Câu chuyện của một du sinh Việt Nam tại Ba Lan, 32 năm sau ngày 30-4
2007.04.28
Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Mỗi năm vào những ngày cuối tháng Tư, người Việt khắp nơi thường kể cho nhau nghe câu chuyện của riêng mình vào ngày nhiều nhà viết sử xem là một trong những ngày trọng đại nhất trong lịch sử của Việt Nam.
Cũng trong tinh thần đó, hôm nay Ban Việt Ngữ chúng tôi xin được gửi đến quý thính giả câu chuyện của một sinh viên Việt Nam, từng đi du học ở Ba Lan, bị bắt đưa về nước, và bây giờ đang sinh sống và hoạt động tại Ba Lan. Người chúng tôi muốn giới thiệu đến quý thính giả hôm nay là Ông Lê Diễn Ðức, người điều hành tờ báo mạng Ðàn Chim Việt. Ông Ðức còn được nhiều người biết đến qua bút danh Lưu Vũ.
Như thường lệ, cuộc nói chuyện do Nguyễn Khanh thực hiện, và chúng tôi xin gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần. Cũng xin thưa rằng những phát biểu của ông Lê Diễn Ðức không nhất thiết phản ánh quan điểm của Ban Việt Ngữ Ðài Á Châu Tự Do.
Nguyễn Khanh: Ngày 30 tháng Tư 32 năm trước đây, lúc đó ông ở đâu và ông đang làm gì?
Lê Diễn Đức: Thưa quý anh, ngày này 32 năm trước đây, tôi đang ngồi tù ở nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội.
Nguyễn Khanh: Anh có thể giải thích lý do tại sao lúc đó anh đang ngồi tù, trong lúc cả nước đang đang xôn xao, một bên thì lo âu sắp thua trận, một bên đang vui mừng chờ chiến thắng?
Lê Diễn Đức: Thưa anh trước đó mưới mấy tháng, tôi đã ngồi tù ở trại giam ngoại thành Hà Nội, mà sau này tôi được biết là nơi giam giữ các nhân vật bất đồng chính kiến như Phạm Hồng Sơn, Lê Chí Quang, hình như được gọi la trại giam B15 gì đó. Sau đó một thời gian, tòa án Hà Nội đưa tôi ra xét xử với tội danh là trốn ở lại nước ngoài.
Ðó là luật lệ rất bất nhân. Cá nhân tôi, tôi không thể vượt qua đời sống bình thường của một con người, tôi đã có một mối tình với một cô sinh viên Ba Lan học chung ở Ðại Học Tổng Hợp Thành Phố, và vì thế mà tôi bị tòa án kết tội trốn ở lại nước ngoài, vì lúc ấy bất kỳ một ai vi phạm những điều mà tôi vừa nói đều bị Sứ Quán trục xuất đưa về nước.
Ðể giải nghĩa cho anh và thính giả biết, thì trong thời gian tôi đi du học tại Ba Lan thì thời đó, phía Việt Nam có cái luật lệ rất nghiêm ngặt, cấm đủ thứ. Nói chung du học sinh chúng tôi bị quản lý rất chặt chẽ, dưới con mắt giám sát của một cán bộ do Sứ Quán cử gọi là Trưởng Ðoàn, thí dụ như cấm chúng tôi không được để tóc dài, không được mặc quần jean ra đường, cấm không được xem phim tư bản, cấm không được đến thăm gia đình người Ba Lan, cũng như cấm không được có tình yêu mà chỉ học, học vì tổ quốc, học vì tổ quốc.
Khi sang Ba Lan, chúng tôi còn trẻ lắm, chỉ độ 17, 18 tuổi, thì anh bảo có cái chế độ nào, có cái luật lệ nào trên thế giới cấm người thanh niên chưa vợ, cô gái chưa chồng yêu nhau không?
Ðó là luật lệ rất bất nhân. Cá nhân tôi, tôi không thể vượt qua đời sống bình thường của một con người, tôi đã có một mối tình với một cô sinh viên Ba Lan học chung ở Ðại Học Tổng Hợp Thành Phố, và vì thế mà tôi bị tòa án kết tội trốn ở lại nước ngoài, vì lúc ấy bất kỳ một ai vi phạm những điều mà tôi vừa nói đều bị Sứ Quán trục xuất đưa về nước.
Nguyễn Khanh: Thế ở trong tù, khi nào anh nghe được tin cuộc chiến kết thúc và cảm nghĩ của anh khi nghe tin đó như thế nào?
Lê Diễn Đức: Thưa anh trong ngày 30 tháng Tư, chúng tôi đã xôn xao trong tù rồi, bởi vì có tờ báo Nhân Dân là tờ báo Giám Thị thỉnh thoảng vẫn cho Trưởng Phòng hay Phó Phòng mượn đọc và tù nhân chúng tôi có thể đọc ké được, và chúng tôi biết là Sài Gòn sắp được giải phóng. Nói chung không khí rất là xôn xao, rạo rực, và chúng tôi trong ngày 30 tháng Tư khi được nghe tin đó thì chúng tôi cũng rất là phấn khởi. Riêng bản thân tôi thì vừa vui, vừa buồn.
Nguyễn Khanh: Rất phấn khởi, nhưng lại vừa vui, vừa buồn. Ý anh muốn nói là như thế nào?
Lê Diễn Đức: Tình cảm con người mà anh, khó nói lắm!!! Thực ra mà nói, tôi sinh ra trong một gia đình cách mạng, lớn lên được đi Ba Lan học.
Tôi là người đã chứng kiến cảnh chiến tranh, thời máy bay Mỹ ném bom miền Bắc, hồi đó bản thân tôi đã nằm trong đội cứu thương đi nhặt nhưng xác chết bị bom phá tung ra, rồi làng thôn cháy v.v…, cho nên tôi thấy dân tộc Việt Nam bất hạnh quá, bao nhiêu năm triền mien chiến tranh như vậy, bây giờ đất nước thống nhất liền một cõi thì ai không vui, không sướng hả anh.
Cũng có lẽ chính nhờ ngày 30 tháng Tư đất nước thống nhất, mà ngày mùng 2 tháng Chín năm 75 tôi được ân xá, ra tù trước thời hạn 5 tháng anh ạ. Tôi có một bà cô ruột sống ở Sài Gòn, Cô tôi vào Sài Gòn trước năm 1930 cơ, cho nên tôi lấy lý do để xin giấy phép của Chính Quyền địa phương vào thăm cô tôi ở Sài Gòn.
Bản thân tôi cũng vậy, nghĩ là mình, cả gia đình, cả dân tộc đã thoát khỏi vòng binh đao, chiến tranh triền miên trong bao nhiêu năm, thì không thể nói là mình không vui mừng được. Thấm chí rất hạnh phúc, rất sung sướng là đến bây giờ đất nước đã có thể hồi sinh, đã có thể bắt đầu bắt tay vào công việc xây dựng. Ðó là nói cái vui của bản thân tôi và cũng là cái vui chung của mọi người, mặc dù lúc đó tôi vẫn biết mình đang mang thân tù tội.
Nhưng mà có nỗi buồn ở trong tôi không dám nói ra là với tấm lý lịch ra tù, tôi nghĩ rằng khi tôi được bước ra khỏi nhà giam Hỏa Lò, cuộc đời của tôi khó mà có thể tồn tại, khó có thể được sống cuộc sống đàng hoàng ở cái chế độ cộng sản.
Tôi biết như thế vì có rất nhiều trường hợp nạn nhân mà tôi được biết, thí dụ như thông qua vụ Nhân Văn Giai Phẩm, họ có chính kiến bất đồng, họ có những tấm lý lịch được gọi là lý lịch đen và phải sống cuộc đời như thế nào thì tôi được nghe kể rất nhiều, hoặc tôi cũng được nghe phong phanh những người thân trong gia đình kể lại cái thời Cải Cách Ruộng Ðất, nên tôi thấy trước mắt mình một con đường đi rất là mờ mịt.
Lúc đó tôi nghĩ rằng chắc rồi sẽ bị đưa về quê, đi cầy, thế này thế kia. Cho nên trong thời gian ở tù tôi có một hy vọng le lói là nếu ra khỏi tù thì phải tìm cách trốn đi, bằng mọi cách phải trốn ra khỏi cái đất nước này, để mình còn trẻ mình có thể vươn lên chứ còn bị đầy đọa ở cái xã hội này thì làm sao mình có thể tồn tại được.
Tôi nghĩ như vậy, và con đường ngắn nhất như anh em trong tù nói chuyện với nhau là nên đi vào Nam rồi tính sau, bởi vì từ Bắc vào Nam chỉ qua con sông Hiền Lương rồi sau đó tìm cách tiếp cận vào trong, từ từ kiếm cách. Ðất nước thống nhất, giải phóng xong thì như tôi vừa nói với anh, vui thật nhưng mà làm tắt lịm đi hy vọng le lói mà tôi dự tính trong đầu.
Nguyễn Khanh: Thế rồi khi nào anh vào Nam, và cảm nghĩ của anh khi đặt chân đến miền Nam như thế nào?
Lê Diễn Đức: Cũng có lẽ chính nhờ ngày 30 tháng Tư đất nước thống nhất, mà ngày mùng 2 tháng Chín năm 75 tôi được ân xá, ra tù trước thời hạn 5 tháng anh ạ. Tôi có một bà cô ruột sống ở Sài Gòn, Cô tôi vào Sài Gòn trước năm 1930 cơ, cho nên tôi lấy lý do để xin giấy phép của Chính Quyền địa phương vào thăm cô tôi ở Sài Gòn.
Hồi đó, sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, tất cả mọi người vào Sài Gòn đều phải có giấy đi đường -nếu là cán bộ- hoặc phải có giấy phép của Chính Quyền địa phương. Tôi cũng vất vả lắm mới xoay được tờ giấy phép này.
Mặc dù đã sống ở Châu Âu, nhưng khi vào Sài Gòn tôi vẫn bị choáng ngợp, vì tối thấy khác hẳn với miền Bắc quá. Những điều tôi được nghe rằng cuộc sống ở chế độ miền Nam thế này thế kia, nhưng mà ngay trên đường đi, trên chiếc xe chạy suốt hồi đó từ Bắc vào Nam, tôi thấy cách sinh hoạt, ăn uống của họ có cái phong thái rất là Châu Âu, và cảm nghĩ đầu tiên của tôi khi vao đến Sài Gòn là tôi thấy nhà cao tầng rất nhiều, đường phố xe đi lại như là mắt cửi, nhất là xe gắn máy, một điều rất hiếm hoi đối với miền Bắc, lúc ấy chúng tôi ở ngoài Bắc phương tiện đi xe đạp là chính.
Ðúng, thống nhất đất nước rồi nhưng lòng người chưa thống nhất anh ạ. Cho đến giờ phút này anh cứ xem tất cả những diễn đàn ở hải ngoại, hoặc những cuộc biểu tình, tranh đấu của những người Việt ở hải ngoại chống đối những đoàn của chính phủ Việt Nam đi sang Mỹ hoặc sang các nước tư bản thì chúng ta thấy rõ, chứ không cần nói chiều.
Cho nên nhìn thấy xe gắn máy chạy rất nhiều, tôi cảm thấy ngay chắc chắn cuộc sống của miền Nam họ sung sướng hơn, họ phong phú và thịnh vượng hơn ở miền Bắc. Sáng hôm sau, tôi mượn chiếc xe đạp mini của con cháu nhà bà cô, đạp lên trung tâm và ghé vào cái tiệm cà phê không biết bây giờ có còn không là tiệm MiniRex nằm giữa trung tâm thành phố Sài Gòn. Khi tôi đi vào ngồi xuống bàn thì thấy một người mặc áo trắng, thắt nơ, nói câu “thưa ông, ông dùng gì”.
Tự nhiên tôi cảm thấy bàng hoàng, cảm thấy rất là khó nói. Trời ơi, bao lâu lắm rồi mới được một người gọi mình bằng ông, giống như hồi mình được nghe ở Ba Lan. Sau gây phút đó và những ngày tiếp theo đi ở thành phố, vào thương xá Tam Ða, vào thương xá Tax, tôi cảm thấy ngay rằng có lẽ mình phải tìm cách để vào Nam sống, chứ mình không thể sống ở Bắc được.
Người miền Nam họ sống cuộc sống khá sung túc, con người miền Nam sống rất chân thật, họ ít để ý đến nhau. Với một lý lịch như tôi thì tốt nhất, kiểu nào thì kiểu, dù thế nào chẳng nữa, cái ý định, cái hy vọng le lói của mình trong nhà tù đã bị dập tắt thì bây giờ được khơi lại và ngay sau đó, tôi tìm cách để vào Nam được ạ.
Nguyễn Khanh: Dường như anh muốn nói với chúng tôi là anh nhìn thấy danh từ thống nhất đất nước chỉ là thống nhất trên danh nghĩa chứ không phải trên thực tế. Có phải ông muốn trình bầy như vậy hay không?
Lê Diễn Đức: Tôi muốn nói về sự thống nhất địa lý hơn anh ạ. Cho đến bây giờ, cả tôi và anh chúng ta đều làm trong ngành truyền thông, có nhiều mối quan hệ với anh em bạn bè tứ xứ, từ Bắc sang Nam, đủ mọi thành phân xã hội thì chắc anh cũng chia sẻ với tôi là lòng người hai miền Nam Bắc vẫn còn đầy những dị nghị, đầy những mối hận thù chưa được giải quyết, thiếu lòng bao dung, thiếu sự độ lượng, và chính vì cái thể chế hiện nay không có được cái cơ bản nhất là con người được nói, được trình bày, được giải tỏa, thì tôi nghĩ cái bế tắc này nó vẫn triền miên.
Ðúng, thống nhất đất nước rồi nhưng lòng người chưa thống nhất anh ạ. Cho đến giờ phút này anh cứ xem tất cả những diễn đàn ở hải ngoại, hoặc những cuộc biểu tình, tranh đấu của những người Việt ở hải ngoại chống đối những đoàn của chính phủ Việt Nam đi sang Mỹ hoặc sang các nước tư bản thì chúng ta thấy rõ, chứ không cần nói chiều.
Nguyễn Khanh: Khi cuộc chiến kết thúc hồi 1975 thì chính phủ miền Bắc có nói là từ bây giờ chúng ta có tự do, dân chủ và độc lập ở trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Theo anh những điều đó bây giờ đã có hay chưa?
Lê Diễn Đức: Nếu chúng ta nghe báo chí hay các tuyên bố của Chính Quyền Việt Nam hiện nay thì có lẽ Việt Nam là thiên đường anh ạ!!! Chúng ta không nên tự lừa dối nhau làm gì.
Tất cả những điều họ nói đều là sáo rỗng. Việt Nam chỉ có chủ quyền về mặt lãnh thổ, mà chưa chắc đã hoàn toàn có chủ quyền một cách độc lập, bởi vì chúng ta biết ảnh hưởng của Trung Quốc khi ký hiệp định nhượng đất, nhượng biển, thì rõ ràng hiện nay lãnh đạo Ðảng Cộng Sản ở Hà Nội vẫn chịu sức ép rất lớn của thế lực từ lãnh đạo ở Bắc Kinh. Ðó là tôi nói về chủ quyền lãnh thổ.
Thực ra mà nói, chúng ta không thể nào dấu nhau được, trong lòng bản thân họ, họ cũng rất chán chế độ Việt Nam hiện nay, là một chế độ tham nhũng tràn làn, giá trị đạo đức của xã hội bị suy đồi, giáo dục thì xuống cấp. Họ chán những điều đó.
Thế còn độc lập, tự do? Làm gì có hả anh? Chúng ta biết rằng để định nghĩa một nước tự do, dân chủ, trước hết chúng ta biết các quyền cơ bản nhất của con gnười phải được tôn trọng, mà điều quan trọng nhất là quyền được nói, tức là quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
Ở Việt Nam chúng ta không có một tờ báo tư nhân, không có một đài truyền hình, đài phát thanh tư nhân nào cả, tôi chưa nói là những người có ý kiến bất đồng với quan điểm của nhà nước, chỉ gửi vài ba e-mail trên mạng cũng đã bị bắt, bị đọa đầy, giống như trường hợp của Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân, hay là anh Nguyễn Vũ Bình còn ngồi tù. Không thể kể xiết được.
Nguyễn Khanh: Nhưng thưa với anh là nếu có dịp nói chuyện với những người trong nước, anh thấy rõ ràng người dân Việt Nam, dường như, hài lòng với cuộc sống của họ hiện tại. Ðó cũng là điều Chính Phủ Việt Nam thường hay trình bày cho thế giới biết. Anh nghĩ gì về điều này?
Lê Diễn Đức: Tôi quay lại Ba Lan từ năm 1989, và gia đình tôi định cư ở đây luôn. Trước khi tham gia báo Ðàn Chim Việt, tôi cũng sinh hoạt bình thường với cộng đồng, với anh em. Tôi cũng có về Việt Nam nhiều lần cho mãi đến năm 2000 khi tôi ra công khai thì tôi không về được nữa. Cho nên tôi có dịp tiếp xúc với nhiều bạn bè, anh em, người trong gia đình cũng như quan chức cộng sản, kể cả những người bạn thân của tôi hiện đang có những chức vụ ở trong nước.
Thực ra mà nói, chúng ta không thể nào dấu nhau được, trong lòng bản thân họ, họ cũng rất chán chế độ Việt Nam hiện nay, là một chế độ tham nhũng tràn làn, gi átrị đạo đức của xã hội bị suy đồi, giáo dục thì xuống cấp. Họ chán những điều đó.
Nhưng có một lần một người bạn của tôi nói là “Ðức à, cả nước đang bị lũ, chúng ta không sống với lũ thì không thể nào được. Bọn tôi chấp nhận phải sống với lũ”. Thành ra tôi rất tâm đắc với lời nói của nhà văn Dương Thu Hương, có một lần Bà nói là hình như người Việt Nam chúng ta lòng dũng cảm giống như số tiền để trong bóp, đã ăn xài xả láng qua chiến tranh rồi, nên bây giờ cạn kệt không còn nữa.
Chính là nhờ công cuộc đổi mới của Chính Phủ Việt Nam hiện nay trong 20 năm qua, nên từ cái cảnh ăn cơm bo bo giờ được ăn gạo trắng, đi bộ, đi xe đạp rồi đi xe máy, ở nhà tranh vách đất bây giờ được ở nhà gạch v.v…,
Bây giờ họ cảm thấy họ hài lòng, và cũng rất nhiều người ngay cả trong cộng đồng Ba Lan này, họ cứ tưởng công lao đó là công ơn của Ðảng, của Bác, nhưng thật mà nói vì thiếu thông tin, nên họ rất ngô nghê, lẽ ra không có Ðảng, không có Bác, cuộc sống của họ có khi còn thịnh vượng hơn.
Mà Ðảng mới đổi mới 20 năm nay thôi, nhưng mà hòa bình đã 20 năm rồi, tại sao Ðảng không đổi mới trước đi để cho đất nước bây giờ ít nhất phải bằng các nước láng giềng như Thái Lan, Philippines, hay là Malaysia. Chính Ðảng đã phạm quá nhiều sai làm, và những sai lầm đó đưa đất nước đến bờ vực thẳm kinh tế thì Ðảng mới làm chuyện đổi mới, nâng mức sống lên.
Con người khi có một miếng ăn ấm bụng thì người ta thường tự mãn, tự bằng lòng với mình, họ sợ mất vì sau bao nhiêu năm chiến tranh họ không có được miếng ăn, bây giờ có miếng cơm trong nồi thì họ sợ mất. Ðó là cái điểm yếu của đại đa số người Việt Nam và Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã tận dụng được sự tự mãn, tự bằng lòng của họ.
Hơn nữa theo tôi nghĩ, họ không vươn lơn chính vì họ thiếu thông tin, thiếu các thực tế từ các nước Cộng Sản cũ như là Cộng Hòa Czech, Slovakia hay Ba Lan, là những nước đã từ bỏ chế độ Cộng Sản và vươn lên, họ được nhiều như thế nào, được nhiều hơn cái từ bo bo lên cơm trắng, từ xe đạp lên xe máy, anh ạ.
Nguyễn Khanh: Xin cám ơn anh.
Những bài liên quan
- Trịnh Thanh Tùng, người phụ nữ sống sót trong cuộc vượt biển kinh hoàng
- Phim “Bolinao 52” – thảm kịch của 110 người vượt biên đi tìm tự do
- Người Công Giáo Việt Nam phải làm gì và có vai trò như thế nào đối với đất nước?
- Chương trình “Operation Baby Lift”
- Ðông Âu Tại Việt Nam
- Hiện còn 600 ngàn tấn bom mìn sót lại từ thời chiến tranh Việt Nam
- Giáo dục học đường tại Việt Nam ngày càng xuống cấp
- Một cuộc “chiến tranh ủy nhiệm” đang diễn ra giữa Iran và Hoa Kỳ?
- Dự án viện bảo tàng thuyền nhân Việt Nam