Chuyến viếng thăm khu vực bị sóng thần Tsunami tàn phá một năm trước

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Những vùng tại khu vực Nam Á bị ảnh hưởng bởi trận sóng thần hồi ngày 26 tháng 12 năm ngoái đang tưởng niệm biến cố không may xảy ra đối với đất nước và đồng bào của họ. Biên tập viên Gia Minh của chúng tôi có dịp đến tại một trong những nơi đó là vùng đảo ngoài khơi tỉnh Krabi ở nam Thái Lan để xem cuộc sống của những người bị sóng thần tàn phá một năm trước đây nay ra sao.

TsunamThaiLand200.jpg
Những người buôn bán hay làm dịch vụ tại đảo Phi Phi Don đều có chung lời than là số khách nay đến ít hơn. PHOTO RFA/Nguyen An

Điểm đến đầu tiên của chúng tôi vào hôm 17 tháng 12 vừa qua là cụm đảo Phi Phi, một vùng du lịch nổi tiếng của tỉnh Krabi ở nam Thái Lan và là một trong những nơi bị sóng thần ập đến hồi năm ngoái. Từ thị trấn Krabi ra đảo đi bằng tàu máy phải mất chừng một tiếng rưỡi. Dù trời không nắng nhưng trên đường đi chúng tôi nhìn thấy nhiều đảo xanh ẩn hiện từ đằng xa.

Người bán nhiều hơn người mua

Phi Phi Lay có tiếng với những bãi biển hẹp, vụng giữa đảo và hang Viking mà theo lời kể của người hướng dẫn là nơi mà xưa kia các thương thuyền thường dừng lại để nghỉ chân hay khấn nguyện trước hay sau mỗi chuyến hải hành. Phi Phi Don rộng hơn và nơi qui tụ chính nhiều khu khách sạn, nghỉ mát, tiện ăm, hàng quán bán đồ lưu niệm dành cho du khách đến nghỉ trên đảo. Hai đảo trước khi xảy ra thảm hoạ sóng thần thì dân số có mặt làm ăn sinh sống trên đảo chừng 1200 người.

Đến với Phi Phi Don, dấu vết còn sót lại của cơn sóng dữ hầu như không là bao, có chăng chỉ là một khách sạn đang phải sửa sang lại với bao ngổn ngan cát đá; rồi những cây cọ mới đuợc trồng trên bãi cát.

Chúng tôi gặp lác đác một số du khách ngoại quốc từ Châu Âu đến, đa phần là người trẻ vừa từ biển lên hay tản bộ dọc theo những dãy hàng quán đã đuợc sửa sang lại, hoặc ngồi check mail bên những máy vi tính của cửa hàng Internet.

TsunamVillage200.jpg

Tuy nhiên người bán nhiều mà khách mua không là bao. Những người buôn bán hay làm dịch vụ tại đảo Phi Phi Don mà chúng tôi tiếp xúc đều có chung lời than là số khách nay đến ít hơn. Trong khi đó ngay sau trận sóng thần, họ vừa mất của, bị thiệt hại vừa vẫn phải bỏ tiền đầu tư để tái tạo lại cửa hiệu, mua hàng.

Lời hứa của chính quyền

Chị Benja Boromshule, chủ một cửa hiệu bán túi xách, giày dép nói về lời hứa của chính phủ giúp cho những người bị ảnh hưởng bởi sóng thần thế nhưng rồi đó chỉ ít người nhận đuợc khoản giúp đỡ từ chính phủ, bản thân chị thì không.

Trong khi đó thì lại có tin nhà cầm quyền muốn mua lại những khi đất mà dân đang làm ăn, khiến họ thêm hoang mang.

Chị Nguyễn Thị Loan, một người Việt sang làm ăn trong vùng cho biết về những lời hứa của chính quyền Thái và thực tế về những giúp đỡ đó.

Một chủ cửa hiệu Internet và dịch vụ du lịch trên đảo cho biết những cá nhân và người nước ngoài lại là những nguồn hỗ trợ chính cho dân địa phương. Theo ông này thì sau khi sóng thần xảy ra những người ngoại quốc đã đến giúp dọn dẹp sau thảm hoạ; rồi vừa giúp cho những người gặp nạn vuợt qua khó khăn bằng những khoản trợ vốn để tái tục làm ăn. Ông là một trong những người hưởng lợi các khoản vay nhỏ đó và sau một năm với những khoản trả hằng tháng nay ông sắp hết nợ.

Chị Clair, thành viên của tổ chức thiện nguyện tư nhân trên đảo Phi Phi nay vẫn còn có mặt cho biết về công việc hiện nay của tổ chức chị. Ðại ý là chị từng ở đây năm năm trời. Tuy trong đợt sóng thần chị về nước ăn Lễ nhưng dau đó đã nhanh chóng trở lại để giúp cho địa phương. Hiện có nhiều việc phải làm đặc biệt là vấn đề môi trường như hệ thống nước thải, mạng điện cho sinh hoạt.

Chúng tôi rời bến phà Phi Phi Don lúc gần năm giờ chiều thế nhưng hoạt động vận chuyển vẫn còn nhộn nhịp. Ngoài những thứ như đồ ăn thức uống, hàng tiêu dung, những xe ba gác còn chuyển từ thuyền lên cả những khung nhà đã ghép sẵn, rồi vật liệu xây dựng.

Ðời sống ngư dân

TsunamWholeVillage200.jpg
Từ trên trực thăng nhìn xuống vùng biển xanh lam mênh bong bên dưới, điểm xuyết với bao đường tàu du lịch trắng xó và những khu nghỉ mát ẩn dưới tán dừa, cọ. Photo RFA/Nguyen An

Hôm sau, chúng tôi đến thăm một làng chài trên đảo Pu chỉ cách đất liền Karabi chừng nửa giờ chạy thuyền máy. Dân trên đảo chủ yếu là người theo đạo Hồi và làm nghề đánh cá. Một ngư dân cho biết hiện nay họ phải đi xa ra khơi mới có thể đánh đuợc cá so với trước đây. Thu nhập nay chỉ còn bằng phân nửa của thời kỳ cách đây một năm trước khi xảy ra sóng thần.

Dù tôm cá, hải sản ít đi thế nhưng nhu cầu đi biển lại nhiều. Xưởng đóng thuyền trên đảo nay lại phải tăng công xuất. Từ đó nguồn nguyên liệu gổ trên đảo không đủ cung ứng và phải nhập từ Lào sang như lời ông trưởng xưởng Chon Mat.

Một cư dân khác trên đảo là anh Tanont Chanam, bị thương tật và là chủ một cửa hiệu tạp hoá nhỏ cùng hai bungalow cho du khách ở theo dạng homestay; thế nhưng theo anh nguồn khách năm nay cũng chẳng có bao nhiêu.

Phía chính quyền tỉnh Karabi thì cho biết sau trận sóng thần chính phủ trung ương cũng như địa phương đã có nhiều chương trình giúp đỡ cho dân chúng tại những vùng bị ảnh hưởng. Thế rồi nhiều tổ chức quốc tế cũng cùng tham gia viện trợ cho nạn nhân. Thế nhưng theo ông Cheye Panichpornpun, phó tỉnh trưởng Krabi thì nhiều người dân đòi hỏi quá đáng, ngay cả họ còn khai báo mất điện thoại di động và đòi hỏi chính quyền bồi thường cho họ.

Nỗ lực giúp hồi sinh

Tuy vậy hiện nay chính quyền tỉnh Krabi đang tiến hành chiến dịch quảng cáo kêu gọi du khách đến lại vùng Krabi như là nỗ lực giúp hồi sinh vùng đất với cảnh đẹp nước biển xanh biếc, bãi tắm hoang sơ dọc bên những đảo núi đá rải rác khắp vùng.

Từ trên trực thăng nhìn xuống vùng biển xanh lam mênh bong bên dưới, điểm xuyết với bao đường tàu du lịch trắng xó và những khu nghỉ mát ẩn dưới tán dừa, cọ không ai tưởng tượng đuợc rằng chỉ cách đây một năm biển đã nổi sóng nhấn chìm biết bao sinh mạng và tàn phá những khu nghỉ mát làm nức lòng người.

Thống kê chính thức cho thấy Thái Lan có 5395 người thiệt mạng trong đợt sóng thần hôm 26 tháng 12 năm ngoái. Chừng 2800 mất tích đến nay vẫn chưa tìm thấy.

Trong toàn vùng nam Á số tử vong của các nước bị ảnh hưởng lên đến cả 400 ngàn, dù con số chính thức đuợc loan báo hơn phân nửa số đó mà thôi.