Phải làm gì để phục hồi các dòng sông chết ở Việt Nam?

0:00 / 0:00

Nam Nguyên, phóng viên đài RFA

Mặt trái của sự tăng trưởng kinh tế nhanh ở Việt Nam, là hình ảnh những dòng sông chết vì ô nhiễm nước thải công nghiệp gần các thành phố lớn. Nước các con sông Nhuệ, Đáy gần Hà Nội và 5 tỉnh lân cận bị đen kịt và không còn sử dụng được. Tình hình ở lưu vực sông Saigon-Đồng Nai cũng nghiêm trọng không kém.

HongRiverDrought150.jpg
Dòng nước sông Hồng bị thu hẹp. Photo courtesy of VnExpress.

Nam Nguyên phỏng vấnTiến sĩ Nguyên Trung Việt, chuyên gia môi trường có uy tín ở TP.HCM. Trả lời câu hỏi muốn phục hồi các dòng sông chết thì phải có hành động gì,Tiến sĩ Nguyễn Trung Việt đưa ra nhận định:

Tiến sĩ Nguyễn Trung Việt: bây giờ chỉ cần ngưng đừng đổ nước thải vào nữa thì tự các dòng sông sẽ hồi phục được thôi. Tại vì con sông Đồng Nai vẫn còn tốt, có điều bây giờ công nghiệp phát triển dữ quá, các khu dân cư cũng vậy, cho nên hệ thống xử lý môi trường không theo kịp và đang gây ô nhiễm.

Thế nhưng cái khó nhất không phải là việc xử lý môi trường như thế nào, mà chính là sự kiện các con sông này chảy qua lưu vực đến bẩy, tám, chín, mười tỉnh… Cho nên điều khó nhất bây giờ là phối hợp các tỉnh lại với nhau.

Các tỉnh ở thượng nguồn nếu muốn họ không phát triển công nghiệp thì các tỉnh hạ nguồn phải giúp cho họ. Bởi vì không phát triển công nghiệp thì họ không phát triển kinh tế được. Có thể nói mâu thuẩn chủ yếu là về vấn đề phát triển kinh tế.

Nam Nguyên: Cụ thể đã có những nỗ lực gì để giải quyết vấn đề vừa nói?

Tiến sĩ Nguyễn Trung Việt: Những năm trước đây, phó thủ tướng cũng có khi ngồi lại với các tỉnh, nhưng họ vẫn chưa phối hợp được. Cái khó không phải là xửu lý môi trường mà là phối hợp các tỉnh với nhau như thế nào.

Đó là quyền lợi của các tỉnh với nhau. Vấn đề đấy chỉ có thể giải quyết bằng quản lý vĩ mô của Nhà nước. Nếu để các tỉnh tự giải quyết với nhau là khó lắm. Tình trạng vẫn cứ tiếp tục như vậy. Trừ khi sức ép về môi trường lớn quá, không còn nước để sử dụng nữa thì lúc ấy họ mới ngồi lại với nhau. Giống như ở bên châu Âu vậy.

Nếu phối hợp được các tỉnh và áp dụng luật bảo vệ môi trường một cách chặt chẽ một chút, thì có thể giải quyết được.

Nam Nguyên: Thưa như vậy thì rất khó, thí dụ sông Đồng Nai, hay các sông ở ngoài Bắc, có quá nhiều cơ sở sản xuất không có hệ thống xử lý nước thải mà đổ thẳng ra sông. Làm sao giải quyết?

Tiến sĩ Nguyễn Trung Việt: Cái đấy chưa phải là cái khó bằng việc đưa người ta ngồi lại với nhau. Điều này có thể giải quyết trong vòng một hai năm với bộ luật môi trường chặt chẽ thì có thể làm được. Thế nhưng hệ thống sông Saigon-Đồng Nai đã gần mười năm rồi mà người ta không ngồi lại với nhau được.

Vài chục ngàn nhà máy có thể buộc phải làm hệ thống xử lý nước thải, nhưng còn lại chủ yếu là quyền lợi của các địa phương, họ chưa ngồi lại với nhau được. Nếu họ phối hợp với nhau và trong tay có công cụ quản lý Nhà nước là luật bảo vệ môi trường thì hoàn toàn có thể làm được.

Đây là việc đầu tiên phải làm, vì nếu các tỉnh có phối hợp với nhau thì mới giải quyết được vấn đề của các nhà máy. Nếu chưa phối hợp được thì các địa phương vẫn để cho các nhà máy hoạt động. Đấy là quyền lợi của các tỉnh.

Nam Nguyên: Thưa vấn đề quá nan giải.

Tiến sĩ Nguyễn Trung Việt: Đó là quyền lợi của các tỉnh với nhau. Vấn đề đấy chỉ có thể giải quyết bằng quản lý vĩ mô của Nhà nước. Nếu để các tỉnh tự giải quyết với nhau là khó lắm. Tình trạng vẫn cứ tiếp tục như vậy. Trừ khi sức ép về môi trường lớn quá, không còn nước để sử dụng nữa thì lúc ấy họ mới ngồi lại với nhau. Giống như ở bên châu Âu vậy.

Nam Nguyên: Thưa những hệ thống xử lý nước thải cho một nhà máy có tốn nhiều tiền hay không?

Tiến sĩ Nguyễn Trung Việt: Đối với một cơ sở lớn thì nó không phải là nhiều lắm. Nhưng đối với các nhà máy nhỏ thì đó là cả một vấn đề. Nhưng tôi nghĩ dần dần kinh tế phát triển, các nhà máy bắt buộc phải làm thôi. Lợi nhuận càng ngày càng lớn, hơn nữa đã gia nhập WTO rồi bắt buộc họ phải làm.

Dù sao Việt Nam mới phát triển mười mấy năm thôi, nhiều người cũng hiểu biết được vấn đề môi trường nhưng thực tế quá chậm so với tốc độ phát triển kinh tế. Sức ép về bảo vệ môi trường và nhận thức của người dân thì nay đã nhanh hơn trước rất nhiều.

Kinh tế Việt Nam không phải khó khăn như ngày trước, mức sống ngày dần tăng cao, sức ép về bảo vệ môi trường rất lớn. Họ sẽ phải làm thôi. Hiện nay có nghiều nhà máy có mức lời rất lớn nhưng ý thức môi trường chưa tốt, luật bảo vệ môi trường cũng chưa tốt nên họ không chịu bỏ tiền ra làm.

Thực thi pháp luật sẽ phải nghiêm chỉnh, bây giờ đã rút ra được kinh nghiệm rồi.

Nam Nguyên: Việt Nam tăng trưởng rất nhanh, tình hình đáng báo động hay chưa, nhất là trong tương lai mươi, hai mươi năm sắp tới vấn đề sẽ như thế nào ?

Tiến sĩ Nguyễn Trung Việt: Báo động rất nhiều, Bộ chính trị đã ra nghị quyết mỗi tỉnh phải dành 1% GDP để bảo vệ môi trường. Việc phải làm tuy gay nhưng mà rút được kinh nghiệm trên thế giới nên cũng giảm bớt.

Dù sao Việt Nam mới phát triển mười mấy năm thôi, nhiều người cũng hiểu biết được vấn đề môi trường nhưng thực tế quá chậm so với tốc độ phát triển kinh tế. Sức ép về bảo vệ môi trường và nhận thức của người dân thì nay đã nhanh hơn trước rất nhiều.

Sự hiểu biết nhiều hơn về mặt môi trường sẽ giúp cho môi trường cuả Việt Nam không đến nỗi như môi trường một nước khác ở châu Âu mà ngày xưa đã phải trả giá.

Nam Nguyên: Cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Trung Việt về những ý kiến của ông.