Bảo hộ Nông nghiệp


2006.08.08

Nguyễn Xuân Nghĩa

Sau khi vòng đàm phán Doha của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO bị tan vỡ hôm 24 tháng Bảy vì hồ sơ bảo hộ nông nghiệp của các nước công nghiệp, dư luận thế giới đặc biệt chú ý đến lãnh vực bảo hộ ấy, với nhiều hậu quả bất lợi cho các nước nghèo.

MikeJohanns150.jpg
Ông Mike Johanns, Bộ trưởng Nông nghiệp Hoa Kỳ, phát biểu trong một cuộc họp báo tại Toà đại sứ Hoa Kỳ ở Geneva hôm 3-5-2006. AFP PHOTO

Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu thêm về vấn đề trên qua phần trao đổi sau đây cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa trong tiết mục chuyên đề hàng tuần do Việt Long thực hiện.

Bất đồng quan điểm

Việt Long: Sau đề tài tuần trước về việc vòng đàm phán Doha của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO bị tan vỡ tại Genève, nhiều thính giả đã nêu thắc mắc là vì sao các nước công nghiệp giàu có vẫn tiếp tục chính sách bảo hộ nông nghiệp với hậu quả bất lợi cho các nước nghèo, vốn lại là mục tiêu ban đầu của vòng Doha này. Vì lý do trên, kỳ này, chúng tôi xin đề nghị là ta sẽ tìm hiểu về vấn đề trên.

Câu hỏi đầu tiên, thưa ông, có phải là vòng đàm phán bị tan vỡ chủ yếu là do bất đồng quan điểm giữa Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu về chế độ trợ cấp nông nghiệp hay không?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Một nỗ lực đàm phán khởi sự từ năm năm nay mà tan vỡ thì phải có nhiều lý do, nhưng lý do chính thì đúng là vì mâu thuẫn khó dung hòa giữa hai khối Âu-Mỹ.

Đáng lẽ người ta phải thấy ra điều ấy từ năm ngoái, khi Hoa Kỳ đề nghị cắt giảm 60% mức trợ cấp nông nghiệp của Mỹ và Ủy viên Thương mại Âu châu là ông Peter Mandelson đề nghị Âu châu sẽ giảm 70% mức trợ cấp nông phẩm và 50% thuế nhập nội đánh trên nông sản nhập khẩu vào Âu châu. Với nỗ lực cắt giảm ấy, ngân sách trợ cấp nông phẩm Âu châu vẫn cao gấp đôi Hoa Kỳ.

Tuần qua, Bộ trưởng Thương mại Australia đề nghị triệu tập một hội nghị giữa 18 nước xuất khẩu nông phẩm vào tháng Chín này tại Úc để cố khai thông vòng đàm phán Doha và dù Bộ trưởng Nông nghiệp và Đại diện Thương mại Mỹ đồng ý tham dự, cả Ủy viên Thương mại lẫn Canh nông của Âu châu đều từ chối.

Vậy mà Pháp không chịu nên ngày 13 tháng 10 năm ngoái, họ đòi khẩn cấp triệu tập các bộ trưởng Âu châu để phản bác sự nhượng bộ của chính Ủy viên Âu châu. Sau đấy, Italy, Ireland và cả chục nước Âu châu có lợi nhờ ngân sách trợ cấp ấy đã đồng ý với quan điểm của Pháp.

Trong khuôn khổ Liên Âu, mọi quyết định kinh tế phải có sự đồng thuận của tất cả các nước hội viên nên kể từ đấy mâu thuẫn giữa Âu châu và Hoa Kỳ là chướng ngại chính cho mọi thỏa thuận của vòng Doha. Và khi hội nghị tan vỡ tháng trước, nước này đổ lỗi cho nước kia.

Khối kinh tế Âu châu

Việt Long: Vì sao hai khối kinh tế Âu châu và Hoa Kỳ lại không thể nhượng bộ thêm về nông sản khi họ đã là những nước công nghiệp tiên tiến?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Tuần qua, Bộ trưởng Thương mại Australia đề nghị triệu tập một hội nghị giữa 18 nước xuất khẩu nông phẩm vào tháng Chín này tại Úc để cố khai thông vòng đàm phán Doha và dù Bộ trưởng Nông nghiệp và Đại diện Thương mại Mỹ đồng ý tham dự, cả Ủy viên Thương mại lẫn Canh nông của Âu châu đều từ chối. Trả lời cho câu hỏi của ông thì hai bên đã lùi tới chỗ không thể lùi được nữa vì những lý do chính trị nội bộ ở sau lưng họ.

Việt Long: Nhưng vì sao lại có tình trạng nói trên, nếu hai bên nhượng bộ hơn thì sao?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Liên hiệp Âu châu có một chính sách canh nông thống nhất, trong đó, ngân sách Âu châu trợ cấp cho các khu vực nông súc sản của các nước nông nghiệp. Pháp là quốc gia hưởng nhiều nhất từ ngân sách trợ cấp này nên không muốn thay đổi, ngay cả trong giả thuyết là chính quyền có thế mạnh.

Từ khi đảng cực hữu bất ngờ thắng lớn năm 2002 đến nay, chính quyền của Tổng thống Jacques Chirac bị suy yếu nặng. Sau vụ khủng hoảng vì Hiến pháp Âu châu vào tháng Năm năm ngoái, rồi tới động loạn xã hội vì di dân vào mùa Thu, lẫn những tai tiếng gần đây trong vụ Clearstream rồi Airbus, tư thế của Tổng thống Chirac và Thủ tướng Dominique de Villepin đã xuống tới đất đen.

Nếu Pháp nhượng bộ có khi nền Đệ ngũ Cộng hoà thành lập từ năm 1958 sẽ tiêu vong, vì vậy, Liên hiệp Âu châu không thể lùi được. Thà là vòng Doha tan vỡ còn hơn là để khủng hoảng bùng nổ ngay trong ruột gan Âu châu.

Về phía Hoa Kỳ

UsFarmer150.jpg
Một nông dân đang thu hoạch bắp ở Lancaster County, PA. AFP PHOTO

Việt Long: Đó là về phần Pháp và Liên hiệp Âu châu, còn Hoa Kỳ thì sao?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Phía Hoa Kỳ, xu hướng chủ trương tự do mậu dịch và kinh tế cho là đáng lẽ chính quyền của Tổng thống Bush có thể nhượng bộ thêm vì thứ nhất là còn khả năng ấy và thứ hai, sau khi nhượng bộ về nông nghiệp thì sẽ đạt thắng lợi trong khu vực dịch vụ, vốn chiếm một tỷ lệ lớn hơn của nền kinh tế.

Nhưng, cả Hành pháp lẫn Quốc hội Mỹ ngày nay đang mất hậu thuẫn của quần chúng, dù chưa đến nỗi tệ như chính quyền Pháp thì cũng rất thấp, huống hồ Hoa Kỳ lại sắp có bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 này nên ít ai dám đề nghị sắt giảm thêm các khoản trợ cấp nông nghiệp. Đó là lý do chung. Ngoài ra, ta còn phải chú ý đến sự kiện khác là Hoa Kỳ có một Đạo luật Nông nghiệp có hiệu lực năm năm và đạo luật ấy chi phối chính sách canh nông của Mỹ.

Việt Long: Ông đề cập tới một lãnh vực mà có lẽ nhiều thính giả không rõ, ông có thể giải thích thêm về đạo luật này không?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Nói thì nghịch lý nhưng Hoa Kỳ trợ cấp để nông gia của họ tiết giảm sản xuất. Tại Hoa Kỳ, chính sách ngoại thương về canh nông chi phối chính sách nông nghiệp vì khu vực nông nghiệp chỉ chiếm có 2% dân số lao động mà có sức sản xuất dư thừa cho thị trường thế giới.

Khi quan hệ mậu dịch giữa các nước còn bị chi phối bởi vòng đàm phán Uruguay, tiền thân của WTO ngày nay, các đạo luật nông nghiệp Mỹ, gọi là Farm Act, năm 1995 và 2002, đã giảm nhiều khoản trợ cấp nông nghiệp cho phù hợp với những quy định của vòng Uruguay.

Nếu vòng Doha hoàn thành vào tháng trước thì đạo luật nông nghiệp năm 2007 có thể bị chi phối bởi những cam kết của WTO. Bây giờ, khi vòng Doha gẫy đổ, chính sách nông nghiệp Mỹ coi như được tự do tự biên tự diễn vào năm tới trong Đạo luật Nông nghiệp 2007. Đấy mới là hậu quả cực kỳ tai hại cho luồng trao đổi nông nghiệp, mà nhiều nước lại không hiểu ra.

Đạo luật Nông nghiệp Mỹ

Việt Long: Chúng ta bắt đầu đi vào một đề mục ly kỳ vì Đạo luật Nông nghiệp Mỹ năm tới sẽ chi phối chính sách giao thương về nông sản Hoa Kỳ với các nước phải không?

Biến cố thứ ba là năm tới, Quốc hội Mỹ phải biểu quyết lại đạo luật nông nghiệp có giá trị trong năm năm tiếp, gọi là Farm Act hay Farm Bill 2007. Với viễn ảnh tranh cử mà quyền hạn về ngoại thương của Tổng thống có thể bị thu hẹp, đạo luật nông nghiệp Mỹ sẽ ưu tiên thỏa mãn nông gia Mỹ, đa số là các doanh gia về nông nghiệp chứ không là nhà nông nghèo như ta có thể tưởng tượng ở ngoài.

Nguyễn Xuân Nghĩa: Năm tới có ba biến cố đáng chú ý, chưa nói tới kịch bản là kinh tế Mỹ có thể bị suy trầm nhẹ. Thứ nhất, đến ngày 30 tháng Sáu năm tới, Tổng thống Mỹ hết được rộng quyền thương thảo về mậu dịch với các nước, gọi là quyền đàm phán ngoại thương theo thủ tục nhanh gọn. Kể từ đó bất cứ hiệp định thương mại nào cũng phải đưa qua Thượng viện cứu xét từng điều khoản, thay vì đồng ý hay phản bác trọn gói.

Tổng thống Bush có thể xin tái tục quyền đàm phán ấy, nhưng xét ra rất khó vì, thứ hai, năm tới sẽ là năm chuẩn bị tranh cử Tổng thống năm 2008. Mọi chính khách đều quyết định về lập trường của mình căn cứ vào viễn ảnh chính trị 2008.

Biến cố thứ ba là năm tới, Quốc hội Mỹ phải biểu quyết lại đạo luật nông nghiệp có giá trị trong năm năm tiếp, gọi là Farm Act hay Farm Bill 2007. Với viễn ảnh tranh cử mà quyền hạn về ngoại thương của Tổng thống có thể bị thu hẹp, đạo luật nông nghiệp Mỹ sẽ ưu tiên thỏa mãn nông gia Mỹ, đa số là các doanh gia về nông nghiệp chứ không là nhà nông nghèo như ta có thể tưởng tượng ở ngoài.

Chưa kể là Quốc hội Mỹ vào năm tới có thể sẽ thay đổi vì cuộc bầu cử tháng 11 này, đảng nào chiếm đa số, đảng đó sẽ kiểm soát được nghị trình và nội dung làm luật để chuẩn bị cho cuộc tranh cử 2008. Hậu quả là Đạo luật Nông nghiệp Mỹ có thể gây nhiều bất lợi hơn nữa cho nông gia xứ khác.

Những hâu quả

Việt Long: Ông có thể nêu vài thí dụ về những hậu quả đó hay không?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Khi bị ràng buộc bởi các cam kết của WTO, giới lãnh đạo bên Hành pháp lẫn Lập pháp có thể viện dẫn những cam kết ấy để phần nào giới hạn được các khoản tăng chi hay trợ cấp.

Cũng vậy, khi cho Hành pháp được rộng quyền thương thảo về mậu dịch với bên ngoài và chỉ biểu quyết chấp thuận hay bác bỏ những hiệp định đã thương thuyết, giới dân cử bên Quốc hội còn có thể biện bạch với cử tri của họ, rằng đó là trách nhiệm của Hành pháp, của Chính quyền ông Bush, khiến họ không thể đòi hỏi nhiều hơn.

Sang năm, người ta hết bị ràng buộc như vậy nữa nên sẽ thừa cơ hội đòi hỏi tối đa cho cử tri, thí dụ như nông gia, của khu vực mình khi thảo luận về đạo luật nông nghiệp sẽ chấp hành cho tới năm 2012. Vì vậy, trợ cấp canh nông sẽ tăng chứ khó giảm và hàng rào bảo vệ nông nghiệp Mỹ, kể cả ngư hải sản, mục súc hoặc bông vải, v.v… chẳng hạn, sẽ còn được dựng cao hơn. Đó là trên đại thể.

Chính vì vậy mà Việt Nam cần sớm đạt được quy chế Thương mại Bình thường và Vĩnh viễn PNTR với Mỹ, và đừng vì các lý do chính trị thực ra lạc hậu, như không tôn trọng nhân quyền và đòi kiểm soát văn hoá phẩm nhập nội, mà bị thiệt hại lớn về nhiều mặt khác. Thiệt hại chính là cho nông ngư dân của mình.

Việt Long: Đi vào chi tiết thì họ còn có nhiều sáng kiến ác liệt hơn nữa hay sao?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Một thí dụ đang thành nóng bỏng là hiện tượng nhiệt hóa địa cầu khiến giới bảo vệ môi sinh ưu lo và nạn xăng dầu lên giá khiến giới tiêu thụ e ngại và thành phần quan tâm về an toàn năng lượng phải chú ý.

Một giải pháp đề nghị là dùng cồn ethanol cất từ nông sản như ngô bắp, khoai tây để chế vào xăng, vừa sạch vừa tự túc hơn. Hậu quả là họ sẽ đề nghị nâng mức trợ cấp cho việc sản xuất ethanol và đồng thời bảo vệ nông gia trồng bắp. Tranh luận hay đổi chác sẽ bùng nổ giữa việc trợ cấp xăng pha cồn và tiết giảm lượng thán khí thải ra từ xe hơi.

Ngoài ra, còn phải nói đến vị trí của giới tiểu doanh hay trung nông xưa nay ít bị chi phối bởi luồng giao dịch mua bán toàn cầu như các đại doanh nghiệp chế biến nông sản nay cũng sẽ có tiếng nói rất mạnh khi Quốc hội thảo luận về Đạo luật Nông nghiệp.

Họ biết luật và có thế mạnh hơn nên sẽ vận dụng sáng tạo và gây vấn đề bất ngờ cho các nước nghèo khi các nước này muốn bán nông ngư sản vào Mỹ, hoặc muốn bảo vệ nông ngư dân ở nhà.

Viễn ảnh kém sáng sủa

Việt Long: Như vậy, phải chăng viễn ảnh tự do mậu dịch trong các năm tới coi như kém sáng sủa?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Từ gần nửa thế kỷ, Hoa Kỳ đề cao tự do mậu dịch và đảng Cộng hoà tranh đấu mạnh nhất cho xu hướng đó. Nhưng, trong hai năm tới, cả hai đảng đều chỉ có một đa số khá mong manh nên chính trị nội bộ Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới đạo luật nông nghiệp và đạo luật ấy lại chi phối luôn các cam kết ngoại thương của Mỹ trong khuôn khổ WTO nên Mỹ khó nhượng bộ thêm.

Cũng vì vậy mà một số điều kiện đặc miễn trong chế độ Ưu đãi Tổng quát GSP có khi sẽ bị cắt và điều ấy dẫn tới sự trả đũa của nhiều nước đang phát triển và đang hưởng sự ưu đãi này, như Brazil và Ấn Độ, và kết cuộc là WTO sẽ bị bế tắc, thậm chí khủng hoảng.

Tôi thiển nghĩ là trong ba ngả thương thuyết là quốc tế, qua WTO, hay cấp vùng với từng khối quốc gia, và sau cùng là cấp song phương, qua các Hiệp định Thương mại Song phương, Hoa Kỳ sẽ thiên về hai ngả sau.

Chính vì vậy mà Việt Nam cần sớm đạt được quy chế Thương mại Bình thường và Vĩnh viễn PNTR với Mỹ, và đừng vì các lý do chính trị thực ra lạc hậu, như không tôn trọng nhân quyền và đòi kiểm soát văn hoá phẩm nhập nội, mà bị thiệt hại lớn về nhiều mặt khác. Thiệt hại chính là cho nông ngư dân của mình. Việt Long: Cảm ơn ông Nguyễn Xuân Nghĩa.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.