Phỏng vấn ông Steve Parker, Giám Ðốc Dự Án STAR-Vietnam
2006.02.24
Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Đầu tuần này, bản báo cáo đầu tiên về tác động của Hiệp Ðịnh Thương Mại Việt-Mỹ đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã được công bố, ghi nhận Hoa Kỳ là nước có vốn đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.
Bản báo cáo do Bộ Kế Hoạch Và Ðầu tư phối hợp chung với Dự Án STAR-Vietnam thực hiện và phổ biến cho thấy số vốn mà các công ty Hoa Kỳ bỏ ra để đầu tư ở thị trường Việt Nam cao hơn các con số đã được Chính Phủ phổ biến trước đây.
Thí dụ như trong khoảng thời gian từ 1998 cho đến 2004, tổng số vốn đầu tư trực tiếp mà các công ty Hoa Kỳ bỏ vào Việt Nam -kể cả các khoản đầu tư qua các nước thứ ba- lên đến 2 tỷ 600 triệu đô la, gấp đôi mức vốn đầu tư đã được Việt Nam đưa ra, và riêng năm 2004, số vốn Hoa Kỳ bỏ vào là 531 triệu, dẫn đầu danh sách những quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, chứ không phải là Ðài Loan, Nhật Bản hay Singapore như mọi người thường nghĩ.
Trước tin đáng chú ý này, Ban Việt Ngữ chúng tôi đã tiếp xúc với ông Steve Parker, Giám Ðốc Dự Án STAR-Vietnam để tìm hiểu thêm. Ông Parker đã làm việc tại Hà Nội được 4 năm, điều khiển dự án thuộc chương trình phát triển kinh tế của Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Mỹ giúp Việt Nam thực hiện Hiệp Ðịnh Thương Mại Việt-Mỹ và gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO.
Sau đây là những điểm chính của cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện, và được gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần.
Dự án STAR-Vietnam
Nguyễn Khanh: cám ơn ông Parker đã bỏ thì giờ nói chuyện với Ðài chúng tôi. Ông có ngạc nhiên khi thấy Hoa Kỳ dẫn đầu danh sách những quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất tại Việt Nam không?
Dự án STAR-Vietnam được Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Mỹ tài trợ, và chúng tôi hợp tác chung với Bộ Phát Triển Và Ðầu Tư của Chính Phủ Việt Nam để thực hiện bản báo cáo. Bản báo cáo mới phổ biến cho thấy rằng trong năm 2004, số vốn đầu tư các công ty Mỹ bỏ vào Việt Nam nhiều hơn vốn đầu tư của những công ty các nước khác.
Ông Steve Parker: trước hết, tôi xin trình bày về bản báo cáo. Dự án STAR-Vietnam được Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Mỹ tài trợ, và chúng tôi hợp tác chung với Bộ Phát Triển Và Ðầu Tư của Chính Phủ Việt Nam để thực hiện bản báo cáo. Bản báo cáo mới phổ biến cho thấy rằng trong năm 2004, số vốn đầu tư các công ty Mỹ bỏ vào Việt Nam nhiều hơn vốn đầu tư của những công ty các nước khác.
Sự kiện này xảy ra vì chúng tôi tính cả số vốn mà các công ty ở Mỹ cộng chung với số vốn các công ty con ở nước ngoài, thí dụ như vốn các công ty con của Mỹ ở Singapore, trực tiếp bỏ vào đầu tư ở Việt Nam. Với lối tính này thì trong năm 2004, mức vốn đầu tư trực tiếp của các công ty Mỹ đứng thứ nhất, trong năm 2003 đứng thứ nhì, và khi cộng hai năm này lại, Hoa Kỳ dẫn đầu danh sách những quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.
Về điều ông hỏi là tôi có ngạc nhiên với kết quả hay không, câu trả lời của tôi là có. Nếu đến Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ nhìn thấy rất nhiều bảng hiệu quảng cáo của những công ty quen thuộc ở bên Mỹ, nhưng theo lối tính của Bộ Kế Hoạch Và Ðầu Tư trước đây thì Hoa Kỳ chỉ đứng hạng 11 trong danh sách những nước đầu tư vào Việt Nam mà thôi.
Thành thử ra nếu nhìn vào các số liệu được công bố trước đây, chúng ta thấy bản Hiệp Ðịnh Thương Mại Việt-Mỹ được ký kết hồi năm 2001 không giúp tăng số vốn mà các công ty Hoa Kỳ bỏ vào làm ăn ở Việt Nam.
Do đó theo lối tính mới, chúng ta thấy rõ Hiệp Ðịnh Thương Mại Việt-Mỹ đã giúp gia tăng thật đáng kể số vốn đầu tư của Hoa Kỳ ở Việt Nam, và điều đó cũng xác nhận điểm chúng ta đã đoán biết từ trước là mức vốn các công ty Hoa Kỳ đầu tư ở Việt Nam phải nhiều hơn các con số thống kê của Bộ Kế Hoạch Và Ðầu Tư.
Phải đổi mới
Nguyễn Khanh: ông cũng rõ là trong 10 năm qua, năm nào các doanh nhân Hoa Kỳ cũng lên tiếng đòi hỏi Việt Nam phải đổi mới, trong khi số vốn họ bỏ vào đầu tư lại tăng ở mức mà tôi xin được gọi là ngoạn mục. Thưa ông, tại sao vậy?
Ông Steve Parker: có rất nhiều cải cách thật đáng kể đã được thực hiện ở Việt Nam. Ðặc biệt trong 3 năm gần đây, hầu hết các luật lệ đã được sửa đổi, trong đó có cả luật lệ căn bản về thương mại và đầu tư, tức phần nào đáp ứng với những đòi hỏi được đặt ra trong bản Hiệp Ðịnh Thương Mại Việt-Mỹ và trong các cuộc đàm phán để Việt Nam gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO.
Ngoài ra trong một thập kỷ qua, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc, tạo nhiều cơ hội làm ăn cho các công ty Hoa Kỳ, và hầu hết mọi người đều dự đoán mức phát triển kinh tế của Việt Nam chỉ tăng chứ không giảm.
Một điểm quan trọng khác cũng cần phải nói đến là Việt Nam hiện nay đang tiến đến kinh tế thị trường, do đó các quy luật cũng phải thay đổi theo đúng chiều hướng mới. Ðó là những cải cách mà Việt Nam đã làm về mặt luật pháp.
Ngoài ra trong một thập kỷ qua, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc, tạo nhiều cơ hội làm ăn cho các công ty Hoa Kỳ, và hầu hết mọi người đều dự đoán mức phát triển kinh tế của Việt Nam chỉ tăng chứ không giảm.
Kinh tế thị trường tự do
Nguyễn Khanh: khi nói đến Việt Nam, kinh tế thị trường tự do chính là điều tất cả mọi người đều mong muốn thấy. Ông làm việc ở Việt Nam được 4 năm rồi, muốn xin hỏi ông là Việt Nam đã thật sự sẵn sàng cho một nền kinh tế như vậy hay chưa?
Ông Steve Parker: Việt Nam đang tiến gần đến kinh tế thị trường tự do, và giới lãnh đạo của Việt Nam cũng biết rõ tầm quan trọng của một nền kinh tế như vậy. Ðiều này được thể hiện qua bản Hiệp Ðịnh Thương Mại Song Phương mà Việt Nam ký với Hoa Kỳ, qua những cuộc đàm phán để vào Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới mà Việt Nam đang đi gần tới đích.
Tại Việt Nam, chúng ta thấy mức cạnh tranh thương mại rất lớn, trong 5 hoặc 6 năm vừa rồi, có thêm cả trăm ngàn công ty mới mở cửa hoạt động, giá nhà đất tăng, thị trường bất động sản vững mạnh, chính phủ nỗ lực giải tư các xí nghiệp quốc doanh. Do đó, tôi có thể nói là giờ đây, Việt Nam đã tiến gần đến chỗ hoàn toàn là một nền kinh tế thị trường tự do.
Ðương nhiên, là một nước đang phát triển, là một nước đang thay đổi nên trong những ngày tới Việt Nam cần phải đổi mới nhiều hơn nữa, nhưng cũng đừng quên trong những năm vừa qua, có rất nhiều cải cách thật đáng kể đã được thực hiện ở Việt Nam.
Nguyễn Khanh: theo ông, thì hiện giờ Việt Nam cần những gì?
Ông Steve Parker: chúng tôi đã trực tiếp liên quan đến những cuộc đàm phán giữa hai Chính Phủ Hoa Kỳ và Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1995 cho đến 1999, khi bản Hiệp Ðịnh Thương Mại Song Phương đang được đàm phán ở cấp chuyên viên. Vào thời điểm đó, chỉ có một số rất ít chuyên viên Việt Nam hiểu rõ thế nào tiêu chuẩn quốc tế và biết những tiêu chuẩn này sẽ được áp dụng như thế nào.
Nhưng nếu muốn điều này xảy ra, theo tôi hiểu thì Việt Nam phải nhượng bộ nhiều hơn nữa, đặc biệt là trong những lãnh vực có tính nhậy cảm. Nhưng có những dấu hiệu cho thấy điều này sẽ xảy ra.
Do đó, phía Việt Nam được yêu cầu sửa đổi rất nhiều điều khoản mà họ đưa ra và Việt Nam yêu cầu Hoa Kỳ giúp họ hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn mà quốc tế đòi hỏi khi ký kết một bản hiệp định về thương mại.
Ðến năm 2001, dự án STAR-Vietnam bắt đầu hoạt động sau khi bản Hiệp Ðịnh Thương Mại Việt-Mỹ bắt đầu có hiệu lực để giúp Việt Nam và trách nhiệm của chúng tôi là giúp Việt Nam biết rõ hơn những điều cần phải làm để thực hiện bản hiệp định hữu hiệu hơn, là giải thích cho mọi người hiểu những tiêu chuẩn căn bản mà quốc tế đòi hỏi.
Trong 5 năm qua, các viên chức cũng như các doanh nhân Việt Nam đã học hỏi được rất nhiều điều, từ chuyện làm sao để gia nhập, làm sao đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường quốc tế. Ðộng lực thúc đẩy Việt Nam đổi mới rất lớn, chính Ngân Hàng Thế Giới cũng dự đoán trong khoảng thời gian từ 2004-2005, mức độ đổi mới của Việt Nam là mức độ nhanh nhất thế giới.
Nhưng dù vậy, Việt Nam vẫn cần phải làm nhiều việc, như tiếp tục sửa đổi về mặt luật pháp, tiếp tục nỗ lực giải tư xí nghiệp quốc doanh, và có lẽ điều quan trọng nhất là tạo điều kiện cho tư doanh phát triển tốt ngay trong nước.
Gia nhập WTO
Nguyễn Khanh: nói đến chuyện Việt Nam muốn gia nhập WTO, câu hỏi mà mọi người muốn biết là các vòng đàm phán song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã tiến đến đâu, và chúng ta phải chờ bao lâu nữa để biết được tin Việt Nam trở thành hội viên của WTO?
Ông Steve Parker: tôi chỉ là một nhà cố vấn về mặt kỹ thuật thôi, chứ không phải là nhà đàm phán. Công tác đàm phán là công tác của đoàn đại diện cho hai chính phủ. Nhưng sau vòng thương thuyết quan trọng mới diễn ra ở Hà Nội hồi tháng trước, tôi có được đọc bản phúc trình do hai nước soạn thảo, và ngôn từ được sử dụng trong phúc trình cho thấy cả hai bên đều hy vọng hơn trước rất nhiều, và có thể sẽ hoàn tất đàm phán nội trong năm nay. Nhưng nếu muốn điều này xảy ra, theo tôi hiểu thì Việt Nam phải nhượng bộ nhiều hơn nữa, đặc biệt là trong những lãnh vực có tính nhậy cảm. Nhưng có những dấu hiệu cho thấy điều này sẽ xảy ra.
Nguyễn Khanh: ông có thể đi sâu hơn vào chi tiết được không?
Ông Steve Parker: rất tiếc tôi không thể cho ông biết chi tiết hơn được, vì tôi không có mặt trong các buổi đàm phán giữa hai bên. Nhưng qua những điều tôi được nghe nói, được đọc thì rõ ràng hai bên lạc quan hơn trước rất nhiều, tin tưởng Việt Nam có thể hoàn tất đàm phán để gia nhập WTO, nhưng vẫn còn những khoảng cách ở một số lãnh vực như vấn đề thuế quan, chuyện bao cấp, vẫn còn những khoảng cách ở lãnh vực dịch vụ, viễn thông. Rất tiếc tôi không biết rõ mọi chuyện, chỉ có các nhà đàm phán mới biết được thôi.
Vòng đàm phán tại Geneva
Nguyễn Khanh: nghe nói tháng tới hai bên sẽ gặp lại nhau. Ông có nghe tin này không?
Ông Steve Parker: có. Hai bên sẽ gặp lại nhau ở Geneva vào tháng tới, nhân dịp buổi làm việc chú trọng đến vấn đề quy tắc và luật lệ giữa Việt Nam và các đối tác khác, để xem Việt Nam đã tuân thủ các đòi hỏi của quốc tế đến mức nào. Bên cạnh đó sẽ là cuộc đàm phán song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, và mọi người sẽ chú ý xem vòng đàm phán lần này có thành công hay không.
Nguyễn Khanh: vòng đàm phán này sẽ diễn ra ở một nơi khác hay ở ngay Geneva?
Ông Steve Parker: theo tôi hiểu thì hai đoàn đại diện cho Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ gặp nhau tại Geneva, có thể là trước hoặc sau phiên họp giữa Việt Nam với các đối tác khác. Nhưng tôi xin nhấn mạnh là tôi chỉ được nghe nói vậy thôi, các viên chức Chính Phủ hai bên biết rõ hơn.
Nguyễn Khanh: và ông tin rằng trong năm nay Việt Nam sẽ gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới?
Ông Steve Parker: sau vòng đàm phán hồi tháng Giêng vừa rồi, tất cả mọi người đều lạc quan hơn so với năm ngoái. Phần tôi, đương nhiên tôi lạc quan và hy vọng. Dĩ nhiên, như tôi đã nói, vẫn còn những khoảng cách biệt quan trọng phải giải quyết trước khi cuộc đàm phán hoàn tất.
Nguyễn Khanh: xin cám ơn ông Parker.
Những bài liên quan
- Một chính quyền tê liệt
- Phái đoàn Việt Nam đi Singapore nhằm giải quyết vụ SITC
- Trung Quốc và Việt Nam
- Nhận định của LS Trần Vũ Hải vụ sập tiệm hệ thống trường ngoại ngữ SITC
- 'Các vấn đề của VN' theo cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
- Sau một thế kỷ rưỡi, Western Union chấm dứt dịch vụ điện tín
- Không có tiến triển đáng kể tại vòng đàm phán tự do mậu dịch Doha
- Công nhân viên Sài Gòn chật vật với mức lương trung bình hàng tháng
- Doanh nghiệp FDI Việt Nam ăn Tết
- Những mặt tích cực và tiêu cực của ngành du lịch Việt Nam
- Cái giá của Hội nhập
- Công Ty Văn Hoá Phương Nam và “Dự Án” Phạm Duy với 20 năm bản quyền
- Nhìn lại năm cũ và tính chuyện năm mới
- Liệu Việt Nam có thể trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020?
- Phản ứng của doanh nghiệp Việt Nam trước những tiêu chí của EU
- Rượu giả tràn lan thị trường nhân dịp Tết
- Việt Nam tìm cách cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh
- Phát triển Tư doanh
- Quan hệ Washington–Hà Nội và triển vọng gia nhập WTO của Việt Nam?
- Hàng giả tràn ra thị trường trong những ngày gần Tết