Tình trạng buôn bán phụ nữ Việt Nam ở Đông Âu (II)

Phương Anh, phóng viên đài RFA

Trong kỳ vừa qua, quí vị đã nghe sơ lược về tình trạng vượt biên trái phép, dẫn đến nạn buôn người và buôn bán phụ nữ từ Việt Nam, qua Nga rồi đi đến các nước Đông Âu, cụ thể là đến Ba Lan. Trong chương trình hôm nay, mời quí vị nghe tiếp về tình trạng này, hiện đang xảy ra tại Tiệp.

0:00 / 0:00
WomenTrafficking200.jpg
Có thể nói là người phụ nữ Việt Nam chịu rất nhiều thiệt thòi. AFP PHOTO

Thưa quí vị và các bạn, cũng như các nước tại Đông Âu, sau khi chế độ Cộng Sản sụp đổ, cộng đồng người Việt ở Tiệp bắt đầu hình thành. Hiện nay, có khoảng 40.000 người, xuất phát từ những nhóm nhân công đi xuất khẩu lao động và sinh viên du học. Ông Đỗ Xuân Cang, một người rời Việt Nam từ năm 1988, đã từng làm việc và sinh sống tại Ukraina trong nhiều năm, hiện đang cư ngụ tại Parha, đã kể với Phương Anh rằng:

“Thời đó, những người nói chung ra hải ngọai, thì gọi là đi Tây cả, những người đó thì trội hơn về vật chất, do đó, cái quan niệm rất phổ biến là đi Tây kiếm ít tiền, rồi về xây cái lâu đài ở Việt Nam. Nhưng mà những người đó sau khi đã kiếm tiền được về xây lâu đài cho mình ở Việt Nam thì rầt nhiều người quay trở lại.

Hiện nay, người Việt ở Tiệp ngày càng đông. Họ sang đây bằng những con đường khác nhau. Những người họ ở đây lâu thì họ đưa thân nhân, con em…Họ đưa theo con đường chính thức hay bất chính thức. Có một lượng người Việt khá đông, sống ngoài pháp luật. họ không được giấy phép sinh sống tại đây nhưng họ vẫn ở trên đất Tiệp rất đông.”

Nguyên nhân chính

Khi hỏi về tình trạng phụ nữ Việt bị đưa sang các nước Đông Âu để làm việc trong các ổ mãi dâm, ông Cang nói:

“Vấn đề này cần phải nhìn lại, nếu hiểu nguyên văn là buôn người, nghĩa là người ta bất chấp, lừa lọc để đưa người từ Việt Nam sang thì tôi nghĩ là cũng có, nhưng hiếm hoi. Theo tôi, đây có sự đồng ý hoàn toàn của người đuợc đưa sang làm việc mại dâm. Tôi nghĩ là có những con người, vì hoàn cảnh cuộc sống mà khi họ vượt qua khỏi lũy tre làng, cái mục đích quan trọng là phải kiếm tiền.

Vấn nạn chính ở đất nước là sự đói nghèo và lạc hậu, sự phân biệt giàu nghèo tạo ra một vấn nạn rất lớn, để người ta vượt lên với xã hội, giá trị tinh thần, đạo đức thay đổi. Cái mà người ta gọi là con người mới XHCN, chỉ là một cái bánh vẽ. Chính vì thế mà việc đi ra hải ngọai là một cứu cánh và gần như họ bất chấp tất cả.

Các đường dây đưa người có rất nhiều và hàng bao nhiêu năm nay, họ tổ chức những con đường đi qua Nga, qua Ba Lan, qua Tô Ren, từ Việt Nam đi. Cái vấn đề trả 5, 7 nghìn để đi thì người Việt ở trên xứ xở Tiệp điều biết, vì đi ra hải ngoại thì họ phải tốn kém một khoản để làm những việc giấy tờ và vận chuyển.

Vấn nạn chính ở đất nước là sự đói nghèo và lạc hậu, sự phân biệt giàu nghèo tạo ra một vấn nạn rất lớn, để người ta vượt lên với xã hội, giá trị tinh thần, đạo đức thay đổi. Cái mà người ta gọi là con người mới XHCN, chỉ là một cái bánh vẽ. Chính vì thế mà việc đi ra hải ngọai là một cứu cánh và gần như họ bất chấp tất cả.

Chính vì vậy, họ trả tiền, họ chấp nhận mọi chuyện để họ đến cái nước mà họ muốn…Và hầu như những người đó, họ biết rằng họ sang đến nơi, là ngoài pháp luật. Cái tiền họ trả là họ trả cho con đường “bị dụ” để đưa đi. Từ Việt Nam, đi bằng du lịch sang Nga, rồi từ đó đi đường rừng, hay đi bằng xe đến Ukraina, rồi từ Ukairna đi tiếp.

Hầu như những người Việt sống ở Đông Âu đều biết chuyện đó cả, và họ nhìn cái chuyện trả tiền 5, 7 nghìn ở đây là cái giá phải trả để ra đi, chứ không phải là lừa hay không lừa.”

Vận chuyển người trái phép

Thưa quí vị và các bạn, trong cuộc chuyện trò với Phương Anh, khi nhắc đến việc gần đây nhất, báo chí tại Việt Nam đăng tải về việc chính quyền Đông Đức có phá vỡ một vụ buôn người từ Việt Nam sang, cũng như việc chính phủ Tiệp có giải cứu cho các phụ nữ Việt bị bán cho các ổ mãi dâm, ông Cang cho rằng:

Cái chữ buôn người phải đặt lại, chúng ta phải gọi là vận chuyển người trái phép, đưa người vượt biên trái phép thì cái đó chính xác hơn…Họ biết cái việc họ làm. Đây chính là sự việc các phía đều cố tình. Tại nước Tiệp này thì không thấy có tin như thế. Chỉ có tin là bắt những người Việt Nam tổ chức các ổ mãi dâm…

Praha là trung tâm casino của châu Âu, và đây là nước dân chủ cho nên nếu phụ nữ nào bị ép buộc phải làm những việc như thế mà muốn vượt ra thì cũng không khó vì có nhiều người sẵn sàng đưa tay đỡ. Nhưng vấn đề ở đây là vì cuộc sống ở Việt Nam nó quá nghèo, và họ bước ra, họ chấp nhận mọi sự…nên hiểu là “buôn” thì hơi oan cho một số người.

Vì sự nghèo đói, vì sự túng thiếu và vì họ dứt dây ra khỏi cái lũy tre làng, họ đã bất chấp tất cả…Đây là một điều rất đau lòng, và giải pháp chính vẫn là ở bên nước nhà, phải thay đổi cái nền kinh tế, thể chế chính trị, tất cả mọi vấn đề.”

Giống như ông Nguyễn Gia Kiểng, tác giả cuốn Tổ Quốc Ăn Năn, đã nói, là: mộng ước của đại đa số người Việt Nam, là được ra khỏi đất nước Việt Nam, để làm công dân của nước khác…Người ta bất chấp tất cả để ra khỏi cái biên giới Việt Nam. Họ không biết là đi rồi nó sẽ như thế nào, nhưng cứ ra khỏi Việt Nam.

Chịu nhiều thiệt thòi

Một người Việt khác, ông Trần Tự Dân, hiện đang sinh sống và làm việc tại Tiệp, có cơ hội tiếp xúc với nhiều người Việt đang sống bất hợp pháp, cho Phương Anh biết về việc những phụ nữ mà báo chí trong nước cho rằng họ bị lừa đến Tiệp hay các nước Đông Âu để làm công việc mại dâm:

“Có thể nói là người phụ nữ Việt Nam chịu rất nhiều thiệt thòi. Có nhiều người họ ra đi mà họ bất chấp, họ biết rằng họ phải trải qua con đường đấy, nhưng họ vẫn cứ ra đi. Tôi cho là có nhiều người lừa họ, thì cũng không đơn giản đâu vì họ chấp nhận sẵn sàng những cái giá như thế.

Vì ở Việt Nam, họ không nhìn thấy cái tương lai…Họ nghĩ rằng khi họ bước chân ra khỏi lũy tre làng, với bất kể một giá nào đó, thì để đánh đổi một tương lai hơn. Tôi rất khâm phục những con người đó, chỉ vì cuộc sống quá khó khăn, khi mà bản thân họ, cái tương lai ở Việt Nam không có một tiền đồ gì cả…. cho nên họ chấp nhận bước xuống hố sâu, bất chấp tất cả…Thế nên, những con người Việt Nam nào có lương tri đều đau lòng trước những chuyện như vậy.”

Bất chấp tất cả

Khi nhắc đến tình trạng vượt biên trái phép của người Việt vào thời điểm hiện nay, ông nói tiếp:

“Giống như ông Nguyễn Gia Kiểng, tác giả cuốn Tổ Quốc Ăn Năn, đã nói, là: mộng ước của đại đa số người Việt Nam, là được ra khỏi đất nước Việt Nam, để làm công dân của nước khác…Người ta bất chấp tất cả để ra khỏi cái biên giới Việt Nam. Họ không biết là đi rồi nó sẽ như thế nào, nhưng cứ ra khỏi Việt Nam là chắc chắn họ sẽ thoát ra khỏi nhiều cái ở Việt Nam, như nỗi sợ hãi, sự đói rét, không có tương lai…

Cho nên họ bất chấp tất cả, kể cả thành một người lưu vong bất hợp pháp ở Cộng Hòa Czech này với chi phí 5, 10 ngàn đô….Những người đàn ông ra đi, những người con gái ra đi trước mắt có thể là phải đi bán thân… nhưng họ vẫn cứ ra đi. Bởi vì họ không tìm thấy tương lai ở một đất nước không có quyền con người.”

Thưa quí vị và các bạn, vừa rồi là câu chuyện về tình trạng buôn người, hay nói đúng hơn là việc vượt biên trái phép của người Việt tại Tiệp và các nước Đông Âu. Cũng như những cô dâu Đài Loan, hay những nhân công đi lao động ở xứ người, những người Việt đến Đông Âu bất hợp pháp, nhất là các phụ nữ, cũng đang gặp đắng cay muôn phần, để mong có được một tương lai sáng sủa hơn cho bản thân mình và những người thân nơi quê nhà.

Các tổ chức đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền của các nước Đông Âu, hay của cộng đồng người Việt tại đây cũng đang lên tiếng kêu gọi với các chính phủ để tìm biện pháp chấm dứt thảm cảnh này. Mong rằng việc này sẽ sớm được giải quyết, để người phụ nữ Việt sẽ không phải như “nàng Kiều” năm xưa. Phương Anh xin dừng nơi đây. Hẹn gặp lại quí vị và các bạn trong chương trình kỳ sau.