Rất ít sản lượng cà phê Việt Nam bán qua sàn giao dịch Luân Đôn LIFFE


2006.10.13

Nam Nguyên, phóng viên đài RFA

Doanh nghiệp cà phê Viet Nam chập chững bước vào thị trường kỳ hạn Luân Đôn cách đây hai năm. Báo chí đưa nhiều thông tin lạc quan cũng như xác định rằng một nửa sản lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu là thông qua sàn giao dịch Luân Đôn LIFFE.

coffee200.jpg
Một hàng bán cà phê ở Sài Gòn. AFP PHOTO/HOANG DINH Nam

Phải chăng nhà xuất khẩu Việt Nam đã buôn bán cà phê qua mạng theo hợp đồng tương lai, với công cụ phòng chống rủi ro. Nam Nguyên hỏi chuyện ông Đoàn Triệu Nhạn, phó chủ tịch đối ngoại Hiệp Hội Cà Phê Ca Cao VICOFA ở Hà Nội, ngay lập tức ông phủ nhận điều này:

Ông Đoàn Triệu Nhạn: Báo chí nói thế là không đúng, hoàn toàn không đúng, chúng tôi là người theo dõi hợp đồng xuất khẩu, chúng tôi vẫn bán hơn 90% qua các hợp đồng bình thường, chứ không phải là giao dịch qua mạng, nếu bán như thế thì chết! Nói thật chúng tôi chưa được cái may mắn như vậy.

Chúng tôi vẫn mua bán trực tiếp cho khách hàng nước ngoài ở Đaklắc, ở TP.HCM. Còn chuyện tham gia thị trường kỳ hạn thì nói thực là rất ít, những người tham gia lại chủ yếu không phải buôn cà phê mà là chơi chứng khoán buôn trên giấy, còn buôn cà phê thật là không có.

Nam Nguyên: Thưa, những người buôn như chơi chứng khoán họ đâu có phải là số đông?

Ông Đoàn Triệu Nhạn: Chỉ xảy ra ở Đaklắc thôi và cũng chỉ là giới có tiền, còn nông dân thì không chơi rồi.

Tôi xin nói rõ đó là thua lỗ theo mua bán chứng khoán không phải là thua lỗ mua bán cà phê. Tiếng là đưa cà phê ra nhưng thực chất không phải chính là người buôn cà phê. Các nhà xuất khẩu cà phê chủ yếu vẫn là theo hợp đồng bình thường như mọi năm. Thực ra chúng tôi chưa có khả năng làm như thế (buôn bán qua mạng) nhưng tất nhiên có một số bà con bị thua thiệt.

Nam Nguyên: Như vậy ước tính thua lỗ mất mát như thế nào?

Ông Đoàn Triệu Nhạn: Tôi xin nói rõ đó là thua lỗ theo mua bán chứng khoán không phải là thua lỗ mua bán cà phê. Tiếng là đưa cà phê ra nhưng thực chất không phải chính là người buôn cà phê. Các nhà xuất khẩu cà phê chủ yếu vẫn là theo hợp đồng bình thường như mọi năm. Thực ra chúng tôi chưa có khả năng làm như thế (buôn bán qua mạng) nhưng tất nhiên có một số bà con bị thua thiệt.

Nam Nguyên: VICOFA đánh giá thế nào qua hai năm thử nghiệm tham gia thị trường kỳ hạn Luân Đôn.

Ông Đoàn Triệu Nhạn: Thứ nhất anh em học tập được một điều mới, tham gia vào thị trường quan tâm đến diễn biến giá cả hàng ngày thông tin được cập nhật hơn, ảnh hưởng tốt đến tiêu thụ sản phẩm. Nhưng vấn đề là quá mới, học tập chưa được nhiều, nên có một số bị thua lỗ đó cũng là điều đáng kể.

Sau khi có tình hình như thế chúng tôi có họp hội đồng quản trị hiệp hội và đưa ra đánh giá: việc tham gia là đúng là cần thiết , đứng về mặt lâu dài thì Việt Nam tham gia vào thị trường LIFFE ở Luân Đôn là cần thiết để giao dịch về cà phê vối.

Đó là một tiến bộ nhưng muốn tham gia có hiệu quả thì cần tổ chức học tập nhiều hơn, đào tạo nguồn nhân lực để tránh tốn thất. Còn những tổn thất vừa qua nếu có chúng tôi coi là học phí.

Nam Nguyên: Như vậy hướng đi trong tương lai của hiệp hội đối với vấn đề tham gia thị trường kỳ hạn?

Ông Đoàn Triệu Nhạn: Chúng tôi vẫn tiếp tục nhưng thận trọng hơn, phải tổ chức đào tạo ngay buôn bán giao dịch điện tử trên mạng. Chúng tôi đã thông báo cho các thành viên điều này. Mới đầu có một số bà con sau khi được tập huấn rồi hàng ngày lên mạng buôn bán tưởng rằng không có gì ghê gớm khó khăn lắm.

Nhưng thật ra rất khó, chúng tôi biết chắc chắn rằng các nhà buôn của thế giới đi trước chúng tôi hàng trăm năm, chúng tôi là nước sinh sau đẻ muộn về ngành thương mại cà phê, mới bước vào thị trường thế giới từ sau 1991 thế kỷ 20.

Nhưng thật ra rất khó, chúng tôi biết chắc chắn rằng các nhà buôn của thế giới đi trước chúng tôi hàng trăm năm, chúng tôi là nước sinh sau đẻ muộn về ngành thương mại cà phê, mới bước vào thị trường thế giới từ sau 1991 thế kỷ 20.

Cho nên so với các nhà buôn khác chúng tôi chậm hơn hàng trăm năm, kinh nghiệm ít nên bây giờ đầu tiên là phải đào tạo nguồn nhân lực, tập huấn nắm bắt được, rồi từ đó mới có thể tham gia tốt hơn có hiệu quả hơn.

Nam Nguyên: Thưa, bây giờ lại có thêm ngân hàng BIDV Đầu Tư và Phát Triển mở dịch vụ giao dịch hợp đồng tương lai ông có nhận định gì ?

Ông Đoàn Triệu Nhạn: Bên Ngân hàng nói rằng không chỉ làm với cà phê mà sẽ mở rộng với các mặt hàng khác như đường, cao su.

Mở dịch vụ thì cứ mở kèm theo học tập, nhưng có điều cần thiết là Nhà nước sẽ phải ra văn bản hướng dẫn tham gia hợp đồng thị trường kỳ hạn, bộ thương mại đã đi xem tình hình và sẽ có hướng dẫn trong thời gian sớm nhất. Phải có cái đó thì mới có chỗ dựa để quản lý, nếu không thì khó theo dõi và giúp đỡ được.

Nam Nguyên: Xin cảm ơn về các thông tin ông dành cho đài chúng tôi.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.