Việt Nam công bố biện pháp khẩn cấp đối phó với dịch cúm gia cầm

Nam Nguyên, phóng viên đài RFA

Trước tình hình phức tạp và nguy cơ tái bùng phát dịch cúm gia cầm, chính phủ Việt Nam đưa ra một loạt biện pháp để đối phó. Nam Nguyên tường trình thông tin này.

BirdFluVaccine150.jpg
Nhân viên thú y tiêm vaccine cho gà nhằm ngăn chặn dịch cúm gia cầm lây lan. AFP PHOTO/HOANG DINH Nam/FILES

Dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại ở Việt Nam chỉ còn là vấn đề thời gian, từ đầu năm 2006 đến nay tất cả các nước tái phát dịch đều có bệnh nhân tử vong vì H5N1. Đó là lời cảnh báo của ông Bùi Bá Bổng thứ trưởng bộ nông nghiệp phát triển nông thôn trong cuộc họp ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra tại Hà Nội vào hôm 22-8.

Phát biểu với Ban Việt Ngữ, Tiến sĩ Hoàng Văn Năm phó cục trưởng thú y cho biết: "Chúng tôi nhận định nguy cơ tái bùng phát dịch ở Việt Nam là rất cao."

Chính vì vậy, cùng ngày thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gởi công điện khẩn cho 64 tỉnh thành phố cả nước, yêu cầu chính quyền địa phương phải huy động lực lượng thú y, y tế, hải quan, bộ đội biên phòng cùng tăng cường kiểm soát nghiêm ngặt các cửa khẩu, dọc biên giới, xử lý nghiêm đối với những trường hợp nhập lậu gia cầm và sản phẩm gia cầm.

Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng nhắc lại là hiện nay chính phủ vẫn chủ trương không cho nhập gia cầm dù là nhập chính ngạch từ các quốc gia đang có dịch.

Gia cầm nhập lậu từ Trung Quốc

Biên giới rộng lớn đất liền đất sông liền sông làm sao ngăn chặn được, chặn chỗ này thì họ đi chỗ khác. Giá khá rẻ 10 ngàn một cân về dưới bán ba bốn chục ngàn một cân. Dân ở đây không ăn vì gà Trung Quốc không chất lượng…con buôn mang về dưới lấy giả làm thật để bán có lời,

Theo VnExpress vào ngày 26/8 này, phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng có chuyến đi tới tỉnh Lạng Sơn để chỉ đạo công tác phòng chống dịch, ngăn chặn gia cầm nhập lậu. Lạng Sơn là một trong những điểm nóng buôn lậu gia cầm từ Trung Quốc.

Một người dân ở gần vùng biên giới Lạng Sơn nói với chúng tôi: "Biên giới rộng lớn đất liền đất sông liền sông làm sao ngăn chặn được, chặn chỗ này thì họ đi chỗ khác. Giá khá rẻ 10 ngàn một cân về dưới bán ba bốn chục ngàn một cân. Dân ở đây không ăn vì gà Trung Quốc không chất lượng…con buôn mang về dưới lấy giả làm thật để bán có lời…"

Được biết tính từ biển vào đất liền, các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn,Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu của Việt Nam có chung tuyến biên giới dài hơn 1.200km với tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Dọc đường ranh giữa hai nước có tới 100 chợ biên giới, thường xuyên tấp nập người dân qua lại buôn bán.

Tại phiên họp 22/8, Bộ Thương mại báo động tình trạng buôn lậu gia cầm và trứng đang tiếp diễn ở các tỉnh biên giới phía bắc. Theo Vietnam Net chỉ trong vòng một tuần tính đến ngày 22/8 quản lý thị trường Lạng Sơn bắt giữ và xử lý 34 tấn thịt gia cầm và sản phẩm gia cầm, kể cả 5 ngàn con gà, 3 tấn nội tạng như tim gan lòng mề và nửa triệu quả trứng.

Chúng tôi xin nhắc lại đó là số lượng gia cầm và sản phẩm gia cầm bị bắt trong vòng 7 ngày và chỉ riêng ở tỉnh Lạng Sơn. Số hàng lậu đi trót lọt xuống miền xuôi thì không thể ước lượng được.

Đó là biên giới phía bắc, ở phía nam mối lo không kém vì ngày 11/8 tỉnh Preyveng bên Cămpuchia đã tái phát dịch, Preyveng giáp hai tỉnh Đồng Tháp và Long An ở Việt Nam. Dân buôn lậu miền tây thường mang xăng dầu qua biên giới và mang về tất cả những thứ gì có lời trong đó có gia cầm.

Biện pháp khẩn cấp

Như vậy theo thứ trưởng NN&PTNT Bùi Bá Bổng rất nhiều khả năng ổ dịch cúm sẽ sớm xuất hiện tại Việt Nam, điều quan trọng theo ông là khả năng ứng phó nhanh của chính quyền và người dân để kịp thời không chế dịch bệnh.

Trước tình hình như vậy, chính quyền Việt Nam sẽ áp dụng một số biện pháp khẩn cấp để đối phó với dịch bệnh như, tái thiết lập đường dây nóng về dịch cúm gia cầm từ trung ương xuống địa phương, lập các đội đặc nhiệm ứng phó khẩn cấp.

Chính quyền bắt buộc người dân khai báo khi có dịch. Ban chỉ đạo quốc gia đề nghị thưởng 500 ngàn đồng cho bất kỳ ai phát hiện ổ dịch. Hiện nay An Giang là tỉnh đầu tiên đang áp dụng cơ chế thưởng 200 ngàn đồng cho người khai báo ổ dịch cúm gia cầm. Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM nhận xét về sự quyết tâm của chính phủ Việt Nam: " Thủ tướng ra nhiều công điện chỉ đạo, lập nhiều đoàn đi kiểm tra các nơi, sắp tới họ sẽ kiểm soát dịch bệnh tới tận hộ gia đình"

85% diện tích Việt Nam là nông thôn với 75% dân số, mỗi hộ nông dân đều có thói quen nuôi một ít gia cầm thuỷ cầm cho nhu cầu của mình, như đãi khách cũng như phục vụ dịp lễ tết. Chúng tôi đã khuyến cáo là những hộ nuôi dưới 30 con thì không nên tiếp tục chăn nuôi như vậy. Nhưng khuyến cáo của chúng tôi có lẽ còn lâu mới thực hiện được.

&PTNT

Tiêm phòng vaccine cho gia cầm

Cho tới lúc này các giới chức Việt Nam tin rằng sở dĩ dịch chưa tái phát ở Việt Nam trong khi các nước láng giềng đều bị, là vì Việt Nam đã thực hiện tiêm phòng vaccine cho gia cầm. Ông Hoàng Văn Năm phó cục trưởng thú y Việt Nam cho biết về vấn đề này:

“ Chúng tôi chỉ đạo làm tốt hơn công tác tiêm phòng đợt hai 2006, khởi sự thực hiện từ trung tuần tháng 8”

Dù vậy tiêm phòng đợt 1/2006 ở Việt Nam đã thể hiện nhiều thiếu sót cả về số lượng gia cầm, cũng như việc bảo quản thuốc men. Tỷ lệ phòng hộ ở gia cầm chưa được như ý muốn.

Một giới chức Bộ NN&PTNT nhận định về thực tế khó khăn trong vấn đề quản lý dịch bệnh do người nông dân không thể từ bỏ tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ:

“ 85% diện tích Việt Nam là nông thôn với 75% dân số, mỗi hộ nông dân đều có thói quen nuôi một ít gia cầm thuỷ cầm cho nhu cầu của mình, như đãi khách cũng như phục vụ dịp lễ tết. Chúng tôi đã khuyến cáo là những hộ nuôi dưới 30 con thì không nên tiếp tục chăn nuôi như vậy. Nhưng khuyến cáo của chúng tôi có lẽ còn lâu mới thực hiện được”

Theo các thông tin từ trong nước mầm bệnh H5N1 vẫn hiện diện ở đàn thuỷ cầm đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dù có lệnh cấm ấp nở nuôi mới thủy cầm từ hơn 1 năm qua, nhưng đàn vịt tự phát ở Việt Nam vẫn luôn trong khoảng từ 50 tới 70 triệu con. Chỉ có khoảng 1/3 đàn vịt được tiêm vaccine ngừa cúm và tỷ lệ bảo hộ cũng không cao.

Trong khi 8 triệu con ngan của người dân miền bắc và bắc trung bộ thì bất lực vì thế giới chưa có thuốc tiêm ngừa cho ngan, các loại thuốc mà Việt Nam thử nghiệm đều không thành công.

Thưa quí thính giả đây là nguy cơ lây nhiễm virus H5N1 lớn nhất ở Việt Nam, bên cạnh vấn đề gia cầm nhập lậu, cũng như công tác giết mổ tập trung chưa phát triển nhiều, và hoạt động buôn bán gia cầm ở các chợ còn bừa bãi.