Tiến sĩ Vũ Thị Hoà và quy trình súc rửa phổi cho công nhân ngành than

0:00 / 0:00

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Công nhân mỏ than nằm trong môi trường độc hại và một trong những loại bụi mà họ hít phải, đó là dioxide silic. Bụi này rất có hại cho phổi. Và theo Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam thì đây là một loaị bệnh nghề nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam.

DoctorHospital200.jpg
Bác sỹ Vũ Thị Hòa (mặc áo trắng) đang thuyết trình công nghệ súc rửa phổi bụi silic với các nhà khoa học. Hình của antoanlaodong.gov.vn

Vừa qua có một công trinhg nghiên cứu súc rửa phổi cho những công nhân nhiễm bệnh. Đây là kết quả nghiên cứu của một nhóm chuyên viên thuộc Trung Tâm Y Tế Lao Động Than - Khoáng Sản Việt Nam do Tiến sĩ Vũ Thị Hoà đứng đầu.

Trong chuyên mục Sáng Kiến & Đời Sống kỳ này, mời quý thính giả và các bạn nghe một số chi tiết liên quan đến kỹ thuật đang được áp dụng đó tại Việt Nam.

Quy trình kỹ thuật

Người chủ nhiệm công trình nghiên cứu, Tiến sĩ Vũ Thị Hoà cho biết về quy trình kỹ thuật súc rửa toàn phổi cho công nhân ngành than bị bệnh phổi silic.

Tiến sĩ Vũ Thị Hoà : Bắt đầu nghiên cứu từ năm 2004 và được Bộ Y Tế cho phép ứng dụng từ tháng 6-2006, tức là đã được Bộ Y Tế cho phép và đã có cấp phép cho Trung Tâm Y Tế được thực hiện kỹ thuật này, và đã có ban hành quy trình kỹ thuật cho toàn quốc ứng dụng.

Quy trình thì sau khi bệnh nhân được gây mê toàn thân và được đặt một ống vào khí quản hai nòng. Cho bệnh nhân thở máy một bên và một bên sẽ đưa một lượng nước sinh lý với số lượng vào khoảng tối đa là 12 lít cho một phổi.

Nguyên tắc là rửa từng bên. Rửa một bên phổi sạch rồi sẽ tiếp tục rửa phổi bên thứ hai. Người tối đa là 12 lít, trong 12 lần, mỗi lần tối đa là một lít. Một lít nước đưa vào một bên phổi. Mỗi lần đưa nước vào đưa nước ra khoảng 2 phút. Tuỳ từng bệnh nhân, theo khả năng của người đó chứ không thể lạm dụng phương pháp này như thế nào đâu ạ.

Gia Minh : Trước đây đã có những phương pháp nào chưa?

Tiến sĩ Vũ Thị Hoà : Hiện nay điều trị bệnh phổi silic thì đây cũng không phải là phương pháp điều trị triệt để mà là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh phổi silic, vì hiện nay bệnh phổi silic vẫn là một loại bệnh mà trên thế giới vẫn công nhận là chưa có một phương pháp nào điều trị triệt để.

Đây là phương pháp hỗ trợ điều trị, tức là lấy bớt một lượng bụi trong phổi ra để làm hạn chế khả năng tiến triển của bệnh và giúp cho bệnh nhân thông thoáng, tức là hỗ trợ cho khả năng thông thoáng đường hô hấp của bệnh nhân.

Gia Minh : Trước đây ở Việt Nam người ta chữa bệnh này bằng phương pháp gì, thưa Tiến Sĩ?

Tiến sĩ Vũ Thị Hoà : Chưa có phương pháp gì ạ.

Gia Minh : Nhưng mà thực hiện như vậy thì cần những dụng cụ y tế nào ạ?

Nguyên tắc là rửa từng bên. Rửa một bên phổi sạch rồi sẽ tiếp tục rửa phổi bên thứ hai. Người tối đa là 12 lít, trong 12 lần, mỗi lần tối đa là một lít. Một lít nước đưa vào một bên phổi. Mỗi lần đưa nước vào đưa nước ra khoảng 2 phút. Tuỳ từng bệnh nhân, theo khả năng của người đó chứ không thể lạm dụng phương pháp này như thế nào đâu ạ.

Tiến sĩ Vũ Thị Hoà : Cần sự trang bị như một phòng ngủ hiện đại, bao gồm có máy gây mê, máy thở, hệ thống khí oxy, máy nội soi.

Gia Minh : Đối với những vùng mỏ thì người ta đã trang bị được như thế chưa?

Tiến sĩ Vũ Thị Hoà : Kỹ thuật này không phải đơn vị nào cũng được ứng dụng mà phải được Bộ Y Tế thẩm định và cho phép thì mới được áp dụng vì đây là một kỹ thuật cao.

Gia Minh : Đến nay thì các đơn vị mỏ than ở trên cả nước theo Tiến Sĩ theo dõi thì được đến bao nhiêu rồi?

Tiến sĩ Vũ Thị Hoà : Không những ngành than mà kể cả các đơn vị y tế công cộng. Các điểm y tế công cộng khác trên toàn quốc mà đơn vị nào có đủ điều kiện được Bộ Y Tế cho phép thì vẫn được làm ạ, ứng dụng kỹ thuật này.

Gia Minh : Qua quá trình nghiên cứu và sau này khi ứng dụng như vậy thì hẳn nhiên là Tiến Sĩ phải có sự theo dõi và nghe ngóng các phản ứng, thì những phản hồi của các bệnh nhân và những bác sĩ điều trị thì ra sao ạ?

Tiến sĩ Vũ Thị Hoà : Hiện nay chúng tôi đã thực hiện cho bệnh nhân được trong 3 năm rồi. Bắt đầu từ lúc nghiên cứu tháng 12-2004 đến nay thì hàu hết bệnh nhân đều rất tốt ạ. Các triệu chứng lâm sàng đều giảm hẳn và tình trạng sức khoẻ bệnh nhân tiến triển rất là rõ rệt. Chúng tôi chưa nhận được một phản hồi nào về chuyện bệnh nhân có những phản ứng phụ hoặc có những biểu hiện gì không tốt.

Chúng tôi nắm được điều ấy là vì cứ 6 tháng chúng tôi lại mời bệnh nhân đã được điều trị về lại Trung Tâm để khám lại một lần. Từ ngày đó dến nay đã có bệnh nhân được tái khám đến 3 lần rồi. Sau khi cho bệnh nhân ra viện, năm đầu thì 6 tháng chúng tôi mời về một lần, những năm sau thì một năm chúng tôi mời bệnh nhân về một lần để chúng tôi kiểm tra lại, khám lại toàn bộ thì không có bệnh nhân nào có đấu hiệu gì xấu đi ạ.

Trong ngành than có cái việc là việc đi lại của công nhân rất là thuận tiện thôi. Các đơn vị y tế ở dưới cơ sở đều là mạng lưới y tế của chúng tôi, họ đều chuyên chở bệnh nhân lên trên này để khám lại. Từ Quảng Ninh lên đây thì cũng đơn giản thôi, đi hai ba tiếng đồng hồ, không có chuyện gì ạ.

Phòng ngừa

Gia Minh : Còn việc phòng ngừa để tránh không bị bụi silic trong phổi thì Tiến Sĩ có những ý kiến như thế nào không?

Tiến sĩ Vũ Thị Hoà : Tất nhiên điều đấy thì rất là khó khăn và nan giải, chính vì thế cho nên hiện nay toàn cầu mới có chiến dịch gọi là phòng chống bệnh phổi silic, vì vậy cho nên đó cũng là cái việc mà của tất cả các cấp lãnh đạo, các cấp các ngành chứ riêng ngành y tế không thể giải quyết được vì đó chính là việc cải thiện điều kiện môi trường lao động để giảm thiểu mức độ ô nhiễm trong môi trường.

Theo nhận định thì kỹ thuật do nhóm Tiến sĩ Vũ Thị Hoà thực hiện giúp giảm chi phí 34 triệu đồng cho một bệnh nhân, so với chi phí chữa bệnh này ở nước ngoài.

Một công nhân làm trong ngành than tại Hòn Gai (tỉnh Quảng Ninh) gần 30 năm qua nói về tình hình nhiễm bụi và cơ hội chữa bệnh cho công nhân:

Nữ công nhân ngành than : Chắc chắn là bị đen phổi. Lâu lâu công nhân khám sức khoẻ thì người ta cho đi rửa phổi.

Bây giờ cuộc sống là phải tồn tại, phải không? Sinh ra ở vùng than là phải gắn liền với nghề mỏ, cuộc sống của người ta như thế thì tất nhiên có độc hại như thế nào thì cũng phải chịu thôi. Nhịn được phần nào thì nó đỡ phần đấy, mà không cải thiện được, một số anh em điều kiện không có thì cũng phải chịu theo môi trường thôi, chứ còn khó mà tránh được.

Gia Minh : Vừa rồi trên Hà Nội thì Trung Tâm Y Tế Lao Động Than - Khoáng Sản Việt Nam có ra được một phương pháp gọi là phuơng pháp rửa bụi phôi silic thì chị là công nhân vậy chị có biết không ạ?

Nữ công nhân ngành than : Công nhân mình không nắm được phương pháp đấy đâu. Chỉ biết là đi khám thì những người có phổi đen quá thì người ta yêu cầu cho đi rửa phổi. Rửa thì nó cũng giảm được.

Gia Minh : Khi đi làm thì có những trang phục bảo hộ gì, thưa chị?

Nữ công nhân ngành than : Có bảo hộ lao động, như có khẩu trang.

Gia Minh : Nhưng vì sao vẫn có những người bị nhiễm ạ?

Nữ công nhân ngành than : Bị nhiễm thì cũng ảnh hưởng hết cả đấy, người ít người nhiều thôi, không đến mức độ trầm trọng thôi.

Gia Minh : Chị nói ít nhiều thì như bản thân chị thì cũng có, phải không ạ?

Nữ công nhân ngành than : Chắc cũng có nhưng đi khám thì chẳng có vấn đề gì mà mình cũng không có hiện tượng gì. Sức khoẻ cũng không có vấn đề gì.

Gia Minh : Không có vấn đề gì, nhưng nếu muốn đi rửa phổi thì có được không ạ?

Nữ công nhân ngành than : Có được. Muốn đi rửa thì mình lên Hà Nội mình yêu cầu rửa thì chắc được quá. Có điều kiện di rửa thì quá tốt. Nhưng mà nhiều người không có điều kiện đi; cái thứ hai là cũng thấy không có hiện tượng gì, không ốm đau gì chẳng hạn thì họ cũng chẳng quan tâm đến.

Ngành than cứ hàng năm công nhân đi khám sức khoẻ một lần. Ai mà bị thì họ cũng cho giấy đi rửa phỏi. Mà không bị thì thôi. Hầu như nhiễm phổi là công nhân làm việc trong lò bị nhiều hơn. Ở đấy không khí không thoát được nên họ bị ẳnh hưởng nhiều hơn công nhân sản xuất bên ngoài. Ngành than, ngành hóa chất, nói chung những ngành đấy là độc hại.

Gia Minh : Được hưởng tiền độc hại như thế nào ạ?

Nữ công nhân ngành than : Có tiền độc hại hàng tháng. Chẳng hạn một tháng người ta trả cho họ độ hơn một tram nghìn một tháng. Thực ra mà nói thì bây giờ vì công việc, vì nghề nghiệp của cuộc sống mà phải đi theo với nhau thôi, chứ còn để bù đắp thì nó khó lắm. Làm sao mà bù đắp được, đúng không?

Chúng tôi nhận thấy cái phương pháp đấy nó có hiệu quả đối với công nhân bị bệnh bụi phổi than. Coi như những bụi than mà họ hít phải từ không khí thì các chị có thể rửa bớt được cái bụi đấy đưa ra bên ngoài phổi, làm giảm nguyên nhân gây tổn thương phổi. Và cái đấy nó chỉ có hiệu quả đối với bệnh bụi phổi than mà thôi.

Bây giờ cuộc sống là phải tồn tại, phải không? Sinh ra ở vùng than là phải gắn liền với nghề mỏ, cuộc sống của người ta như thế thì tất nhiên có độc hại như thế nào thì cũng phải chịu thôi. Nhịn được phần nào thì nó đỡ phần đấy, mà không cải thiện được, một số anh em điều kiện không có thì cũng phải chịu theo môi trường thôi, chứ còn khó mà tránh được.

Tính hiệu quả

Một nữ viên chức thuộc Viện Y Học Lao Động Vệ Sinh Môi Trường ở Hà Nội có nhận xét về quy trình súc rửa phổi cho công nhân bị bụi phổi silic :

Nữ viên chức: Chúng tôi nhận thấy cái phương pháp đấy nó có hiệu quả đối với công nhân bị bệnh bụi phổi than. Coi như những bụi than mà họ hít phải từ không khí thì các chị có thể rửa bớt được cái bụi đấy đưa ra bên ngoài phổi, làm giảm nguyên nhân gây tổn thương phổi. Và cái đấy nó chỉ có hiệu quả đối với bệnh bụi phổi than mà thôi.

Chúng tôi lo lắng nhất là công nhân bị bệnh bụi phổi silic, tại vì bị bụi phổi silic thì những hạt silic đấy nó gây tổn thương phổi tiến triển thì đấy là điều đáng lo. Thế còn trong than thì đôi khi nó cũng có lẫn một ít hạt silic tự do, oxyt silic đấy. Phương pháp này nói chung là cũng có hiệu quả làm giảm được nguyên nhân gây tổn thương.

Gia Minh : Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam có công trình này?

Nữ viên chức: Điều đấy là đúng. Từ trước đến giờ ở các bệnh viện chưa có nơi nào rửa phổi cả và đây là phương pháp mà các canh các chị học từ bên Trung Quốc, các anh các chị đưa về thì cũng chỉ ứng dụng ở trong bệnh viện than mà thôi.

Gia Minh : Chứ nó không có khả năng mở rộng ra cho các nơi cho công nhân của các ngành khác như xây dựng, trong ngành sản xuất xi măng?

Nữ viên chức: Không. Chỉ có rửa than thôi. Còn cái bệnh bụi phổi xi măng thì mỗi cái bệnh nó lại có một cơ chế khác nhau, và hai nữa là khi rửa những hạt bụi đấy thì mình cũng phải tính toán về trọng lượng của bụi phổi, nghĩa là mình đưa vào nó có ra được hay không.

Tôi chỉ nói với anh ví dụ như anh đải tấm chẳng hạn, vừa đải thóc, đải hạt cát, thế thì cái thì nó lắng và cái thì nó có thể nổi, đó là cái cơ chế rất là chi tiết, cho nên đối với từng loại bụi, từng loại bệnh phải có những cái cơ chế điều trị đặc thù, và cái đấy phải nghiên cứu. Hiện tại người ta đang áp dụng cho công nhân than thì chúng ta cũng nên khuyến cáo cho công nhân than mà thôi.

Theo quy định của ngành chức năng của Việt Nam thì bệnh bụi phổi silic là bệnh nghề nghiệp đuợc bảo hiểm. Khi mắc bệnh, người bệnh được giám định bệnh và được hưỏng chế độ đền bù.

Mục Sáng Kiến & Đời Sống kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quý thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng voà giờ này trên làn sóng của Đài Á Châu Tự Do. Gia Minh chào tạm biệt.