Câu chuyện về một lá phổi xanh

0:00 / 0:00

Nhã Trân, phóng viên đài RFA

Chúng ta thường được nghe là cây xanh cống hiến nhiều lợi ích cho con người, trong đó cung cấp khí sạch là một trong những điều đáng kể nhất. Trong chuyên mục Câu Chuyện Hàng Tuần kỳ này Nhã Trân mời quí vị và các bạn nghe vụ công viên Thống Nhất ở Hà Nội vừa trỏ thành một trong những đề tài tranh luận mấy tuần nay vì đề án biến nơi này thành một trung tâm giải trí.

ThongNhatPark200.jpg
Công viên Thống Nhất vào lúc rạng đông. Hình của TuoiTre Online.

Chuyện nổi lên từ khoảng đầu tháng này, sau khi Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội trình UBND TP dự án nâng cấp công viên Thống Nhất, chủ đích cải tạo nơi đây thành sân chơi, nhà hàng và khách sạn.

Dự thảo đề nghị tái kiến trúc gần 50 héc ta diện tích lá phổi xanh của thủ đô, biến khuôn viên thành 3 vùng. Vùng động sử dụng cho các trò chơi cảm giác mạnh, khu thể thao, nhà hàng, hội họp… Vùng đệm dùng vào các hoạt động nhiều tính chất văn hoá và nhẹ nhàng hơn như bến thuyền, hội cây cảnh… Và vùng tĩnh được giữ không gian xanh, tiếp tục phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn.

Kế hoạch nâng cấp được trao cho một số doanh nghiệp nghiên cứu. Một trong các doanh nghiệp này, Công ty Cổ phần Vincom Lê Khắc Hiệp, cho biết công trình dự kiến được thi công vào vào quí III năm nay và tuy được xây dựng như một Disney Land, công viên Thống Nhất sẽ không mất đi chức năng chủ yếu lâu nay, là phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn của dân.

Phản ứng gay gắt

Thông tin được chuyển tải chỉ một sớm một chiều thì nhận được phản ứng gay gắt của dư luận Hà Nội. Trên báo chí hoặc trang mạng là hàng loạt thư bày tỏ ý kiến. Trong hàng quán và ngoài chợ người ta nói cho nhau nghe hoặc đưa ra bình phẩm.

Đề xuất nâng cấp được gán cho một số danh từ, nào là “xẻ thịt công viên Thống Nhất”, nào là “cấu phổi nuôi dạ dày”, hoặc bị phê bình là “một cách làm không giống ai”, là thói “hở ra là xây một cái gì đó”, tập quán của thời buổi kim tiền, chạy đua vật chất, không đếm xỉa đến an sinh của người khác.

Nói chung thì có nâng cấp công viên thì nên nâng cấp ở những nơi xa chứ Hà Nội bây giờ cư dân và cả dân các nơi người ta đổ về, đã chật lắm rồi. Đấy là nơi mọi người đến để thư giãn. Tôi hoan nghênh ý kiến giữ nguyên công viên Thống Nhất, để có không gian cho người dân thư giãn

Gay gắt hơn, một bài báo trong nước, với tựa đề "Đừng bắt phổi làm tiền", đăng hôm thứ Tư 15, thẳng thắn bình luận: "Cái dự án có thể đốn mất một nửa cây xanh đã thành cổ thụ của công viên Thống Nhất không thể có cách gọi gì đúng hơn là dự án "bán phổi Hà Nội kiếm tiền", sau khi cảnh báo rằng /em>, "Một trong hai lá phổi của Hà Nội có thể biến thành cỗ máy làm tiền", vì "Hai đại gia đang "xắn tay áo xô nhà táng giấy" hứa hẹn để "cải tạo" công viên Thống Nhất" ,

Ý kiến chung cho rằng công viên Thống Nhất, lá phổi thứ nhì của Hà Thành sau Hồ Tây, hàng bao năm nay là địa điểm nghỉ ngơi thư giãn của dân, là môi trường sinh thái của thủ đô, không nên bị phân hoá để phục vụ lợi nhuận thương mại, bất kể ảnh hưởng đến nhu cầu dưỡng sinh và sức khoẻ của quần chúng.

Bà Thái, một nội trợ ở phố Hàng Bạc, minh hoạ cho ý kiến này: "Nói chung thì có nâng cấp công viên thì nên nâng cấp ở những nơi xa chứ Hà Nội bây giờ cư dân và cả dân các nơi người ta đổ về, đã chật lắm rồi. Đấy là nơi mọi người đến để thư giãn. Tôi hoan nghênh ý kiến giữ nguyên công viên Thống Nhất, để có không gian cho người dân thư giãn" ,

Một nhà giáo ở Quận Hai Bà thì nói: "Riêng đối với tôi công viên Thống Nhất còn gắn liền với tuổi thơ của tôi, vì tôi sinh trưởng ở Hà Nội. Từ bé đến lớn, những khi đi học về, những lúc vui hay buồn cũng ra đấy" ,

Ủng hộ quan điểm của đông đảo cư dân thủ đô, đồng bào nhiều nơi trong và ngoài nước cũng lên tiếng hưởng ứng. Thêm vào đó, không phải chỉ ngừơi dân mà ngay cả một vài cơ quan cũng không tán thành đề án nâng cấp của Sở Quy hoạch - Kiến trúc.

Ông Nguyễn Đình Toàn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kiến trúc, Bộ Xây dựng, kịch liệt phản đối chủ trương cải tạo công viên Thống Nhất thành khu vui chơi giải trí kiểu Disneyland và đưa ý kiến sử dụng vùng đất ngoại ô thành phố cho cùng mục đích. Ông đồng thời cảnh báo rằng không có gì bảo đảm chủ đầu tư sẽ giữ lời hứa không lấn chiếm vùng không gian tĩnh, vì lợi nhuận là trên hết.

Cùng một suy nghĩ, tiến sĩ Phạm Sĩ Liên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đô thị và Phát triển Hạ tầng và cũng là nguyên phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, nhấn mạnh rằng ông phản đối chủ trương này, đồng thời nói rõ là động lực cải tạo, nâng cấp công viên Thống Nhất chỉ là lợi nhuận của nhà đầu tư. "Hãy để công viên Thống Nhất yên ả như vốn có" ông tuyên bố.

Bên cạnh phản kháng dự định biến công viên Thống Nhất thành trung tâm giải trí vui chơi, công chúng phê phán rằng chính quyền chưa trưng cầu ý dân,và mạnh mẽ yêu cầu rằng dân phải được có ý kiến vì diện tích cây xanh này là tài sản chung.

Phản hồi của chính quyền

Sau chống đối của công luận, UBND TP Hà Nội hôm 17 ra công văn chính thức, lên tiếng rằng công viên Thống Nhất đang trong điều kiện cần nâng cấp, và vì ngân sách eo hẹp nên thành phố chủ trương huy động vốn từ các công ty.

Văn thư nhấn mạnh rằng diện tích mảng xanh này sẽ được bảo tồn chức năng xưa nay, tiếp tục là một công viên văn hoá, một môi trường sinh thái phục vụ cho dân, nhưng đồng thời cho biết chi tiết thiết kế qui hoạch đang được xem xét.

Dân chúng có suy nghĩ gì trước phản hồi của chính quyền? Nhà giáo ở Quận Hai Hà Nội lo ngại rằng dự định tái kiến trúc công viên Thống Nhất sẽ không được bỏ đi:

Khi có sự hiện diện của CO trong máu, khả năng hấp thụ oxy của hồng huyết cầu giảm nhanh và oxy không thể được dẫn truyền đi khắp nơi để nuôi cơ thể. Nếu nồng độ của CO trong không khí đạt đến 400 phần triệu, người công nhân hít phải không khí bị nhiễm độc này trong vòng 1 giờ đầu tiên chưa bị ảnh hưởng, nhưng trong giờ thứ hai trở đi, tình trạng ngất xỉu có thể xảy ra… Nếu sau đó được hít thở không khí sạch thì sẽ được hồi phục trong vòng một giờ.

"Chính quyền ở đây họ muốn gì là họ làm là họ làm. Mình có nói cũng chẳng được nghe. Họ có bao giờ hỏi ý kiến của dân đâu" ,

Việc biến công viên Thống Nhất thành tụ điểm vui chơi giải trí còn chưa ngã ngũ, theo hoài nghi của một số người.

Là địa điểm thư giãn, nghỉ ngơi, hít thở, dưỡng sinh của quảng đại quần chúng thủ đô, đặc biệt là người nghèo, diện tích mảng xanh của khuôn viên này có nên được duy trì như trước giờ hay không?

Câu trả lời của công luận là có. Nhiều người giải thích đó là vì nơi này, một trong hai lá phổi xanh lớn nhất của Hà Nội, đóng vai trò quân bằng sinh thái cho thủ đô, ngày càng ô nhiễm vì đủ loại khói, bụi, đe doạ hàng triệu lá phổi con người.

Quan điểm này không phải là thiếu cơ sở. Từ bao năm nay hết nghiên cứu này đến phúc trình kia cảnh báo rằng nạn ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ngày càng trở nên nghiêm trọng. Theo đà kỹ nghệ hoá và lượng xe cộ gia tăng, số bệnh nhân đường hô hấp cũng tăng đều đặn mỗi năm, và trẻ em dễ bị ảnh hưởng nhất vì cơ thể còn non yếu.

Chúng ta biết cây xanh giúp lọc bỏ khí độc trong không khí như monoxid carbon, tên hoá học là CO. Việc loại trừ CO, chất có khả năng gây tử vong cho sinh vật, thải ra bởi mọi loại nhiên liệu như xăng, dầu, khói đốt từ gỗ, than, không thể chối bỏ là một điều vô cùng hữu ích cho con người.

Vấn đề môi sinh

Một chuyên gia về vấn đề môi sinh, tiến sĩ Mai Thanh Truyết, có lần giải trình với đài Á Châu Tự Do về hiệu quả của không khí sạch trong trường hợp con ngừơi nhiễm monoxid carbon, khi bàn luận về trường hợp môi trừơng bị hứng chịu khí độc phát thải từ các khu công nghiệp:

“Khi có sự hiện diện của CO trong máu, khả năng hấp thụ oxy của hồng huyết cầu giảm nhanh và oxy không thể được dẫn truyền đi khắp nơi để nuôi cơ thể. Nếu nồng độ của CO trong không khí đạt đến 400 phần triệu, người công nhân hít phải không khí bị nhiễm độc này trong vòng 1 giờ đầu tiên chưa bị ảnh hưởng, nhưng trong giờ thứ hai trở đi, tình trạng ngất xỉu có thể xảy ra… Nếu sau đó được hít thở không khí sạch thì sẽ được hồi phục trong vòng một giờ”

Lượng CO thải ra trong bầu trời Hà Nội hàng ngày hiện nay, từ hàng triệu cỗ xe máy và ô tô các loại, cho đến giờ chưa có con số báo cáo chính thức, nhưng tình trạng ô nhiễm không khí ở thủ đô đã nhiều lần được giới thẩm quyền báo động và quần chúng nhận biết.

Công luận đồng ý rằng, bảo toàn diện tích cây xanh, trong trường hợp này là công viên Thống Nhất, một trong vài công viên hiếm hoi chưa bị phá huỷ của Hà Nội, do đó, góp phần giải quyết ô nhiễm, tiếp tay bảo vệ môi trường thành phố.

Tụ điểm vui chơi giải trí, nếu cần gia tăng, nên sử dụng đất đai vùng ngoại vi, thay vì phá huỷ cảnh quan và thu hẹp khoảng không gian xanh, vốn đã không đủ cung hiến cho lượng dân thủ đô, của một trong vài công viên hiếm hoi còn sót lại của Hà Thành.

Thế giới trong những thập niên gần đây đã cảnh giác về sự mất quân bằng sinh thái, vì vậy các chính quyền ngày càng được khuyến khích bảo vệ môi trường, mà mục tiêu sau cùng là bảo vệ sự sinh tồn của nhân loại.

Trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam, nói riêng là tình trạng môi sinh ở Hà Nội, một diện tích cây xanh như công viên Thống Nhất không chỉ là một điểm son của thành phố mà còn là một lá phổi đúng nghĩa của cư dân thủ đô. Phá huỷ bộ máy lọc khí thiên nhiên này, vì vậy, có lẽ có khả năng ảnh hưởng ít nhiều đến sức khoẻ công chúng.

Câu Chuyện Hàng Tuần kỳ này, chia sẻ với quí vị và các bạn về những chuyện xoay quanh dự án nâng cấp công viên Thống Nhất, tạm ngưng nơi đây. Nhã Trân chúc quí vị và các bạn một tuần an vui, và hẹn trở lại sáng thứ Ba tuần tới, trên cùng làn sóng phát thanh.