Tạp chí văn chương mạng Da màu (phần 2)


2007.05.14

Minh Thuỳ, thông tín viên đài RFA

Từ số ra mắt đầu tiên vào tháng 8 năm 2006, với chủ đề Màu da và Ngôn ngữ đến nay Tạp chí văn chương mạng Da màu đã đi đến số 24 của tháng 5 với chủ đề “Văn học miền Nam VN- giai đoạn 1954-1975”.

DaMauWeb200.jpg
Trang web www.damau.org

Trong chương trình văn học nghệ thuật ngày 22.04.2007 quí vị đã nghe phần 1 bài phỏng vấn của Minh Thùy với nhà văn Đặng Thơ Thơ, tổng biên tập tạp chí Da màu về ý nghĩa, chủ trương và các thể loại của tạp chí Da màu. Hôm nay xin mời quí vị theo dõi tiếp phần 2 bài phỏng vấn về phương hướng và kế hoạch đường dài của tạp chí Da màu.

Phương hướng hoạt động

Minh Thùy: Thơ Thơ có thể cho biết phương hướng hoạt động sắp tới của Da màu, chương trình có gì mới không?

Đặng Thơ Thơ: Nói chung, phương hướng của Da màu tập trung vô 3 nổ lực chính: Nổ lực đầu tiên vì Da màu là một tạp chí điện tử cứ 10 ngày ra một số báo về văn chương, cứ mỗi tháng thì tập trung vào một chủ đề và thúc đẩy sáng tác, nghiên cứu để tạo một sân chơi văn chương đúng nghĩa, cũng như thúc đẩy những sáng tác trên Da màu nâng những sáng tác này lên tầm cỡ những giá trị về tư tưởng, tình cảm, ngôn ngữ, kỹ thuật và cách tân.

Hy vọng những sáng tác trên Da màu sẽ tác động tích cực lên chính thể loại văn học đó cũng như tác động vào những vận động chung của trào lưu văn học thế giới.

Nổ lực thứ hai của Da màu là xuất bản: dự định để kỷ niệm 1 năm thành lập vào cuối tháng 8 năm nay thì Da màu sẽ cho ra mắt Tuyển tập chọn lọc của Da màu năm 2007, và Da màu cố gắng mỗi năm ra một tuyển tập. Nổ lực thứ ba cũng là nổ lực đường dài là thành lập một kho lưu trữ văn khố các tác phẩm trên thư viện mạng, có thể bắt đầu với mảng văn học 1954-1975.

Có rất nhiều lý do để chúng tôi bắt đầu dự án này, vì như đã trình bày, đây là nền văn học không được bảo trì, mà còn bị cố tình bôi xóa đi hoặc bị tảng lờ bởi chính sách trong nước từ năm 1975 đến giờ. Nền văn học này chưa hề được cân nhắc hay đánh giá một cách vô tư công bình trong vòng 30 năm qua, và có thể sẽ không có cơ hội nào nữa.

Minh Thùy: Chỉ mới nghe qua nổ lực thứ ba của Da màu tôi cũng thấy hơi bị...chóng mặt vì biết đây là công việc phải bỏ nhiều thời gian và công sức theo đuổi lâu dài, Thơ Thơ có thể cho biết lý do tại sao?

Đặng Thơ Thơ: Có rất nhiều lý do để chúng tôi bắt đầu dự án này, vì như đã trình bày, đây là nền văn học không được bảo trì, mà còn bị cố tình bôi xóa đi hoặc bị tảng lờ bởi chính sách trong nước từ năm 1975 đến giờ. Nền văn học này chưa hề được cân nhắc hay đánh giá một cách vô tư công bình trong vòng 30 năm qua, và có thể sẽ không có cơ hội nào nữa.

Xin mượn ý của anh Phùng Nguyễn đã viết trong bài tham luận từ Hội thảo văn học hải ngoại. Bài này có đăng trên Da màu số 18 nói về một “Văn khố tổng hợp cho một nền văn học bị bỏ rơi”. Nói cho cùng cũng có những cố gắng đơn lẻ của từng cá nhân, phần lớn ở hải ngoại để cứu vớt, bảo tồn phần nào nền văn học này. Trong những năm gần đây chúng ta cũng biết đến Wikipedia.

Wikipedia là một khái niệm đồng thời là một kỹ thuật, việc thực hiện có sự hợp tác mở, bằng cách cho phép tất cả mọi người tác giả, độc giả trực tiếp đóng góp đánh giá và phân loại nội dung của văn kiện, như vậy mọi người đều có thể đóng góp vào kho lưu trữ chung thì dự án này sẽ phát triển, gặt hái kết quả nhanh hơn các giải pháp khác.

Da màu còn có mục Trên kệ sách cũng là bước khởi đầu cho dự án này. Chúng tôi kêu gọi tất cả các tác giả gửi những tác phẩm của họ đã xuất bản đến cho Da màu để đưa lên mục Trên kệ sách.

Một mục tiêu nữa của Da màu là cung cấp cho các tác giả một cái Web log để tác giả nào muốn phổ biến tư tưởng của họ không phải thể loại văn chương mà là bài viết về những quan tâm của họ về các vấn đề chính trị, xã hội, tôn giáo, thế giới, thì đây là công cụ hữu ích cho người viết, nhất là những người viết trong nước có thể vượt biên giới, xuyên qua hàng rào kiểm duyệt, có thể tự do công bố truyền bá tư tưởng trên Web log của họ.

Chính sách giáo dục một chiều

Minh Thùy: Mới đây nhà nước đã chấp thuận cho công ty Phương Nam tái bản một số tác phẩm của nhà văn Dương nghiễm Mậu và bộ truyện Nguyệt Đồng xoài của Lê Xuyên. Và trước đây nữa có một số sách của các nhà văn miền Nam trước năm 1975 như tác phẩm của nhà văn Sơn Nam, của nhóm Tự lực văn đoàn được in lại, phát hành rộng rãi trong nước.

Như vậy Thơ Thơ có nhận định gì về vấn đề này? Có phải đây là một tín hiệu đổi mới trong cách đánh giá, quan điểm của nhà nước đối với dòng văn học miền Nam trước năm 75 không?

Cần phải trả lại sự thật và công lý cho họ, cần nhìn lại cách đối xử rất khắc nghiệt, vô nhân đối với văn nghệ sĩ miền Nam vào giai đoạn đó. Nhìn lại hành động đốt sách, mục đích là tận diệt toàn bộ nền văn học miền Nam, họ phải công nhận đây là một lỗi lầm. Theo Thơ cần có sự chính thức xin lỗi đối với nhà văn miền Nam, đòi hỏi này là chính đáng. Hy vọng những ngưòi lãnh đạo có đủ can đảm và lương tâm, sự công chính để thực hiện dù có hơi muộn màng.

Đặng Thơ Thơ: Đã có dấu hiệu là nhà nước VN bắt đầu công nhận những khuynh hướng văn chương không thuộc nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, bắt đầu từ việc tái bản các tác phẩm của nhóm Tự lực văn đoàn, xuất bản tác phẩm của Sơn Nam và gần đây là việc trao giải thưởng cho 4 nhà văn trong nhóm Nhân văn-Giai phẩm.

Việc họ muốn giới thiệu vài tác phẩm của miền Nam trong giai đoạn 1954-75 cũng nằm trong vận động chung này. Nhưng câu hỏi đặt ra là những tác phẩm ấy được giới thiệu lại như thế nào, với cách thế gì và mục tiêu của việc giới thiệu lại là gì.

Chắc chúng ta vẫn còn nhớ thời gian sau 1975, ông Trần bạch Đằng đã tuyên bố với chỉ thị của Đảng là:“Bọn văn nghệ Saigon không còn đất sống dưới ánh mặt trời nữa” cùng với lời tuyên bố này sách báo văn chương miền Nam chạy hết ra vỉa hè.

Những đội kiểm tra văn hóa đi kiểm kê tịch thu sách. Nhà văn Lê Xuyên đã nói là:“Tôi đi trên hè phố, nhìn thấy sách của tôi bán ở vỉa đường, tôi đi xem người ta chôn tôi.” Ngay chính nhà văn Võ Phiến trong cuốn Văn học tổng quan miền Nam cũng nói là:“Sau năm lần bảy lượt tịch thu cho kỳ sạch tất cả những vết tích thì người ta đã thống kê trên báo Tạp chí cộng sản là đã tịch thu 3 triệu ấn bản toàn quốc, riêng ở Saigon là 6 triệu tấn ấn phẩm.”

Như vậy chúng ta có thể đặt ra câu hỏi và yêu cầu là bây giờ họ có thể in lại những tác phẩm trong dòng văn học này và không cắt xén, không thêm bớt, không kiểm duyệt. Vì nền văn học miền Nam giai đoạn đó rất đặc biệt, hoàn toàn khác hẳn văn học miền Bắc, là văn học ca ngợi lãnh tụ hay minh họa chính sách của nhà cầm quyền.

Trái lại trong thơ văn miền Nam, một mặt người ta vẫn có thể chống cộng, một mặt chống đối chính quyền bấy giờ, như những tờ báo Thái Độ của Thế Uyên hay Đời của Chu Tử. Vì vậy những kết án của nhà nước cộng sản cho rằng họ là bồi bút hay biệt kích CIA là xuyên tạc sự thật.

Cần phải trả lại sự thật và công lý cho họ, cần nhìn lại cách đối xử rất khắc nghiệt, vô nhân đối với văn nghệ sĩ miền Nam vào giai đoạn đó. Nhìn lại hành động đốt sách, mục đích là tận diệt toàn bộ nền văn học miền Nam, họ phải công nhận đây là một lỗi lầm. Theo Thơ cần có sự chính thức xin lỗi đối với nhà văn miền Nam, đòi hỏi này là chính đáng. Hy vọng những ngưòi lãnh đạo có đủ can đảm và lương tâm, sự công chính để thực hiện dù có hơi muộn màng.

Một ý tưởng nữa là đưa những tác phẩm tiêu biểu này vào chương trình giảng dạy Việt văn ở các cấp trung học, đại học, những tác phẩm của Tự lực văn đoàn và Nhân văn-Giai phẩm. Gần đây chúng ta vẫn nghe than phiền tình trạng xuống dốc về văn hoá của thế hệ trẻ lớn lên sau 1975, như một cô giáo trên một show truyền hình tưởng Tự lực văn đoàn là một gánh cải lương (!?)Minh Thuỳ có nghe tin đó không? Minh Thùy: Có đấy. Mà tôi thấy cái đó rất là thú vị đó chứ!!

Đặng Thơ Thơ: Một người khác ở miền Bắc học Đại học tổng hợp ban văn chương thì lại tưởng Nhất Linh và Nguyễn tường Tam là 2 người riêng rẻ, tưởng là Ng.tường Tam là một nhân vật chính trị phản động, Nhất Linh là nhà văn lãng mạn thời tiền chiến.

Rõ ràng đó là kết quả của chính sách giáo dục một chiều, dẫn đến sự trống vắng văn hoá, nghèo nàn tâm hồn, dần dần đi đến sự xuống dốc các giá trị về nhân bản. Sau cùng hy vọng khi in lại các tác phẩm của dòng văn học miền Nam, họ sẽ không kiểm duyệt, không bỏ những đoạn mà theo họ không có lợi cho chế độ, vì như Thơ biết có một số tác phẩm miền Nam và nhóm Tự lực văn đoàn thì họ tự ý cắt bỏ đi một số đoạn.

Minh Thùy: Xin cám ơn nhà văn Đặng Thơ Thơ của tạp chí Da màu.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.