tiếp xúc với người này, người khác là để đi tìm ý tưởng, tìm nhân vật cho những sáng tác của mình.

Thế nhưng những nhân vật cụ thể gần đây nhất là bác sĩ Phạm Hồng Sơn, cựu chiến binh Nguyễn Khắc Toàn là những nhân vật từng bị gán cho tôi danh "làm gián điệp", việc gặp gỡ của nhà văn liệu có phải phạm vào điều "an ninh quốc gia" hay không ạ?

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Không! Trong bộ luật hình sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa VN không có điều nào cấm công dân đi gặp người khác mà người công dân kia cho phép. Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, nhà giáo Nguyễn Khắc Toàn đã được trả tự do, họ có quyền tiếp tôi và tôi là một công dân, đặc biệt lại còn là một nhà văn thì tôi có quyền được gặp gỡ họ.

Thế nhưng tất cả đều biết, tôi đã bị công an Hà Nội tạm giữ lại, cưỡng bức vào đồn công an để làm rõ vụ việc. Những việc họ làm cuối cùng tôi cũng phải chấp nhận thôi. Tôi chấp nhận không phải tôi là người hèn kém, thế nhưng mà chính công an họ đã vi phạm pháp luật, một khi công an vi phạm pháp luật là một người dân tôi biết làm gì đây?

Việt Hùng: Theo nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa có những chuyện "đành phải chấp nhận", trở lại câu hỏi với nhà văn nữ Trần Khải Thanh Thủy, liệu rằng cái đành chấp nhận đó có thể "đành chấp nhận" với ngòi bút?

Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy: Tôi thì tôi nghĩ không thể chấp nhận được, về mặt hành xử ngoài đời thì cứ những người có văn hóa thì thành kẻ yếu, còn những kẻ vô văn hóa thì lại thành kẻ mạnh. Xã hội ở Việt Nam văn hóa đảng thấm đẫm mọi nơi, mà văn hóa đảng tôi đã phân tích rồi, nó gồm có 3 yếu tố:

- Mỵ dân, lừa dối - Tham nhũng tràn lan từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, - Khủng bố

Trường hợp như anh Nguyễn Xuân Nghĩa cũng là bị khủng bố và bản thân tôi trong thời gian vừa rồi cũng bị khủng bố. Thế nhưng đối với trong văn học thì tôi về nhà thì tôi trút hết nỗi hận lên đầu ngòi bút, vì tôi nghĩ đon giản là sự sợ hãi chỉ đẻ ra sự hèn nhát.

Không! Trong bộ luật hình sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa VN không có điều nào cấm công dân đi gặp người khác mà người công dân kia cho phép. Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, nhà giáo Nguyễn Khắc Toàn đã được trả tự do, họ có quyền tiếp tôi và tôi là một công dân, đặc biệt lại còn là một nhà văn thì tôi có quyền được gặp gỡ họ.

Mà hèn nhát thì ngòi bút luôn cứ phải tẽ đôi ra... lúc này khen một tí, lúc kia chê một tí chẳng ra cái thể thống gì cả, mà văn chương thì ghét sự nhợt nhạt, dễ dãi, né tránh.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng, tôi muốn qua đây muốn nhắn gửi tới các nhà văn, nhà thơ, các bạn bè thân quen, đã lâu rồi, chúng ta chỉ diễn trong sự sợ hãi, chúng ta "đồng phục tư tưởng".

Nếu cứ tiếp tục thế này thì có hại cho nền văn chương quốc gia. Tôi xin kêu gọi tất cả các nhà văn hãy phát biểu chính kiến của mình qua tác phẩm hay qua các tiểu luận về văn học, chính trị.

Tôi khẩn thiết yêu cầu họ để chúng ta cùng có cộng hưởng tiếng nói để giúp cho đất nước, giúp cho nhân dân, để nhân dân chúng ta sống trong tự do, trong dân chủ, phát biểu chính kiến của mình và tôi ao ước rằng, một ngày nào đấy, tôi tin, tôi tin vì tôi tiếp xúc với các nhà dân chủ trẻ tuổi ở Hà Nội và sắp tới, lớp trẻ, vâng lớp trẻ sẽ nắm giữ vận mệnh quốc gia...

Việt Hùng: Xin cảm ơn nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và nhà văn Trần Khải Thanh Thủy.

Theo dòng câu chuyện:

- Hội luận giữa 2 nhà văn trong nước về những trăn trở của người cầm bút (phần 1)

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.