Trường Văn, phóng viên đài RFA
Hầu hết các tầng lớp nhân dân thuộc các ngành nghề khác nhau tại Việt Nam không ít thì nhiều đều chịu ảnh hưởng một khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Tuy nhiên, chịa ảnh hưởng nhiều nhất vẫn là đại đa số nhân dân sống tại nông thôn vì trên 75% dân số Việt Nam là nông dân sống bằng sản phẩm do ruộng vườn của mình sản xuất ra.

Để tìm hiểu thêm những việc cần thiết mà nhà nước Việt Nam cần phải làm để hỗ trợ cho nông dân trong thời gian hội nhập, Trường Văn đã trao đổi với Giáo Sư Võ Tòng Xuân, Hiệu Trưởng Trường Đại Học An Giang và được ông cho biết
Giáo Sư Võ Tòng Xuân: Hiện nay có những thuận lợi cũng như có khó khăn. Trước đây những lọai trái cây của Việt Nam bán phá giá, bây giờ bán được tự do hơn. Thí dụ như nững sản phẩm về cá, về thủy sản.
Những lọai trái cây đặc biệt của đồng bằng sông cửu long như xoài riêng, bưởi, thanh long, vú sữa có thể có nhiều thị trường, tuy nhiên thách thức rất lớn. Ngay gạo của Việt Nam chất lượng chưa tốt mặc dù sản lượng lớn. Vì cách thu mua hiện nay không bảo đảm được chất lượng gạo bán ra. Nếu không sắp xếp lại thì sẽ gặp nhiều khó khăn.
Trường Văn: Thưa giáo sư vừa rồi trong cuộc họp do Hiệp Hội Nông dân Việt Nam tổ chức thì họ có nói là khuynh hướng bây giờ là khuếch trương, bành trướng những trang trại, theo Giáo sư việc này có thể thực hiện được không?
Giáo Sư Võ Tòng Xuân: Có thể thực hiện được nếu nhà nước thực sự có chính sách khuyến khích và có đứng ra tổ chức để giúp cho ngươi ta làm. Vấn đề lớn hiện nay là nhà nước vẫn còn đứng ở ngoài.
Tóm lại muốn gạo Việt Nam ra ngoài có thể cạnh tranh được thì nhà nước phải có chính sách hướng dẫn, hỗ trợ để nông dân và doanh nghiệp khắn khít lại với nhau và nhà nước phải huy động các nhà khoa học để phục vụ cho các tổ hợp và nông dân.
Tức là để mặc cho nông dân, chủ trang trại tự sản xuất theo cảm tính của mình, trong khi đó những nhà xuất khẩu cũng mua bán trôi nổi chứ không họp lại để thành lập công ty có nguồn sản xuất vững chắc.
Trường Văn: Với tư cách là chuyên viên về lúa thì làm cách nào để lúa Việt Nam có chất lượng tốt, sản lượng cao, tránh sâu bệnh như bệnh vàng lùn, xoắn lá như vừa xảy ra?
Giáo Sư Võ Tòng Xuân: Nếu sắp xếp lại để nông dân kết hợp với doanh nghiệp, đưa giống lúa cao cấp để nông dân trồng, tổ chức thời vụ như thế nào, có kỹ thuật cao như thế mới ngăn cản được sâu bệnh xảy ra nhờ vậy doanh nghiệp mới có sản phẩm cao cấp. Hiện giờ nhà nước vẫn đứng ở ngoài. Các thương lái vẫn thu mua, gom góp lại nhiều lọai gạo nên chất lượng gạo không cao.
Tóm lại muốn gạo Việt Nam ra ngoài có thể cạnh tranh được thì nhà nước phải có chính sách hướng dẫn, hỗ trợ để nông dân và doanh nghiệp khắn khít lại với nhau và nhà nước phải huy động các nhà khoa học để phục vụ cho các tổ hợp và nông dân.
Trường Văn: Cám ơn giáo sư nhiều lắm.