Bảng tường trình sắp hạng các tỉnh tại Việt Nam trên lãnh vực doanh nghiệp
2006.06.17
Trường Văn, phóng viên đài RFA
Mới đây, Tổ chức Asia Foundation có trụ sở tại thành phố San Francisco, bang California, Hoa Kỳ giới thiệu kết quả cuộc nghiên cứu được thực hiện nhằm sắp hạng các tỉnh của Việt Nam trên lãnh vực doanh nghiệp. Trường Văn của ban Việt ngữ trình bày thêm chi tiết trong bài sau đây.

Khi cho công bố kết quả cuộc nghiên cứu mang tên “Chỉ số cạnh tranh của các tỉnh năm 2006, Tiến sĩ David Ray, phó giám đốc của chương trình Sáng Kiến Cạnh Tranh Việt Nam của Asia Foundation và là người giúp sọan thảo bảng tường trình, đã mô tả Việt Nam như một “con hổ châu Á vừa mới xuất đầu lộ diện” với mức tăng trưởng kinh tế trong năm nay là 8%.
Ông nói thêm là hầu hết sự tăng trưởng này là do các cải cách về qui chế được ban hành trên bình diện quốc gia: “Có một lực đẩy đáng kể về cải cách trên bình diện quốc gia. Vấn đề hiện nay là thực thi những cải cách đó và đặc biệt là trong phạm vi các tỉnh.
Tại những nơi này câu hỏi thường được đặt ra là có thực hiện được những cải cách hay không? Điều này có nghĩa là những cải cách được thực hiện một cách không chắc chắn tại các điạ phương.”
Phát triển khu vực tư
Tiến sĩ Ray nhận định là việc phát triển khu vực tư là một điều “rất mới mẻ” tại một số tỉnh, thành phố của Việt Nam và đôi khi các viên chức địa phương có khuynh hướng thiên vị ưu đãi các xí nghiệp quốc doanh hơn là các xí nghiệp tư nhân.
Các chuyên viên sọan thảo Bảng tường trình về Chỉ Số Cạnh Tranh của Các Tỉnh đã tổ chức thăm dò 6500 xí nghiệp trên toàn cõi Việt Nam và xem xét thái độ của các viên chức nhà nước đối với khu vực tư.
Vấn đề quan trọng nhất là những tỉnh đứng hàng đầu về chỉ số cạnh tranh năm ngoái như Đà Nẳng, Vĩnh Long, Đồng Nai cũng vẫn giữ vị trí đầu bảng trong bảng sắp hạng năm nay. Do đó những gì các viên chức các tỉnh này làm tốt đều chứng tỏ hiệu quả của nó và các công ty xí nghiệp cũng công nhận điều đó.
Tiến sĩ Ray phát biểu: “Cuộc thăm dò này đã cho biết là tại nơi nào có tham nhũng nhất, hay tại đâu có nhiều điều bất thường, sai trái nhất trong phạm vi tỉnh, thành phố. Do đó có thể thấy được các viên chức nhà nước nào cần phải cải thiện lề lối làm việc của họ.”
Một số vấn đề được nêu ra trong bảng tường trình là huấn luyện về lao động, vấn đề minh bạch và được thông tin chính xác, vấn đề tin tưởng vào các toà án trong tỉnh và vấn đề được sử dụng đất để xây dựng xí nghiệp hoặc làm các công việc khác.
Ông nói tiếp: “Vấn đề đầu tiên là làm thế nào có thể sử dụng hay sở hữu được đất đai. Đây là một trong những vấn đề then chốt mà lãnh vực tư tại Việt Nam phải đối diện vì lẻ là không có quyền sở hữu tư nhân về đất đai.”
Tính cạnh tranh
Tiến sĩ Ray phát biểu thêm là nhiều tỉnh đã quan tâm tới bảng tường trình về chỉ số cạnh tranh được công bố vào năm ngoái. Các viên chức địa phương đã hỏi thăm về thứ hạng của họ cũng như việc làm cách nào để cải thiện hơn nữa chỉ số cạnh tranh của địa phương mình.
Tiến sĩ Edward Malesky, người đứng đầu nhóm nghiên cứu về Chỉ Số Cạnh Tranh Cấp Tỉnh có nhận xét là những tỉnh có chỉ số cạnh tranh cao có thể là mẫu mực để các tỉnh khác noi theo:
“Vấn đề quan trọng nhất là những tỉnh đứng hàng đầu về chỉ số cạnh tranh năm ngoái như Đà Nẳng, Vĩnh Long, Đồng Nai cũng vẫn giữ vị trí đầu bảng trong bảng sắp hạng năm nay. Do đó những gì các viên chức các tỉnh này làm tốt đều chứng tỏ hiệu quả của nó và các công ty xí nghiệp cũng công nhận điều đó.”
Tiến sĩ Malesky nói thêm là ngoài việc xếp hạng theo từng tỉnh, bảng tường trình cũng cho thấy những tiến bộ không khác nhau đáng kể theo từng miền, Trung, Nam, Bắc. Ông giải thích tiếp rằng có tỉnh có chỉ số cạnh tranh cao, có tỉnh có chỉ số cạnh tranh thấp. Vì thế theo ông khó có thể cho rằng tính cạnh tranh của các tỉnh tùy thuộc vào các yếu tố văn hoá hay lịch sử của từng miền.
Thông tin trên mạng:
- The Asia Foundation Launches the 2006 Vietnam Provincial Competitiveness Index
- DOWNLOAD: The Vietnam Provincial Competitiveness Index 2006 Summary Report
Những bài liên quan
- Khi hội nhập nhà đầu tư dịch vụ vận tải sẽ không chấp nhận nạn mãi lộ chung chi
- Việt Nam phát động Chương Trình Hành Động Quốc Gia Về Du Lịch
- Tổng trưởng Ngân khố Hoa Kỳ
- Doanh nghiệp nhà nước trước ngưỡng cửa hội nhập WTO
- Nhiều doanh nghiệp thiếu thông tin về những thách thức khi Việt Nam hội nhập WTO
- Nhập cảng xe cũ: vấn đề gây nhức đầu cho các doanh nghiệp nhập khẩu cũng như cho hải quan Việt Nam
- Việt Nam và APEC
- Ước vọng của một nữ doanh nhân trước việc Việt Nam gia nhập tổ chức WTO
- Ngành da giày Việt Nam gặp nhiều khó khăn do thuế chống bán phá giá của EC
- Ngành xuât bản và phát hành sách Việt Nam trước thềm gia nhập WTO
- Những chuẩn bị của công ty văn hoá Phương Nam tương lai hội nhập WTO
- Mỹ kim sụt giá
- Tổ chức minh bạch quốc tế nói về tình trạng tham nhũng tại Việt Nam
- Giới luật sư Việt Nam thay đổi để đáp ứng với thử thách mới
- Những thuận lợi và thiệt hại của ngành dệt may khi Việt Nam gia nhập WTO
- Phỏng vấn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh về việc Việt Nam gia nhập WTO
- Việt Nam vào WTO
- Nguyên nhân khiến cuộc đàm pháp WTO kéo dài thêm 1 ngày
- Xã hội Chủ nghĩa Mỹ châu La tinh?
- Nguyên nhân và hậu quả của thị trường chứng khoán Hà Nội đột nhiên tăng giá mạnh
- Những yếu tố giúp Việt Nam xếp thứ 3 trong danh sách của A.T. Kearney
- Walt Disney mở rộng đầu tư tại Việt Nam
- Làm gì để giúp Việt Nam tránh khỏi thân phận nhược tiểu?
- Bong bóng Trung Quốc
- Các công ty Việt Nam đã đầu tư ra ngoại quốc hơn 655 triệu mỹ kim