Luật sư Trần Thanh Hiệp - Nguyễn An
2. Nhận diện vấn đề nhân quyền ở Việt Nam

Trong chương trình phát thanh vừa qua, biên tập viên Nguyễn An của Đài ACTD, đã trao đổi với Luật sư Trần Thanh Hiệp về Quá trình hình thành, đột xuất và phát triển của nhân quyền nói chung. Tối nay, Nguyễn An tiếp tục đàm đạo với Luật sư Hiệp về hiên trạng nhân quyền ở Việt Nam. Luật sư Hiệp là Chủ tịch Trung Tâm Viêt Nam về nhân quyền, trụ sở đặt tại Paris.
Nguyễn An: Thưa luật sư Trần Thanh Hiệp, kỳ trước chúng ta đã hẹn là lần này sẽ bàn chuyện tại sao Việt nam tình hình nhân quyền tại Việt nam lại trở thành mối quan tâm đặc biệt của thế giới.
Câu hỏi đầu tiên xin đựơc đặt ra với ông là, tại sao nhân quyền Việt Nam không phải là chuyện nội bộ của Việt Nam như chính phủ Hà nội thường tuyên bố?
Trần Thanh Hiệp: Tại vì trong công ước về nhân quyền mà Việt Nam đã ký vào năm 1982, có quy định là bất cứ nước nào cũng có thể đặt vấn đề về tình hình nhân quyền tại nước khác.
Danh sách CPC
Nguyễn An: Vậy thì phải chăng nhân quyền ở Việt Nam đã thành một vấn đề nổi cộm trước dư luận tại vì chính phủ Bush tháng 9 năm 2004 đã ghi tên CHXHCNVN vào sổ đen nhân quyền CPC hay không?
Từ năm ngoái Việt Nam xã hội chủ nghĩa là một trong mấy nước CPC trên thế giới. Như vậy, trước khi Việt Nam xã hội chủ nghĩa bị ghi tên, nhân quyền ở Việt Nam đã có vấn đề rồi và tình trạng có vấn đề là nguyên nhân mà việc bị ghi tên chỉ là kết quả trực tiếp của nguyên nhân này mà thôi
Trần Thanh Hiệp: Theo tôi, nói như vậy không đúng hẳn sự thật, là lấy kết quả làm nguyên nhân. Phải nói rằng nhân quyền ở một số nước trên thế giới và đặc biệt ở Việt Nam bị xâm phạm nghiêm trọng nên Mỹ mới ghi tên số nước này vào danh sách gọi là những quốc gia đáng quan tâm về mặt nhân quyền, những quốc gia gọi tắt bằng tiếng Anh là CPC.
Từ năm ngoái Việt Nam xã hội chủ nghĩa là một trong mấy nước CPC trên thế giới. Như vậy, trước khi Việt Nam xã hội chủ nghĩa bị ghi tên, nhân quyền ở Việt Nam đã có vấn đề rồi và tình trạng có vấn đề là nguyên nhân mà việc bị ghi tên chỉ là kết quả trực tiếp của nguyên nhân này mà thôi
Nguyễn An: Nếu như thế thì sự xúc động của dư luận Mỹ chỉ giới hạn ở trong phạm vi tự do tôn giáo, chứ đâu phải vì nhân quyền ở Việt Nam. Hiện giờ giữa Mỹ và Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang có thương lượng về vụ CPC này. Nếu hai bên đi tới được thỏa thuận thì tên của CHXHCNVN sẽ không còn trong danh sach CPC nữa, liệu vấn đề nhân quyền ở Việt Nam còn nữa hay không?
Trần Thanh Hiệp: Việt Nam xã hội chủ nghĩa bị dính líu vào vụ CPC đúng là do việc chính phủ Bush áp dụng đạo luật 1998 của Mỹ về Tự do tôn giáo. chứ không phải về nhân quyền.
Nhưng không phải vì thế mà có thể kết luận rằng trong vụ này chế độ Hà Nội không có vấn đề nhân quyền mà chỉ có vấn đề tự do tôn giáo. Có ba lý do để nói, hay muốn khẳng định cũng được, rằng chế độ Hà Nội bị ghi vào danh sách CPC là bị ghi tên vào sổ đen về nhân quyền.
Vấn đề Tự do tôn giáo và nhân quyền
Nguyễn An: Đây là một vấn đề hay, xin ông phân tích từng điểm một.
Trần Thanh Hiệp: Thứ nhất, tự do tôn giáo là một nhân quyền như nhiều nhân quyền khác. Luật quốc tế đã định như vậy và Hiến pháp đương hành của Việt Nam xã hội chủ nghĩa cũng coi tự do tôn giáo là một nhân quyền, bằng chứng là điều 70 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nằm ở trong Chương V là chương nói về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Thứ hai, muốn tôn trọng quyền tự do tôn giáo thì phải tôn trọng nhiều nhân quyền khác nữa, như tự do tư tưởng, tự do đi lại, tự do hội họp, tự do học tập v.v...Ngược lại xâm phạm tự do tôn giáo là đồng thời cũng xâm phạm nhiều quyền tự do khác nữav.v...
Thứ ba, đạo luật 1998 về Tự do tôn giáo buộc rằng Bộ ngoại giao Mỹ phải theo dõi tình hình tự do tôn giáo ở các nước CPC để hàng năm báo cáo cho Quốc hội Mỹ biết. Do đó, như chúng ta đã thấy, để trình bày rằng có hay không có xâm phạm tự do tôn giáo và nếu có thì sự xâm phạm ấy đã diễn ra như thế nào, từ gốc đến ngọn, bản báo cáo hàng năm của Bộ ngoại giao Mỹ không thể không đề cập tới nhân quyền nói chung.
tự do tôn giáo là một nhân quyền như nhiều nhân quyền khác. Luật quốc tế đã định như vậy và Hiến pháp đương hành của Việt Nam xã hội chủ nghĩa cũng coi tự do tôn giáo là một nhân quyền, bằng chứng là điều 70 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nằm ở trong Chương V là chương nói về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Vì vậy sổ đen CPC, tuy trên danh nghĩa là sổ đen về tự do tôn giáo nhưng trên thực tế thì là sổ đen về nhân quyền
Đạo luật về nhân quyền
Nguyễn An: Vậy nếu Quốc hội Mỹ ra ngay một đạo luật về nhân quyền thì có danh chính ngôn thuận hơn không?
Trần Thanh Hiệp: Đó là loại lấn cấn không thể tránh được vì quan hệ ngoại giao giữa các nước rất phức tạp. Một mặt, quan hệ này, cho đến nay, vẫn phải xây dựng trên cơ sở các nước phải tôn trọng chủ quyền quốc gia của nhau. Và luật quốc tế, nói chung, là luật liên quốc gia, nghĩa là luật trong đó quốc gia chứ không phải cá nhân là chủ thể.
Nhưng mặt khác, riêng luật quốc tế về nhân quyền thì lại là luật xuyên quốc gia, nghĩa là luật có thể áp dụng xuyên qua biên cương cho cả Nhà nước lẫn cá nhân người dân. Đặc tính xuyên quốc gia này đã thể hiện rất rõ trong Hiệp định thư số 1 phụ đính Công ước quốc tế năm 1966 về các quyền dân sự và chính trị mà Hà Nội năm 1982 đã ký kết tham gia.
Theo Hiệp định thư này thì các quốc gia thành viên của Công ước được quyền chất vấn nhau về việc tôn trọng những nhân quyền, dân quyền đã được liệt kê trong Công ước. Tuy nhiên luật quốc tế vẫn còn là luật sơ lập của thời xưa, nên mặt liên quốc gia vẫn chiếm ưu thế.
Luật 1998 về Tự do tôn giáo không phải là luật chi phối quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam mà là một đạo luật liên quan đến đường lối ngọai giao của nước Mỹ, trong một số trường hợp, việc tôn trọng quyền tự do tôn giáo có vai trò quyết định.
Nếu Luật 1998 mà là một đạo luật về nhân quyền thì e rằng khi đem ra áp dụng sẽ gây ra những rắc rối ở khâu chủ quyền quốc gia, Mỹ sẽ bị chỉ trích là can thiệp vào nội bộ của một nước khác.
Bạn nghĩ gì về nhận định này? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của bạn
Cuốn Sách trắng về nhân quyền
Nguyễn An: Trong cuốn Sách trắng về nhân quyền, Hà Nội có nêu lên rằng nhân quyền không thể là lý do để xâm phạm chủ quyền quốc gia. Theo Luật sư, liệu phía Mỹ có gặp khó khăn gì hay không, nếu Mỹ muốn tiếp tục đi xa hơn nữa trong việc áp dụng Luật 1998 đối với Việt Nam?
Trần Thanh Hiệp: Theo tôi, Mỹ sẽ không bị khó khăn mà chính Hà Nội mới bị khó khăn vì Hà Nội đã đặt sai vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Hà Nội sẽ khó có thể mạnh miệng chỉ trích Mỹ can thiệp vào nội bộ Việt Nam, sự thật thì Hà Nội trong cuốn Sách trắng Hà Nội cũng chỉ nói bóng nói gió thôi.
Thật ra Hà Nội thừa biết rằng chẳng cứ chính quyền Bush, Liên Hiệp châu Âu cũng như nhiều tổ chức phi chính phủ tranh đấu cho nhân quyền đều đã lên tiếng chất vấn Hà Nội về những hành vi bị coi là xâm phạm thường trực và có hệ thống nhân quyền ở Việt Nam.
Theo luật quốc tế về nhân quyền, mỗi con người cũng như cả nhân dân Việt Nam là chủ thể của các nhân quyền trên mảnh đất này. Tôi tự hỏi tại sao Hà Nội lại lẩn tránh dân mình để chỉ thương thuyết và ký kết thỏa ước tay đôi với Mỹ về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam?
Phải chăng Hà Nội không muốn trực tiếp giải quyết vấn đề này với nhân dân Việt Nam? Hà Nội chỉ muốn dùng vấn đề nhân quyền để đổi chác với Mỹ, nhất thời chịu nhượng bộ một vài điều với Mỹ, đổi lấy thí dụ được Mỹ ủng hộ đơn xin gia nhập Tổ chức Mậu dịch quốc tế chẳng hạn.
Như vậy, Hà Nội bắt dân Việt Nam trả giá để Hà Nội làm giá với Mỹ. Với cách giải quyết sai lầm này, chắc chắn rằng Hà Nội sẽ chẳng bao giờ cải thiện được tình trạng phi nhân quyền ở Việt Nam.
Thật ra Hà Nội thừa biết rằng chẳng cứ chính quyền Bush, Liên Hiệp châu Âu cũng như nhiều tổ chức phi chính phủ tranh đấu cho nhân quyền đều đã lên tiếng chất vấn Hà Nội về những hành vi bị coi là xâm phạm thường trực và có hệ thống nhân quyền ở Việt Nam.
Tốt hơn hết là Hà Nội phải sớm đặt lại cho đúng vấn đề nhân quyền để thanh toán nó cùng với nhân dân Việt Nam, chứ không phải với nước Mỹ. Và như vậy Hà Nội sẽ đồng thời chấm dứt luôn mọi rắc rối với Luật 1998 của Mỹ.
Đặt lại vấn đề
Nguyễn An: Luật sư có nghĩ rằng Hà Nội sẵn sàng đặt lại vấn đề như luật sư nói không?
Trần Thanh Hiệp: Nếu dựa vào cuốn Sách trắng mà nói thì tôi cho rằng Hà Nội rõ ràng chỉ muốn kiên trì trong đường lối đảng trị phi nhân quyền. Nhưng nhìn dưới góc độ thực tế thì ta có thể dự đoán rằng sớm muộn gì thì Hà Nội cũng phải trả lại nhân quyền, dân quyền cho nhân dân thôi. Nếu tất yếu phải vậy, tại sao không sớm mà cứ phải là muộn?
Nguyễn An: Xin cảm ơn Luật sư Hiệp
Quý thính giả vừa nghe bài thứ nhì trong sê ri năm bài của cuộc trao đổi về Triển Vọng cải thịên nhân quyền ở Việt Nam giữa BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ và lụât sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung tâm Việt Nam về nhân quyền ở Paris.
Xin được nhắc rằng, ý kiến của luật sư Trần Thanh Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của ban Việt ngữ đài Á châu tự do, và chúng tôi hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp thêm vào vấn đề này từ quý thính giả. Xin gửi E mail về Vietnamse@www.rfa.org hay gọi đến 202 530 7775.
Theo dòng thời sự:
- Triển vọng cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam (I)