Hiện trạng của tệ nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam
2007.08.24
Nhã Trân, phóng viên đài RFA
Nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam cho kỹ nghệ tình dục hoặc nô lệ lao động được nhiều chính quyền và tổ chức, đoàn thể ra sức bài trừ trong vài năm trở lại đây. Hiện trạng tệ nạn thế nào sau các nỗ lực phòng chống, Nhã Trân lược thuật thông tin liên hệ và trình bày.
Khởi đầu vào khoảng cuối thập niên 1980 và bành trướng rầm rộ kể từ những năm 90 đến nay, nạn buôn người với mục đích khai thác tình dục và cưỡng bức lao động, mà phụ nữ và trẻ em Việt Nam là đối tượng chính, đã được không ít cơ chế quốc tế và tổ chức ngoài chính phủ, trong đó có cả một số đoàn thể người Việt hải ngoại, quan tâm.
Ban đầu là các cảnh báo sau khi nhiều trường hợp được phơi bày ra ánh sáng, cho thấy nạn nhân là những phụ nữ và trẻ thơ, có em chỉ trong độ tuổi 4 – 5. Kế đó là sự tham gia của các cơ chế quốc tế, chính quyền nhiều nước và những tổ chức ngoài chính phủ, như Liên Hiệp Quốc, International Labor Organization, USAID và cả một vài đoàn thể người Việt hải ngoại.
Các hành động trên bình diện rộng mới bộc phát mạnh kể từ khoảng 5 năm trở lại đây, kể về những sự kiện nổi bật.
Năm 2004 Liên Hiệp Quốc cho tiến hành Dự Án Ngăn Chặn Tệ Nạn Buôn Bán Phụ Nữ Trẻ Em nhằm giải quyết tình trạng trẻ người Việt vùng đồng bằng sông Cửu Long bị bán sang Campuchia. Năm 2005 Bộ Ngoại Giao Mỹ công bố rằng các nạn nhân bị bán sang rất nhiều nước như Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông, Macao, Malaysia và Anh.
Năm 2006 một loạt nỗ lực được ghi nhận; một số đoàn thể tư nhân phối hợp cùng Vital Voice, một tổ chức trực thuộc Bộ Ngoại Giao Mỹ, tổ chức một hội nghị quốc tế ở Đài Loan, trong khi đó hội nghị đầu tiên của người Việt hải ngoại, với cùng một tiêu đề, cũng được tổ chức ở Washington D.C do VAVA, tức Hội Cử Tri Việt-Mỹ, chủ xướng.
Năm nay Bộ Ngoại Giao Mỹ tài trợ cho Quỹ Châu Á ở Việt Nam ba trăm ngàn đô la để chi phí cho kế hoạch phòng chống nạn buôn người. Đích thân Ngoại trưởng Condoleeza Rice, trong buổi lễ công bố phúc trình tại thủ đô, tuyên bố việc nâng cao cảnh giác của toàn thế giới về hậu quả của nạn buôn người là một trong những mục tiêu thường niên của cơ quan này, sau khi cho hay:
Từ trước tới nay Quỹ Châu Á vẫn hỗ trợ về truyền thông giáo dục phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, nhưng giai đoạn này sẽ áp dụng những phương pháp truyền thông sáng tạo và có hiệu quả hơn, ví dụ như hỗ trợ các địa phương về việc truyền thông phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, và có thể đưa vào nhà trường nữa, để cho cộng đồng hiểu biết hơn…
“Ngày càng có thêm nhiều nước nhận ra nạn buôn người là hình thức hiện đại của nạn nô lệ, đang phá huỷ gia đình và cộng đồng trên khắp thế giới”
Tại Việt Nam
Nhìn vào Việt Nam, một số nỗ lực được ghi nhận tuy chính quyền chưa hoàn toàn tuân hành tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu trong việc bài trừ tệ nạn. Từ vài năm trở lại đây Hà Nội bắt đầu hợp tác song phương với Đài Loan và Campuchia trong việc tăng cường các biện pháp bảo vệ và củng cố chương trình giúp đỡ nạn nhân.
Theo báo cáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ năm nay, Việt Nam có tiến triển qua việc gia tăng ngân sách, đẩy mạnh Chương trình Hành động Quốc gia 2004 - 2010, kế hoạch phòng chống nạn buôn người.
Một trong những cơ chế phụ trách chương trình bài trừ nạn buôn người, diễn ra hàng ngày trong nước và những quốc gia lân cận, là Quỹ Châu Á ở Việt Nam, hồi tháng 6 năm nay cho đài Á Châu Tự Do biết đường lối hoạt động trong thời gian tới: “Từ trước tới nay Quỹ Châu Á vẫn hỗ trợ về truyền thông giáo dục phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, nhưng giai đoạn này sẽ áp dụng những phương pháp truyền thông sáng tạo và có hiệu quả hơn, ví dụ như hỗ trợ các địa phương về việc truyền thông phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, và có thể đưa vào nhà trường nữa, để cho cộng đồng hiểu biết hơn…
Hoạt động thứ nhất là phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em… bằng việc thành lập một số nhóm ở địa phương, cụ thể là ở các xã…. Hoạt động thứ hai là phối hợp với Campuchia để tổ chức những buổi hội thảo, những buổi chia sẻ thông tin. Hoạt động thứ ba là khảo sát, xây dựng và lập danh sách ở cấp xã”
Tháng 4 vừa rồi Bộ Công An cho báo chí trong nước hay, sẽ mở rộng kế hoạch đấu tranh chống tội phạm buôn bán người, trong đó bao gồm cả nạn nhân nam giới.
Trong khi các tổ chức công cũng như tư ra sức bài trừ, tệ nạn đã suy giảm đến đâu? Báo cáo mới nhất của Việt Nam, đưa ra tại hội nghị triển khai chương trình hành động phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em giai đoạn 2, từ 2007 - 2010, gây quan tâm công luận.
Đó là vì theo dữ liệu, số nạn nhân gia tăng mạnh trong vòng 2 năm nay tuy nhiều kế hoạch đã được tiến hành, không chỉ trên bình diện quốc gia mà cả quốc tế. Cụ thể, Việt Nam công bố là số người bị bán từ năm ngoái đến nay, được chính thức thống kê, lên đến hơn 1 ngàn 500, tăng hơn 70% so với năm 2005.
Có nhiều nguyên nhân lắm, nhưng hai nguyên nhân chính là sự nghèo đói và sự thiếu hiểu biết của người dân nông thôn. Dân quê nhiều gia đình thu nhập một tháng chỉ 10 ngàn đồng, không đủ sống nên mong muốn đổi đời. Các cô gái trẻ vì vậy bị vào rọ.
Nguyên nhân
Chính quyền đã ít nhiều lưu tâm đến tệ nạn, thế còn người dân có cảnh giác về việc nhiều phụ nữ và trẻ em bị bán, diễn ra hàng ngày đâu đó chung quanh họ, và có vai trò gì trong kế hoạch phòng chống? Trao đổi cho thấy nói chung thì quần chúng có hiểu biết về nguyên nhân và diễn tiến của tệ nạn qua phương tiện thông tin:
“Nhiều cô gái trẻ bị dụ, nói là qua nước khác làm việc với mức lương cao, nhưng thật ra là bán vào các đường dây mãi dâm…”
Qua trình bày vừa rồi của một nữ bác sĩ người trong Nam, hay nhận định của một giáo sư ngoài Bắc:
“Có nhiều nguyên nhân lắm, nhưng hai nguyên nhân chính là sự nghèo đói và sự thiếu hiểu biết của người dân nông thôn. Dân quê nhiều gia đình thu nhập một tháng chỉ 10 ngàn đồng, không đủ sống nên mong muốn đổi đời. Các cô gái trẻ vì vậy bị vào rọ”
Giới thẩm quyền trong và ngoài nước đã thực hiện nhiều chính sách phòng chống và quần chúng nói chung đã cảnh giác, thế nhưng vì đâu nạn buôn người vẫn tiếp diễn? Phải chăng các biện pháp ngăn ngừa, đối phó chưa phát huy được toàn hiệu năng, hay vì căn nguyên vấn đề chưa được giải quyết triệt để?
Lâu nay các tổ chức quốc tế và các chính quyền đều đồng ý về nguyên nhân cội rễ của tệ nạn. Những nguồn căn đó là gì? Chúng ta hãy nghe trình bày bởi Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị Thành Niên ở Việt Nam:
“Nguyên nhân thứ nhất là đói nghèo, thiếu việc làm. Tình trạng đói nghèo và thiếu việc làm ở nông thôn làm [dân] bỏ ra thành thị và đi nước ngoài kiếm sống, kỳ vọng vào những nơi làm ăn xa mà họ nghĩ là dễ kiếm được cái khoản tiền kha khá, vì thế mà dễ bị lừa”
Vấn đề đã được minh định và phương cách đối phó đã được thực thi Vì sao chưa đạt kết quả mong muốn? Nhận định tổng quát cho là bởi:
“Truyền thông đại chúng của Việt Nam, bề rộng thì rất nhiều, nhưng đi vào bề sâu, thí dụ như đi đến các cộng đồng nhỏ bé cụ thể ở các làng quê để cho người ta biết được những thủ đoạn của bọn buôn người và những điều cảnh giác cần biết khi phụ nữ phải đi làm ăn xa thì rất ít. Cho nên truyền thông rất nhiều, nhưng họ vẫn cứ là nạn nhân của tình trạng buôn người”
Tệ nạn buôn bán phụ nữ và trẻ emViệt Nam, sau nhiều nỗ lực từ nhiều phía, đến giờ dường như chưa có dấu hiệu suy giảm. Làm thế nào để bài trừ tận gốc vấn nạn có lẽ sẽ tiếp tục là một bài toán cho các chính quyền và những tổ chức, cá nhân tâm huyết.
Những bài liên quan
- Hội nghị về tệ nạn buôn bán phụ nữ, nô lệ lao động và trẻ em Việt Nam
- Bạo hành gia đình, nguyên nhân khiến số tử vong và ly dị tăng cao tại Việt Nam
- Việt Nam trong bản phúc trình của Hoa Kỳ về Nạn buôn người
- Quỹ Châu Á được tài trợ để chống nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em
- Hình ảnh phụ nữ trong điện ảnh Việt Nam
- Elena Trần, người sáng lập hội Sunflower Mission, xây trường học cho trẻ em miền quê Việt Nam
- Cố gắng hết sức để thành công dễ dẫn đến tự tử ở phụ nữ Mỹ gốc Á Châu
- Ðại hội truyền thông người Mỹ gốc Việt tại Houston, Texas
- Những thành công của phụ nữ Việt trong ngành truyền thông