Thượng Viện Hoa Kỳ điều trần về dự luật PNTR dành cho Việt Nam
2006.07.13
Richard Finney-Nguyễn An
Sáng hôm qua tính theo giờ thủ đô Washington D.C., tại Uỷ ban tài chính thượng viện Hoa Kỳ đã diễn ra cuộc điều trần về dự luật dành cho Việt Nam quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn, gọi tắt là PNTR. Phái viên Richard Finney của đài Á châu tự do có mặt tại chỗ tường trình như sau, Nguyễn An chuyển ngữ, Nhã Trân trình bày.
Một số viên chức cao cấp hành pháp Hoa Kỳ đã ra điều trần về dự luật PNTR, vốn được coi như bước quyết định dọn đường cho Việt Nam gia nhập tổ chức Mậu dịch thế giới WTO.
Phó đại diện thương mại Hoa Kỳ Karan K. Bhatia tuyên bố chính phủ Bush mong mỏi quy chế PNTR cho Việt Nam được chấp thuận. Ông nói thêm rằng lý tưởng nhất, là quốc hội bỏ phiếu chấp thuận quy chế này nội trong tháng bẩy, trước khi nghỉ họp vào tháng tám.
“Chúng tôi sẽ vui mừng được tiếp tục làm việc với Uỷ ban, với Thượng viện cũng như với các vị lãnh đạo lưỡng viện quốc hội để hoàn tất việc thông qua dự luật mà chúng tôi thấy là rất quan trọng này.”
Giao thương tăng cao
Ông Bhatia cho biết rằng trong năm năm qua, giao thương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã từ một tỷ đô la tăng lên gấp bẩy lần. Và cũng trong thời gian đó, trị giá hàng hoá từ Hoa Kỳ xuất sang Việt Nam đã lên đến một tỷ hai, khiến Việt Nam trở thành thị trường phát triển nhanh nhất của Hoa Kỳ tại Á châu.
Vẫn theo lời ông Bhatia, thuế suất đánh vào hàng hoá từ Hoa Kỳ xuất sang Việt Nam sẽ giảm đáng kể, chiếu theo những điều liên quan đến PNTR mà hai nước đã thoả thuận mới đây.
Chúng tôi sẽ vui mừng được tiếp tục làm việc với Uỷ ban, với Thượng viện cũng như với các vị lãnh đạo lưỡng viện quốc hội để hoàn tất việc thông qua dự luật mà chúng tôi thấy là rất quan trọng này.
Đồng thời, Việt Nam cũng tạo điều kiện thuận lợi cơ bản để doanh gia Hoa Kỳ có thể tiến vào thị trường Việt Nam trong 114 lãnh vực dịch vụ, trong đó có tài chính, viễn thông và kỹ thuật.
Ông Bhatia còn nói thêm rằng, dự luật PNTR đang được đệ trình quốc hội sẽ cho phép Hoa Kỳ thiết lập mối bang giao với Việt Nam trong khuôn khổ tổ chức WTO, một khi Việt Nam được gia nhập tổ chức này, và ngược lại, chính phủ Việt Nam đã cam kết sẽ huỷ bỏ trợ giá sản phẩm một khi họ thực sự trở thành hội viên của WTO.
“Thực vậy, theo thoả thuận đã đạt được với chúng ta, Việt Nam đã huỷ bỏ kế hoạch trợ giá các sản phẩm dệt may, và một khi được gia nhập WTO rồi, thì họ sẽ chấm dứt trợ giá đối với các sản phẩm khác theo quy định của WTO. Đây chính là điều mà các doanh nghiệp trong ngành dệt may của Hoa Kỳ quan tâm nhất, khi đang diễn ra các cuộc thương thảo song phương.”
Ngoài ra, ông Bhatia tiết lộ thêm một chi tiết đã được thỏa thuận, là Việt Nam cũng sẵn sàng tuân thủ luật lệ của WTO về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tình hình tự do tôn giáo
Cũng ra điều trần trước Uỷ ban Tài chính thượng viện Hoa Kỳ sáng qua, còn có phó phụ tá ngoại trưởng về Đông Á và Thái Bình dương sự vụ, ông Eric John. Ông John tuyên bố bộ ngoại giao ủng hộ việc quốc hội chấp thuận quy chế PNTR cho Việt Nam.
Tuy nhiên, ông cũng nêu lên những lãnh vực mà ông cho là đáng quan ngại tại Việt Nam. Một trong những lãnh vực ấy là bản hướng dẫn của chính phủ Hà Nội về thực hành tôn giáo đã không được thực hiện nhất quán trên toàn lãnh thổ.
“Tại một số tỉnh, như ở miền Bắc và Tây Bắc chẳng hạn, hướng dẫn ấy đã không được thực thi. Một vài tỉnh ở Tây nguyên cũng vậy, nhưng ở miền nam hay ở ngay Hà Nội thì tình hình khá hơn.”
Ông John cũng nói là Việt Nam tiếp tục ngăn cấm các quyền tự do chính trị căn bản. Ông cho biết là trong số những tù nhân mà Hoa Kỳ quan tâm, hiện vẫn còn bốn người đang bị giam cầm mặc dù đã có 18 người được trả tự do trong thời gian gần đây. Trong số những người còn ở trong tù, có bác sĩ Phạm Hồng Sơn mà Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng đề nghị phóng thích.
Tuy nhiên, ông John cho rằng nếu bình thường hoá hoàn toàn quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, thì tình hình tự do cũng sẽ được cải thiện.
“Vào WTO, Việt Nam sẽ phải tiếp tục mở cửa kinh tế, minh bạch trong thương lượng mậu dịch và tuân thủ tinh thần thượng tôn pháp luật trong hệ thống giao thương toàn cầu. Những điều ấy rõ ràng góp phần vào việc mở rộng nhãn quan chính trị của Việt Nam.”
Thông tin trên mạng:
- US Vietnam Trade Council
- Vietnam WTO Accession: Permanent Normal Trade Relations (PNTR)
Những bài liên quan
- Chính phủ Hoa Kỳ thúc giục Quốc hội cấp qui chế PNTR cho Việt Nam
- Các cựu Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Quốc hội cấp qui chế PNTR cho Việt Nam
- Thiếu nghị định, nhà đầu tư phải chờ
- Ngành mía đường Việt Nam có nguy cơ phá sản khi gia nhập WTO
- Trâu chậm và Nước đục
- Trước ngưỡng cửa WTO, ngành công nghệ thông tin Việt Nam gặp nhiều cơ hội lẫn thách thức
- Phỏng vấn bà Virginia Foote về Quy Chế PNTR cho Việt Nam
- Nhiều doanh nghiệp Mỹ thăm dò thị trường Việt Nam
- Những quy định của hiệp định công nghệ thông tin ITA khi gia nhập WTO
- Thông tin của báo chí đã công khai nhưng chưa minh bạch
- Hai tàu chiến Mỹ sẽ cập cảng Sài Gòn trong tháng 7
- Việt Nam hy vọng sẽ sớm được Quốc hội Hoa Kỳ cấp qui chế PNTR
- Phỏng vấn cựu Tổng trưởng William Cohen về quan hệ Việt – Mỹ
- Dự luật về quy chế PNTR cho Việt Nam được đệ nạp lên Quốc hội Hoa Kỳ
- Nhiều nhà lập pháp Mỹ ủng hộ việc cấp quy chế PNTR cho Việt Nam
- Khi hội nhập nhà đầu tư dịch vụ vận tải sẽ không chấp nhận nạn mãi lộ chung chi
- Đại diện Thương mại Mỹ đệ nạp Quốc hội dự luật về quy chế PNTR cho Việt Nam
- Việt Nam vẫn chưa công bố nội dung thoả thuận Việt-Mỹ về WTO
- Ngành nông nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long trước thềm hội nhập WTO
- Thảm hoạ bão Trân Châu và thỏa thuận Việt-Mỹ về WTO
- 50 dân biểu Hoa Kỳ ký tên vào lá thư ngỏ ủng hộ các nhà dân chủ Việt Nam
- Ý nghĩa chuyến viếng thăm Việt Nam của ông Donald Rumsfeld
- Doanh nghiệp nhà nước trước ngưỡng cửa hội nhập WTO
- Nhiều doanh nghiệp thiếu thông tin về những thách thức khi Việt Nam hội nhập WTO
- Ngành dệt may Việt Nam được lợi từ thoả thuận Việt-Mỹ về WTO