Nên hay không bắt “khẩn cấp” hai cầu thủ Văn Quyến và Quốc Vượng?
2005.12.21
Gia Minh, phóng viên đài RFA
Hiện tại, báo chí tại Việt Nam lại ‘nóng’ lên với tin hàng đầu về việc cơ quan điều tra cho bắt khẩn cấp hai cầu thủ Văn Quyến và Quốc Vượng, sau khi các đương sự khai có nhận ‘bán độ’ tại Sea Games 23.
Vào khi bắt đầu có thông tin trên báo về nghi án bán độ, thì một độc giả của VnExpress cũng là luật sư và là người từng tham gia vào Ban Kỷ luật của ngành bóng đá Việt Nam trước đây, đã có bài kêu gọi các phía liên quan hãy sáng suốt đánh giá sự việc. Nay có tin hai cầu thủ Văn Quyến và Quốc Vuợng bị bắt khẩn cấp, ông cũng lên tiếng.
Trong cuộc nói chuyện với biên tập viên Gia Minh của Đài chúng tôi, trước hết ông bày tỏ ngạc nhiên về quyết định của cơ quan điều tra:
“Thực ra những thông tin chúng ta đọc trên báo vẫn chưa đầy đủ để bình luận. Nay đã thực sự khởi tố vụ án, và ra lệnh bắt khẩn cấp. Tôi ngạc nhiên về từ này vì chỉ bắt khẩn cấp khi có thể phạm tôi nghiêm trọng và đương sự có thể lẩn trốn. Còn đây thì hai cầu thủ có mặt tại cơ quan điều tra sao lại bắt khẩn cấp. Còn về viện kiểm soát tại sao lại không ra lệnh trước. Sao lại không bắt bình thường. Có thể họ có lo lắng sợ xã hội đen trừ khử, nhưng phải theo luật.
Tội danh thì là đánh bạc; nhưng ai đánh bạc? Lúc đầu có ý định nhưng trong trận đấu có hay không, đây là vân đề cần bàn. Sai lầm trong trận đấu lại liên quan người khác. Có ý định và thực sự làm là hai vấn đề khác nhau và cần chứng minh, vì ý định phạm tội không phải tội phạm. Dù tôi cho rằng các em đó có sai nhưng không nên vội vã.
Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Không nên bất bình mà đổ hết cho các em cầu thủ, có người còn yêu cầu buộc tội danh ‘phản quốc’. Theo tôi cần có liều lượng đúng. Trong xã hội chúng ta còn nhiều vấn đề khác cần quan tâm hơn.”
Gia Minh: Nhưng đây được cho là vấn đề đạo đức?
Trần Vũ Hải: Tôi đồng ý đó là vấn đề đạo đức thật, nhưng vấn đề gian lận xảy ra trong nhiều lĩnh vực khác nữa như giáo dục, kinh tế… Cần phê phán nhưng ở mức độ. Cuối năm rồi còn nhiều vấn đề khác cần phải quan tâm tổng kết.
Gia Minh: Như thế là có mức độ tự do nào của báo chí?
Trần Vũ Hải: Nếu báo chí sử dụng đuợc quyền tự do đúng cách như chuyện tham nhũng thì sao không nhảy vào? Những vấn đề đề cập và xông vào cần công bằng và bình đẳng.
Gia Minh: Xin cám ơn.
Những bài liên quan
- Giới trẻ Việt Nam nghĩ gì về sự phát triển của làng thể thao nước nhà? (I)
- Thủ tướng Phan Văn Khải yêu cầu nhanh chóng làm rõ vụ các cầu thủ U23 bán độ
- Cựu tuyển thủ quốc gia Nguyễn Phi Hùng bỏ trốn
- Nhiều người thất vọng trước tin các cầu thủ đội U23 bán độ tại Sea Games 23
- HLV Riedl: đa số cầu thủ Việt Nam không được giáo dục đúng mức
- Việt Nam thua Thái Lan 3-0 trong trận chung kết bóng đá SEAGAMES 23
- SEA Games 23 kết thúc với ngôi đầu thuộc về nước chủ nhà Philippines
- Việt Nam vào chung kết SEA Games sau trận thắng Malaysia 2-1
- Ðội tuyển U23 Việt Nam nhiều hy vọng sẽ vào chung kết SEA Games 23
- Philipines điều tra những chỉ trích thiếu minh bạch trong các trận đấu Sea Games
- Việt Nam giành thêm 7 huy chương vàng tại SEA Games 23
- SEA Games 23: đoàn Việt Nam được 14 huy chương vàng sau 3 ngày tranh tài
- Việt Nam đoạt huy chương vàng đầu tiên tại SEA Games 23
- SEA Games 23 khai diễn tại Philippines vào ngày Chủ Nhật
- Giới hâm mộ bóng đá vui mừng trước thắng lợi của đội U23 Việt Nam
- Hàng chục ngàn người Hà Nội và Sài Gòn xuống đường mừng chiến thắng của đội tuyển U23
- Việt Nam thắng Singapore 2-1 trong trận ra quân tại SEA Games 23
- FIFA tài trợ cho Việt Nam 400 ngàn đôla xây trung tâm đào tạo cầu thủ trẻ
- Việt Nam vô địch giải bóng đá Agribank 2005
- Việt Nam hy vọng đoạt 6 huy chương vàng SEA Games 23