Giá cà phê Việt Nam xuất khẩu giảm so với đầu năm


2006.03.07

Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA

Báo Người Lao động, trong phụ trang kinh tế cho hay là theo tổng công ty cà phê Việt Nam giá cà phê xuất khẩu giảm tới 150 USD so với đầu năm, làm giá thu mua trong nước giảm theo.

coffee200.jpg
Giá cà phê Việt Nam xuất khẩu giảm so với đầu năm. AFP PHOTO

Để tìm hiểu thêm về công việc trồng trọt, chế biến cà phê và nguồn hy vọng của các nông gia trong ngành này, Ban Việt Ngữ chúng tôi hỏi thăm ông Sáu ở Di Linh và được ông cho biết như sau.

Ông Sáu: Tôi đang sống ở Di Linh và coi như là chỉ trong cà phê thôi chứ không làm nghề gì khác.

Đỗ Hiếu: Nghe nói là giá cà phê giảm so với đầu năm nay thì xin ông cho biết chuyện này ra sao?

Ông Sáu: Về cái vấn đề giá năm nay so với năm ngoái thì coi như là giá cà phê năm nay lên khá cao đấy. Giá bán ra hiện giờ là 17 ngàn 700 đồng một kí lô cà phê.

Đỗ Hiếu: Vậy theo ông đời sống của bà con trồng cà phê, hiện giờ có thoải mái hơn so với năm ngoái không, thưa ông?

Ông Sáu: Nếu mà được giá như thế này thì tương đối là thoải mái đấy , nhưng mà có một vấn đề theo tôi đó là do quy luật cung cầu, năm rồi chúng tôi bị ảnh hưởng thời tiết quá nặng. Nói về giá cả thì được, nhưng mà nói về vấn đề sản lượng thì nó có tuột.

Đỗ Hiếu: Thưa ông, những khó khăn do thời tiết gây ra đã được khắc phục chưa, hay nói cách khác tình trạng khô hạn đã chấm dứt hẳn chưa?

Ông Sáu: Cuối năm vừa rồi thì vùng Di Linh chúng tôi được nhiều cơn mưa tốt lắm, nên có thể xem đây là tương lai tốt cho cây cà phê

Đỗ Hiếu: Thưa ông, báo chí cho hay ở Lâm Đồng và Đắc Lắc, thị trường cà phê đang được mùa tuy giá có giảm chút ít, là một người sinh sống lâu năm trong việc trồng trọt cà phê, xin ông chia sẽ thêm kinh nghiệm về vấn đề này?

Ông Sáu: Vấn đề này đòi hỏi nhiều yếu tố lắm, nhất là việc đầu tư, nếu sử dụng nhiều phân bón thì đương nhiên là sản lượng thu hoạch phải cao thôi. Rồi cần thêm yếu tố thời tiết nửa, vì nếu được mưa thuận gió hòa thì trúng mùa, còn sử dụng phương tiện tưới nước, thì một khi dùng nước rồi thì phải tiếp tục tưới hoài cho đến lúc cuối cùng, vì nếu ngưng tưới nước thì cây cà phê không có chút sản lượng nào và vùng Di Linh thì không có khả năng dùng nước để tưới cà phê.

Đỗ Hiếu: Còn việc bón phân cho cây cà phê thì sao thưa ông ?

Ông Sáu: Mỗi một gốc cà phê thì chia làm đợt bón phân , mỗi lần thì tối thiểu phài dùng một kí lô phân.

Đỗ Hiếu: Từ khi bắt đầu canh tác cây cà phê đến khi thu hoạch thì phải mất thời gian là bao lâu thưa ông?

Ông Sáu: Cây cà phê đặc biệt hơn mọi thứ cây khác, cứ mỗi năm nó chỉ có trái một lần thôi, sau năm sáu ngày, cà phê đã tựu trái rồi. Từ lúc trồng đến khi thu hoạch phải mất 10 tháng.

Đỗ Hiếu: Sau khi thu hoạch hạt cà phê rồi thì đến giai đoạn chế biến để có thể bán ra thị trường hoặc xuất khẩu, xin ông nói rõ về khâu này?

Ông Sáu: Tôi là người trồng và cũng thưởng thức cà phê ngon, thì biết là mình ảnh hưởng bởi người Pháp, khó có thể sánh được với họ. Họ dùng ít nhất là ba tới năm loại cà phê pha trộn với nhau để có vị thơm ngon. Và phải chế biến từ cà phê đã để cũ hơn một năm thì nó mới ngon được.

Cà phê bây giờ không có nguyên chất không đúng theo nghĩa là chế biến, trong đó có cacao và cái gì nửa, uống không phải thật sự hương vị của cà phê đâu.

Đỗ Hiếu: Ông hy vọng gì vào vụ mùa cà phê năm nay?

Ông Sáu: Cái nguyện vọng của nông dân chúng tôi thì chỉ mong mõi rằng, làm sao mà cà phê ổn định được gía cả ở mức 17 , 18 ngàn một kí như thế này, là chúng tôi có thể tiếp tục sinh sống bằng nghề từ lâu nay theo đuổi.

Đỗ Hiếu: Xin cám ôn Ông sáu ở Di Linh đã dành cho đài chúng tôi câu chuyện nói về việc sản xuất và chế biến cà phê.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.